Ngành Marketing là gì? Những đặc điểm cơ bản của ngành Marketing

Có câu thương trường như chiến trường, trong môi trường khốc liệt như vậy, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải liên tục đổi mới để tạo ra ưu thế cho riêng mình. Và Marketing là yếu tố đầu bảng cho điều này. Vậy ngành Marketing là gì? Vì sao mà ngày nay giới trẻ lại chuộng ngành học này đến thế, hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé!

Ngành Marketing là gì?

Từ khi xuất hiện và trải qua nhiều năm phát triển đã có rất nhiều định nghĩa về Marketing được đưa ra. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ra hãy đề cập đến khái niệm cơ bản nhất được đưa ra bới Philip Kotler – người được xem là cha đẻ của ngành Marketing hiện đại.

Theo ông: “Marketing là nghệ thuật để tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó để thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu, từ đó đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp”.

Trên con đường phát triển của Marketing ban đầu được các doanh nghiệp áp dụng cho sản xuất hàng hóa tiêu dùng, nhưng dần dần da đã lan sang nhiều lĩnh vực khác. Hiện nay, có thể nói Marketing xuất hiện ở tất cả ngành nghề trong cuộc sống. Marketing đã trở thành cánh tay đắc lực trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Nganh-Marketing-la-gi
Ngành Marketing là gì?

Phân loại Marketing

Nhìn vào thực tế thị trường, có thể chia Marketing ra làm 2 hình thức chính là Marketing truyền thống và Marketing hiện đại hay một định nghĩa khác là Marketing trực tiếp với Marketing Online.

Phan-loai-marketing-gom-co-hai-hinh-thuc-chinh
Phân loại Marketing gồm có hai hình thức chính

1. Marketing truyền thống – hình thức Marketing trực tiếp

Đây là hình thức đã tồn tại từ rất lâu trong thị trường buôn bán lưu thông hàng hóa. Đúng như cái tên, hình thức này tác động trực tiếp với thị trường và các kênh lưu thông. Yếu tố khách hàng chưa thực sự được xem trọng mà chủ yếu tập trung vào yếu tố hàng hóa, dịch vụ.

Những hình thức thường gặp của Marketing truyền thống mà chúng ta vẫn bắt gặp hàng này như: quảng cáo tờ rơi, sampling, sự kiện thời thiệu sản phẩm, telesale, quảng cáo tivi, quảng cáo radio.

Mặc dù vậy, hình thức Marketing này cho đến này vẫn khá được ưa chuộng và vẫn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng.

2. Marketing hiện đại – Hình thức Marketing Online

Song song với hình thức Marketing truyền thống là hình thức Marketing hiện đại. Với hình thức này, yếu tố khách hàng được chú trọng hơn cả. Coi khách hàng là mục tiêu quan trọng nhất, thỏa mãn khách hàng là tôn chỉ hàng đầu.

Với mục đích nhằm hiện đại hóa các hoạt động tiếp thị và đem lại lợi ích cao nhất với chi phí thấp nhất cho doanh nghiệp. Những hình thức thường có ở Marketing online gồm:

Những hình thức thường có của Marketing hiện nay

Với tốc độ phát triển cực kỳ mạnh mẽ hiện nay, để phù hợp với thị trường, có rất nhiều hình thức Marketing được sử dụng. Để áp dụng được chúng được hiệu quả, chúng ta hãy đi sâu vào tìm hiểu từng loại hình.

1. SEO

SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Hiện nay chúng ta thường nghe thấy khái niệm SEO Web, làm SEO Web thì đây chính là tập hơn các phương phải cải thiện thứ hạng trên thanh công cụ tìm kiếm. 

Hiện nay SEO có thể nói vẫn là công cụ hàng đầu giúp thu hút khách hàng, và tăng cao tỷ lệ quan tâm của khách hàng. Các Website đáp ứng được yếu tố chuẩn SEO sẽ có nguồn tương tác tự nhiên bền vững từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. 

