Sampling là gì? Tips để sampling tiếp cận khách hàng hiệu quả

Trong Marketing, cụm từ sampling không còn xa lạ, tuy nhiên định nghĩa chính xác của từ này thì không phải ai cũng biết. Vậy sampling là gì? Và làm sao để vận dụng tối đa tác dụng của sampling?

Sampling là gì?

Sampling là hoạt động phát mẫu sản phẩm. Hoạt động này nhằm giới thiệu trực tiếp sản phẩm hay dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Đồng thời thông qua đó để thu thập trực tiếp phản hồi của khách hàng.

Ngoài ra, hoạt động sampling cũng có thể giúp doanh nghiệp phát triển, cải tiến sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của người dùng.

Một ví dụ cụ thể để bạn có thể hình dung về sampling là các hoạt động phát tờ rơi, ăn thử sản phẩm trong siêu thị. Sampling có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực trong đời sống hàng ngày.

hoat-dong-phat-mau-dung-thu

Hoạt động phát mẫu dùng thử

Lợi ích của hoạt động Sampling

Là một hình thức quảng cáo khá cổ điển, nhưng sampling chưa bao giờ là lỗi thời. Lợi ích của nó bao gồm:

  • Thu hút sự khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Giúp hàng hóa tiếp cận gần hơn đến khách hàng mục tiêu.
  • Thu thập chính xác nhất phản ứng của khách hàng.
  • Giúp doanh nghiệp có những ý kiến tốt nhất để cải tiến.
  • Thúc đẩy doanh số.
  • Quảng bá hình ảnh thương hiệu.

Vai trò của hoạt động Sampling trong Marketing là gì?

Có câu: “trăm nghe không bằng một thấy”, “trăm thấy chẳng bằng một thử”. Đây là câu nói thể hiện tầm quan trọng của việc được trải nghiệm sản phẩm. Và đặc biệt trong lĩnh vực Marketing thì điều này lại càng quan trọng hơn.

Theo một khảo sát, có khoảng 81% khách hàng thích thú khi nhận được hàng mẫu dùng thử. Bởi vừa có cảm giác trải nghiệm hàng mới lại được nhận miễn phí.

Khoảng gần 50% khách hàng sau khi được nhận hàng mẫu cho biết có thể sẽ mua dùng thử sản phẩm.

1. Tạo cơ hội khách hàng trải nghiệm sản phẩm

Sampling đem đến cho khách hàng có nhiều hơn cơ hội trải nghiệm sản phẩm. Thay vì chỉ được nghe truyền thông về những món hàng đó qua quảng cáo, qua Facebook hay mạng Internet khách hàng được tận tay trải nghiệm thử. Và quan trọng hơn là trải nghiệm hoàn toàn miễn phí.

XEM THÊM:  SMART là gì ? Những điều bạn cần biết về mục tiêu SMART 

khach-hang-duoc-trai-nghiem-san-pham

Khách hàng được trải nghiệm sản phẩm

Đôi khi chính từ những lần dùng thử này sẽ khiến khách hàng quyết định mua và mua lại nhiều lần.

2. Tạo dựng niềm tin khách hàng

Bất kỳ ai cũng sẽ có sự chần chừ nhất định trước một sản phẩm mới. Đơn giản, với một loại bánh mới xuất hiện, bạn cũng sẽ băn khoăn bánh này có ngon không chẳng hạn.

Nếu mua cả hộp về mà thấy không hợp khẩu vị cũng sẽ lãng phí. Sẽ thật tuyệt nếu bạn được ăn thử sau đó mới quyết định có nên mua hay không, đúng không nào?

Sau nhiều lần thử, bạn nhận ra thương hiệu bánh A này các sản phẩm đều chất lượng, hương vị ngon bạn sẽ có sự tin cậy nhất định. Khi thương hiệu này có bánh mới, bạn sẽ mua mà không cần thử vì bạn đã có lòng tin với hãng này.

3. Thúc đẩy mua sắm

Khi chúng ta đã tin dùng sản phẩm nào đó, chúng ra sẽ có xu hướng giới thiệu cho bạn bè, người thân. Và bản thân chúng ta cũng thường tin tưởng lời giới thiệu từ những người mình quen thân.
Chính quy trình này sẽ gia tăng nhu cầu mua sắm, và sampling là hoạt động thúc đẩy nhu cầu này khá tốt.

4. Samling giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo đắt đỏ

Thực tế hiện nay để có thể quảng cáo trên các phương tiện như tivi, radio doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí khá lớn. Đôi khi còn phải đấu thầu để được xuất hiện vào khung giờ vàng.

Ro rang, so với việc quảng cáo trên các phương tiện như này vào các khung giờ có nhiều người theo dõi thì sampling ngốn ít chi phí quảng cáo hơn.