2. Blog Marketing

Blog không chỉ là sân chơi dành riêng cho cá nhân mà cũng là địa điểm doanh nghiệp chú trọng phát triển. Đây là nơi doanh nghiệp đăng tải thông tin về hoạt động kinh doanh thương mại. Cùng với đó là thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng. 

3. Social Media Marketing

Có lẽ, đến những năm 2024 này không một ai thoát khỏi sự tác động mạnh mẽ của Facebook, TikTok, Instagram, Snapchat.. Chính vì sự phổ biến của những ứng dụng đã biến chúng trở thành công cụ hữu hiệu cho truyền thông. 

Một chiến dịch Social Media Marketing có sự đầu tư bài bản, nội dung viral chắc chắn không tốn nhiều thời  gian để tạo ấn tượng đến người dùng. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi, bởi vì chuyện tốt đồn xa, nhưng tin xấu còn đồn xa hơn. Các viral phản cảm có thể khiến doanh nghiệp điêu đứng nếu khách hàng quay lưng. 

4. Print Marketing

Cổ điển nhưng chưa hề lỗi thời, các ấn phẩm báo in truyền thống vẫn có lượng khán giả trung thành rất đông đảo. Không ít người vẫn chi tiền đặt các đầu báo hàng tháng do vậy quảng cáo trên báo giấy vẫn được nhiều người quan tâm.

5. Search Engine Marketing – SEM 

Loại hình này có thể nói là gần giống với SEO ở mục đích là đưa doanh nghiệp lên TOP tìm kiếm. Nhưng thay vì là tương tác tự nhiên, thì SEM là tương tác có trả phí. Hiểu đơn giản là doanh nghiệp trả phí cho các công cụ tìm kiếm để đưa liên kết Website của họ lên đầu. 

XEM THÊM:  Copywriter là gì ? Tất tần tật các kiến thức bạn cần biết về copywriter

Ví dụ, khi bạn tìm kiếm một từ khóa bất kỳ, những kết quả hiện đầu tiên kèm dòng chữ “QC” thì đó chính là SEM. Hình thức này còn được gọi là Pay – per – Click, tính tiền trên mỗi lần nhấp chuột.

6. Video Marketing

Mới lạ hơn những hình thức trên, các Video Marketing gần đây được phát triển rộng rãi hơn, đặc biệt trên nền tảng Tik Tok. Không chỉ doanh nghiệp mà các cá nhân cũng đầu tư thiết kế và quảng bá cho sản phẩm của mình dựa trên các video này.

Không chỉ thuần là những nội dung giới thiệu nhàm chán, các video này có thể là nội dung hài giải trí nhưng vẫn khéo léo giới thiệu thông tin đến khách hàng. 

Marketing không phải là quảng cáo

Thực sự hai khái niệm này có đường ranh giới khá mơ hồ nên việc nhầm lẫn của nhiều người cũng là điều dễ hiểu. Nếu như Marketing là bao gồm toàn bộ công việc cũng như quá trình bán hàng, quảng bá sản phẩm thì quảng cáo chỉ là 1 khâu nhỏ trong chiến dịch Marketing.

Chính Marketing mới quyết định các chiến lược bán hàng, tiếp thị và chăm sóc khách hàng ra sao. Khâu quảng cáo cần dùng những nền tảng nào cho hiệu quả. Và quảng cáo muốn đạt hiệu quả thì doanh nghiệp phải chi tiền cho truyền thông để tăng nhận diện khách hàng.

Kết luận lại, quảng cáo chỉ là một mảng nhỏ trong Marketing.

Những đặc điểm cơ bản của ngành Marketing

Nếu như đã nắm được cơ bản định nghĩa của Marketing thì sau đây chúng ra sẽ đi sâu hơn vào từng đặc điểm của Marketing.

nhung-dac-diem-co-ban-cua-nganh-marketing
Những đặc điểm cơ bản của ngành Marketing

1. Nhu cầu cơ bản (Needs)

Xuất phát điểm của Marketing chính là đánh vào nhu cầu cũng như mong muốn cá nhân. Đó đôi khi là những nhu cầu cơ bản như cơm ăn, nước uống, không khí nhà ở. Hay cũng có thể là những thứ mạnh mẽ hơn như tình yêu, sáng tạo, nhu cầu khẳng định bản thân.

Nhu cầu cấp thiết của con người đa dạng và rất phức tạp và khi không được thỏa mãn thì chúng ta đều cảm thấy rất buồn chán. Khi đó chúng ta hoặc là tìm kiếm một đối tượng có khả năng thỏa mãn được nhu cầu hoặc cố gắng kìm chế nó.

2. Sự mong muốn (Wants)

Cùng với sự phát triển ngày một cao của xã hội thì nhu cầu cụ thể cũng như mong muốn của con người càng tăng cao. Không còn những nhu cầu cơ bản, khách hàng mong muốn nhà sản xuất quan tâm đến mình nhiều hơn, mong muốn có được mối liên hệ bền chặt hơn.

Ngành Marketing ra đời với mục tiêu đó, mục tiêu thỏa mãn tốt hơn, gắn kết nhiều hơn giữa doanh nghiệp và khách hàng.

3. Yếu tố Nhu cầu (Demands)

Có cầu mới có cung, có nhu cầu được phát sinh thì mới bảo đảm được sự mua bán diễn ra liên tục. Nhưng không phải ai cũng đáp ứng những điều mà mình mong muốn đo khả năng tài chính mỗi người là khác nhau.

Đối với doanh nghiệp, việc đo lường được lượng khách hàng sẵn lòng chi trả cho một món hàng là rất quan trọng. Yếu tố đánh vào sự sẵn lòng này được xây dựng dựa trên đặc tính sản phẩm. Nó có dễ tìm mua không? Nó có dễ sử dụng không? Nó có hợp túi tiền của tôi không?

Sản phẩm càng đáp ứng nhu cầu bao nhiêu thì nó càng dễ thành công bấy nhiêu.

4. Yếu tố sản phẩm (Product)

Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa ra trao đổi buôn bán để tiêu thụ và thỏa mãn nhu cầu. Đa số sản phẩm là hữu hình, có thể nhìn, sờ, ngửi hay ăn uống được. Tuy nhiên có những thứ không thể đáp ứng được những yếu tố trên vẫn là sản phẩm ví dụ như điện, internet.

Nói chung, thứ chúng ta mua là lợi ích của nó chứ không hẳn là chính nó. Ví dụ, chúng ta không mua điện về để ngắm mà để sử dụng cho cuộc sống hàng ngày. Đa số không ai mua xe để trưng bày mà để phục vụ nhu cầu đi lại.

yeu-to-san-pham
Yếu tố sản phẩm

5. Yếu tố về lợi ích (Benefit)

Mỗi cá nhân đều có một mức thu nhập cũng như sự hiểu biết khác nhau về sản phẩm cũng như kinh nghiệm mua hàng. Tương ứng với những kinh nghiệm đó, chúng ta sẽ quyết định chọn mua sản phẩm nào, mua của ai và số lượng bao nhiêu.

Yếu tố lợi ích chính là những điều mà người dùng mong đợi ở sản phẩm. Bao gồm tiện ích, dịch vụ đi kèm, chất lượng cũng như sự bảo đảm từ nhà sản xuất. Khách hàng cũng rất mong muốn nhận được lợi ích cao nhất đi kèm chi phí thấp nhất có thể.

6. Yếu tố về chi phí (Cost)

Đây là tổng số tiền mà khách phải chi ra để có được sản phẩm đó, không chỉ riêng tiền để mua sản phẩm. Nó bao gồm cả chi phí thời gian tìm kiếm, sức lực tinh thần để chọn mua. Người ta thường có xu hướng bỏ qua những món hàng có quá ít chỗ bán, ít thông tin để tham khảo.

7. Yếu tố làm thỏa mãn khách hàng (Customers’ satisfaction)

Sự thỏa mãn là trạng thái cảm nhận của một cá nhân khi tiêu dùng sản phẩm và cảm nhận lợi ích nó mang lại so với sự kỳ vọng của người đó. Để đánh giá mức độ này chúng ta so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với những gì khách hàng mong đợi.

Thường có 3 mốc để đánh giá:

  • Khách hàng cảm thấy hài lòng vượt qua mong đợi.
  • Khách hàng cảm thấy nhận được đúng những gì mình kỳ vọng.
  • Khách hàng cảm thấy sự thất vọng khi dùng sản phẩm.

Công việc của Marketing là tác động đến cảm nhận thậm chí khiến khách hàng khao khát được mua sản phẩm để dùng. Tuy nhiên tránh làm quá, để khiến khách hàng cảm thấy hụt hẫng khi mua hàng.

yeu-to-thoa-man-khach-hang
Yếu tố thỏa mãn khách hàng

8. Yếu tố trao đổi và giao dịch (Exchange and Transaction)

Marketing diễn ra khi ta thỏa mãn các mong muốn của mình thông qua trao đổi. Cụ thể đây là hành vi thu được một vật mong muốn từ người nào đó bằng trao lại vật gì đó. Để có được sự tự nguyện trao đổi cần thỏa mãn những điều kiện:

  • Có ít nhất hai bên để cùng trao đổi.
  • Mỗi bên có một thứ gì đó có thể có giá trị đối với bên còn lại.
  • Mỗi bên có khả năng truyền thông và phân phối sản phẩm.
  • Mỗi bên có thể tự do chấp nhận hoặc từ chối sản phẩm đề nghị của bên kia.
  • Mỗi bên đều có niềm tin rằng trao đổi là cần thiết và có lợi khi quan hệ với bên kia.

Ví dụ, khi bạn muốn mua một cái tivi, bạn cần nơi nào đó bán vì bạn không tự sản xuất được. Đó là điều số 1. Bạn có tiền để đổi chiếc tivi đầu với siêu thị điện máy là điều kiện số 2.

Tiếp theo, bên siêu thị điện máy có khả năng truyền thông và phân phối là điều kiện số 3. Số 4, nếu giá bán quá cao bạn có thể từ chối mua tivi tại đó. Và cuối cùng khi mua tại đây, bạn cảm thấy an tâm sẽ được bảo đảm chất lượng sản phẩm

XEM THÊM:  Thumbnail là gì? Bí quyết tạo Thumbnail bắt mắt

9. Cuối cùng, yếu tố giao dịch

Khi hai bên đã cam kết trao đổi và được thỏa thuận thì một vụ giao dịch đã xảy ra, là đơn vị cơ bản của trao đổi. Một giao dịch có liên quan đến ít nhất 02 vật giá trị, có điều kiện thỏa thuận và nơi chốn phù hợp.

Giao dịch cũng không giống với chuyển giao, và chuyển giao giống như việc trao tặng quà, sự trợ giúp hay phân phối mà không nhận lại lợi ích.

Marketing quan trọng với doanh nghiệp, tại sao?

Bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển tốt cần làm tốt hoạt động truyền thông, Marketing. Bởi vì:

1. Công việc Marketing giúp thúc đẩy doanh số

Mọi hoạt động đều hướng đến yếu tố lợi nhuận, và Marketing giúp khách hàng tiếp cận nhiều hơn đến sản phẩm của bạn. Cái gọi là “hữu xạ tự nhiên hương” tuy đúng nhưng đã không còn phù hợp xu thế.

Hiện nay, quy luật để bán được hàng chính là phải làm sao để tìm đến khách hàng chứ không thể chờ khách hàng tự đến với chúng ta được. Vì có khi họ đã bị đối thủ đón đường từ đầu mất rồi.

cong-viec-Marketing-giup-thuc-day-doanh-so
Công việc Marketing giúp thúc đẩy doanh số

2. Marketing đưa doanh nghiệp đến gần khách hàng hơn

Nếu không có Marketing thật là khó để khách hàng hiểu hết về dịch vụ hàng hóa mà bạn đang cung cấp. Đây cũng là cây cầu nối vững chắc để khách hàng đến gần doanh nghiệp hơn.

3. Marketing giúp mở rộng và tạo cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp

Biết rằng môi trường kinh doanh là vô cùng khốc liệt. Doanh nghiệp cạnh tranh nhau từng ngày để chiếm lĩnh thị phần của đối thủ và công cụ hỗ trợ cho cuộc chiến này là Marketing. Một doanh nghiệp nhỏ cần có chiến dịch truyền thông khôn ngoan để len lỏi vào các thị trường ngách khi mà thị phần phần lớn nằm trong tay các ông lớn.

Nhờ có Marketing, cự cạnh tranh trở nên công bằng hơn mặc dù còn nhiều khó khăn và người mua hàng chính là người được hưởng lợi nhất.

4. Marketing xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng

Marketing chính là bộ phận giữ vai trò ông mai bà mối giữa khách hàng. Marketing đưa thương hiệu đến với khách hàng và duy trì sự quan tâm của khách hàng với thương hiệu. Có thể sự quan tâm này chưa chuyển đổi thành đơn hàng ngay nhưng đến một ngày nào đó, khi có nhu cầu họ sẽ chọn những cái tên đã quen thuộc với mình.

5. Marketing tiếp cận gần hơn khách hàng tiềm năng

Sự tương tác nhanh và kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận gần với những khách hàng tiềm năng. Và biến họ thành khách hàng trung thành thông qua các hình thức Marketing. Đồng thời tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp hơn cho doanh nghiệp.

Marketing-tiep-can-gan-hon-khach-hang-tiem-nang
Marketing tiếp cận gần hơn khách hàng tiềm năng

6. Marketing là tiền đề để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn

Ở thời đại số, doanh nghiệp có nhiều hình thức Marketing chọn lựa. Tùy vào mục tiêu cũng như chi phí mà đưa ra phương án phù hợp. Một nền tảng Marketing vững chắc chính là bệ phóng để doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Marketing không chỉ giúp doanh nghiệp có mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ, mà còn mở rộng tệp khách hàng mới, tiềm năng hơn. Sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai sẽ thực sự bền vững nếu có thể hài hòa giữa khách hàng cũ và mới.

Khi thương hiệu uy tín hơn, mở rộng độ phủ sóng và tăng độ nhận diện, đồng nghĩa với việc các sản phẩm sẽ được bán ra nhiều hơn, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng theo đó mà tăng lên.

7. Marketing cung cấp thông tin giá trị cho khách hàng

Một trong những vai trò quan trọng nhất của Marketing là đưa ra các thông tin có giá trị, những hiểu biết có chiều sâu về các mặt hàng mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Phòng Marketing là những người có kiến thức sâu rộng nhất về sản phẩm, nhiệm vụ của họ là làm thế nào để truyền tải điều này đến khách hàng, để từ đó khách hàng có thể đưa ra quyết định mua một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Một số thông tin cơ bản khách hàng nhận được từ các chiến dịch Marketing là: thông tin khái quát về các sản phẩm, dịch vụ; khách hàng sẽ nhận được những ưu đãi gì khi sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp,..

8. Có thể tương tác với khách hàng mọi lúc hay mọi nơi

Với các phương thức bán hàng truyền thống, có lẽ các bạn sẽ chỉ tương tác được với khách hàng ngay tại điểm bán hay công ty. Tuy vậy, bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ để tạo dựng mối quan hệ bền vững với các khách hàng. 

Marketing sẽ tương tác và tạo dựng lòng tin với khách hàng ngay cả khi chúng ta không gặp mặt trực tiếp. Điều này giúp doanh nghiệp tạo nhiều mối liên hệ với các khách hàng năng hơn, cách tạo dựng cũng dễ khiến khách hàng”xiêu lòng” hơn.

9. Marketing nâng giá trị của sản phẩm 

Một sản phẩm tốt không chỉ bởi công dụng của chính bản thân nó, mà còn bởi cách doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá nó trước người tiêu dùng. Những chiến dịch Marketing hay truyền thông thành công sẽ nâng cao giá trị sản phẩm, khiến người mua có ấn tượng tốt và tin tưởng.

Muốn trở thành một Marketer bạn cần có những kỹ năng gì?

Có lẽ không phải quá lời khi nói giới trẻ ngày nay đang cực kỳ chuộng các ngành nghề liên quan đến Marketing. Ngoài yếu tố thu nhập, ngành này cũng giúp bạn trẻ tích lũy được nhiều kỹ năng quý báu cho một vị trí cao hơn. Vậy Muốn trở thành một Marketer bạn cần có những kỹ năng gì?

cac-ky-nang-can-co-cua-maketer
Các kỹ năng cần có của Marketer

1. Kỹ năng phân tích thị trường

Một Marketer cần luôn cập nhật để nắm bắt xu hướng của thị trường, của khách hàng. Đồng thời có kỹ phân tích, báo cáo số liệu cụ thể.

2. Kỹ năng thích nghi

Marketing luôn thay đổi, nên người làm Marketing cũng phải luôn biết cách thích nghi trong mọi tình huống. Dù bạn làm Marketing trong văn phòng hay ngoài thị trường, luôn sẵn sàng cho mọi tình huống phát sinh.

3. Kỹ năng quan sát và lắng nghe

Kỹ năng này giúp bạn nắm bắt nhanh nhất tâm lý khách hàng. Khi hiểu được họ muốn gì, bạn sẽ tìm ra cách thức hợp lý nhất để thỏa mãn họ và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

4. Kỹ năng sáng tạo

Một Marketer phải không ngừng động não, không ngừng học hỏi và sáng tạo. Đừng chỉ chạy theo xu hướng mà hãy nỗ lực để tạo ra một xu hướng mới.

5. Kỹ năng giao tiếp

Là công việc cần tiếp xúc với khách hàng, kỹ năng giao tiếp chính là một lợi thế để bạn thành công. Không cần bạn phải thảo mai, nịnh nọt hay nói chuyện liên tục như một cái máy, hãy đi vào lòng khách hàng với câu chuyện của bạn.

6. Kỹ năng làm việc nhóm

Marketing là hoạt động có sự phối hợp của nhiều cá nhân, phòng ban. Vì vậy bạn không làm việc một mình mà cần có sự hỗ trợ của nhiều người khác. Đó là lý do bạn cần biết làm sao để phối hợp với team để đi đến hiệu quả cao nhất. Kỹ năng này như người ta vẫn gọi là kỹ năng mềm, một yếu tố không lớn nhưng quan trọng.

XEM THÊM:  Thông cáo báo chí là gì ? Hướng dẫn cách viết thông cáo báo chí hiệu quả

Ky-nang-lam-viec-nhom
Kỹ năng làm việc nhóm

7. Kỹ năng chốt sale

Bạn có thể không bán hàng, nhưng công việc của bạn là khiến cho khách hàng cảm thấy thích thú và muốn mua ngay sản phẩm đó. Vì thế đừng bao giờ thiếu đi sự trao đổi với bộ phận sale để trau dồi thêm kỹ năng này cho mình nhé!

Phòng Marketing gồm những bộ phận nào? 

Để phòng Marketing tối đa hóa tiềm lực, một điều quan trọng không thể thiếu đó là cách tổ chức, sắp xếp sao cho hợp lí và khoa học. Vậy Phòng Marketing gồm những bộ phận nào? Câu hỏi này sẽ được giải đáp tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Cơ cấu phòng Marketing của doanh nghiệp Client 

Client là những doanh nghiệp sản xuất, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ nhưng không trực tiếp tiến hành Marketing, quảng cáo các sản phẩm đến khách hàng. Thay vào đó, họ thuê các công ty chuyên cung cấp dịch vụ Marketing (Agency) để đưa ra các giải pháp, phục vụ theo yêu cầu của họ.

co-cau-phong-marketing-cua-doanh-nghiep-client

Cơ cấu phòng Marketing của doanh nghiệp Client

Phòng Marketing tại Client thường có 2 bộ phận chính là Brand Team và Marketing Service.

Brand Team có trách nhiệm đặt doanh số, kiểm tra thị phần và hơn hết là định vị, xây dựng tầm nhìn và bảo vệ hình ảnh của thương hiệu.

Marketing Service sẽ trợ giúp cho Brand Team về các mảng như Digital, Research, E – Commerce, Event, Media,… 

Trong mỗi bộ phần của phòng Marketing ở doanh nghiệp Client thường sẽ có các Manager, Executive/Intern hay Assistant Manager.

2. Cơ cấu phòng Marketing của Agency

Agency là các công ty chuyên cung cấp các dịch vụ, đưa ra các giải pháp về Marketing cho các doanh nghiệp Client.

co-cau-phong-marketing-cua-agency

Cơ cấu phòng Marketing của Agency

Agency gồm nhiều bộ phận khác nhau, đảm nhận các chức năng riêng biệt. Một Agency Marketing cơ bản gồm các bộ phận:

  • Strategic Planning: với nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu và các insight của khách hàng để đưa ra các kế hoạch cụ thể, hợp lý cho team Creative triển khai.
  • Account Management: bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng, kết nối giữa Client và Agency, truyền đạt giữa hai bên trong quá trình làm việc để đạt được hiệu quả tối đa.
  • Creative: chịu trách nhiệm đưa các ý tưởng thành các ấn phẩm phục vụ cho chiến dịch Marketing. Team Creative sẽ có 2 mảng chủ yếu là Copywriter (nội dung) và Design (Hình ảnh).

3. Cơ cấu phòng Marketing của doanh nghiệp nhỏ (SME)

SME là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise, có nghĩa là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do quy mô của công ty không lớn, nhân viên Marketing của các doanh nghiệp SME thường sẽ đảm nhận nhiều công việc để tiết kiệm ngân sách cho công ty, có thể các bộ phận không phân chia rõ ràng chức năng.

Phòng Marketing của các công ty SME gồm có các bộ phận:

  • Content: viết bài, thiết kế và chỉnh sửa ấn phẩm.
  • Planning: lên kế hoạch cho các chiến dịch truyền thông, hoạch định chiến lược, nghiên cứu thị trường,…
  • Kỹ thuật: chạy ads, tối ưu SEO, quản lý các chiến dịch Email Marketing, SMS,CRM,…
  • Booking: quảng cáo, báo chí, KOLs, KOC,…

Tiêu chí tuyển dụng nhân sự của phòng ban Marketing 

Marketing hiện nay là một nghề hot, với mức đãi ngộ hấp dẫn và khả năng thăng tiến nhanh. Đi kèm với quyền lợi to lớn ấy là những tiêu chí tuyển dụng của phòng Marketing để bạn có thể chính thức trở thành một Marketer:

  • Học vấn: Tùy từng công ty sẽ có yêu cầu về trình độ học vấn khác nhau, thường là đã tốt nghiệp ĐH.
  • Kinh nghiệm làm việc: có kinh nghiệm làm việc sẽ giúp bạn có lợi thế hơn trong quá trình tuyển dụng bởi các doanh nghiệp luôn muốn tìm kiếm người có kinh nghiệm để tiết kiệm chi phí đào tạo và có thể làm quen với công việc nhanh chóng.
  • Thái độ làm việc: ứng viên cần có thái độ cầu tiến, biết lắng nghe,… 
  • Kỹ năng mềm và các kỹ năng phục vụ công việc (tin học văn phòng, ngoại ngữ,…).

1. Giải pháp nào cho một doanh nghiệp không có phòng Marketing? 

Đây hẳn là khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi chi phí để vận hành một phòng Marketing không hề nhỏ, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vừa đi qua. Giải pháp nào dành cho các doanh nghiệp không có phòng Marketing?

  • SEO Website: Google đang là công cụ tìm kiếm lớn nhất hiện nay, người mua có thói quen tìm kiếm các thông tin trước khi mua hàng, bởi vậy SEO là biện pháp bền vững, tốn ít chi phí mà vẫn hiệu quả.
  • Social Media: Tính đến năm 2021, có hơn 72 triệu người ở Việt Nam sử dụng mạng xã hội. Đây là “mảnh đất màu mỡ” giúp doanh nghiệp khai thác và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng. Nếu biết lên chiến lược hiệu quả và hợp lý, Social Media quả thực là kênh Marketing 0 đồng.
  • Email/SMS Marketing: với ưu điểm chi phí rẻ, dễ thực hiện, Email/SMS Marketing giúp doanh nghiệp giữ kết nối với khách hàng, chăm sóc khách hàng cũ cũng như tìm kiếm các khách hàng tiềm năng mới.

2. Khó khăn khi doanh nghiệp không có phòng Marketing 

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay mới khởi nghiệp đều gặp nhiều vấn đề và khó khăn khiến họ không triển khai được phòng Marketing. Một số các trở ngại đó là:

  • Hạn chế về ngân sách: đây có lẽ là khó khăn phổ biến nhất của các doanh nghiệp bởi chi phí để duy trì phòng Marketing cũng như trả cho nhân sự.

Ngan-sach-han-che-la-tro-ngai-cua-doanh-nghiep

Ngân sách hạn chế là trở ngại của doanh nghiệp

  • Marketing không hề nhỏ. Các nhân sự thường phải đảm đương nhiều việc, không chuyên môn hóa như các doanh nghiệp lớn.
  • Thiếu chiến lược triển khai hợp lí: Do quy mô nhỏ, thiếu nhân lực khiến các chiến lược đưa ra không hợp lý, không đạt được hiệu quả cao.
  • Các hoạt động Marketing rời rạc, thiếu hiệu quả: Marketing cần cả một chiến dịch dài hơi với sự chuẩn bị tỉ mỉ để đạt hiệu quả cao thay vì các hoạt động bộc phát, nhỏ giọt.

3. Giải pháp khi không có dịch vụ 

Giải pháp tối ưu nhất dành cho các doanh nghiệp đó là sử dụng các dịch vụ Digital Marketing như SEO, Google Ads,… vừa tiết kiệm chi phí, có kế hoạch khoa học, đồng thời có sự đảm bảo về hiệu quả. Bạn có thể tham khảo dịch vụ Digital Marketing của chúng tôi với dịch vụ SEO website với cam kết hiệu quả lên top Google tìm kiếm, tăng độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu.

SEO-la-giai-phap-toi-uu-tiet-kiem-chi-phi

SEO là giải pháp tối ưu, tiết kiệm chi phí

Thật sự để nói hết về lĩnh vực Marketing thì trong khuôn khổ một bài viết là khó lòng bao quát hết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ định nghĩa cũng như giải đáp câu hỏi “ngành Marketing là gì” cũng như những lợi ích mà nó đem lại. Còn bạn thì sao, sau khi đọc xong bài viết này, bạn có muốn thử sức mình trong lĩnh vực đầy tiềm năng và thách thức này không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300