Ngay cả khi bạn cần thuê hoạt náo viên hay PG thì tổng số tiền bỏ ra cũng vấn ít hơn so với những hình thức quảng cáo nói trên.

5. Lắng nghe trực tiếp được phản hồi, và biểu cảm của khách hàng đối với sản phẩm

Phản hồi thực tế từ khách hàng chính là những ý kiến quý báu nhất. Khi triển khai sampling hãy nhớ luôn có nhân viên nhãn hàng hoặc để tư vấn và ghi nhận thông tin mà khách hàng cung cấp khi trải nghiệm

lang-nghe-phan-hoi-khach-hang

Lắng nghe phản hồi khách hàng

Các hình thức Sampling

Có thể nói, bất cứ ai cũng đã từng được tặng mẫu dùng thử, hãy nhận được những cuộc gọi tiếp thị. Đó chính là sampling. Và sau đây là những hình thức sampling đang được triển khai phổ biến:

1. Hình thức Face to Face

Là phương pháp đối diện và trao đổi trực tiếp với khách hàng. Phương thức này cần được thực hiện ở những nơi đông người qua lại như chợ, siêu thị, trường học.

sampling-face-to-face

Sampling face to face

Ưu điểm hình thức Face to Face:

  • Tiếp cận được nhiều đối tượng, đa dạng từ giới tính đến độ tuổi.
  • Khách hàng được trực tiếp nhìn, nghe, sờ, thử sản phẩm mà bạn giới thiệu.
  • Tạo được hiệu ứng đám đông.
XEM THÊM:  Khách hàng là gì ? Một số kiến thức bạn cần biết về khách hàng trong marketing

Nhược điểm hình thức Face to Face:
Bên cạnh ưu điểm, face to face cũng tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Khó tiếp cận những khách hàng thực sự muốn mua và nhóm khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm đó.
  • Nhiều người chỉ có tâm lý nhận đồ tặng miễn phí nhưng không có ý định mua lại.

2. Hình thức Door to door

Khác với phương pháp nói trên, door to door lại là biện pháp chọn lọc khách hàng ngay từ đầu. Ví dụ như Dược phẩm có đội ngũ trình dược viên, họ sẽ chỉ giới thiệu mẫu thử với các nhà thuốc chứ không mang tới siêu thị hay trường học.

hinh-thuc-door-to-door

Hình thức Door to door

Ưu điểm hình thức Door to door:

  • Tiếp cận và giới thiệu hàng đến đúng đối tượng khách hàng, cơ hội chốt đơn cao hơn.
  • Tăng nhận diện thương hiệu và xây dựng niềm tin cho khách hàng.
  • Không tốn kém nhiều chi phí cho mẫu thử.

Nhược điểm hình thức Door to door:

  • Phạm vi tiếp thị còn hẹp.
  • Nhân viên cần được đào tạo bài bản để tư vấn tốt nhất cho khách hàng.

3. Xu hướng Sampling mới là Online Sampling

Được coi là sinh sau đẻ muộn so với hai đàn anh trên những hình thức online sampling cũng đã chứng minh được hiệu quả của mình giúp nâng cao hiệu quả của công tác tiếp thị.

Mô hình này cho phép người dùng đăng ký online mẫu thử của sản phẩm mà mình quan tâm. Hình thức này cho phép tiếp cận cùng lúc nhiều khách hàng mục tiêu. Và cũng rất phù hợp nếu như doanh nghiệp đang cung cấp những sản phẩm có tính nhạy cảm. Vì nhiều người sẽ ngại ngùng nếu nhận những món hàng đó ở nơi công cộng.

Bên cạnh đó, online sampling cũng tiết kiệm được chi phí cho nguồn lực nhân viên tiếp thị hoặc nhân viên tư vấn. Cùng với đó, khi đăng ký nhận mẫu thử khách hàng cũng sẽ cung cấp chi tiết thông tin như: địa chỉ, điện thoại hoặc tình trạng sức khỏe (với hàng dược phẩm).

Nhờ đó doanh nghiệp sẽ thu được data khách hàng chi tiết và hệ thống hơn nhiều so với face to face.

sampling-online

Samping Online

Những địa điểm có thể thực hiện công việc Sampling

Dựa vào tính chất của sản phẩm mà yêu cầu của từng doanh nghiệp mà chúng ta chọn địa điểm sao cho phù hợp. Hiện nay có hai kênh phổ biến để thực hiện hoạt động này bao gồm: Modern Trade vs Traditional Trade Marketing.

  • Chợ, siêu thị sẽ phù hợp với đồ ăn, hóa mỹ phẩm hoặc đồ dùng gia dụng.
  • Nhà hàng, quán cà phê sẽ phù hợp để giới thiệu sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe cần tư vấn chi tiết.
  • Bệnh viện sẽ phù hợp cho các sản phẩm thuốc, thực phẩm chăm sóc sức khỏe, máy móc dùng trong lĩnh vực y tế.

dia-diem-thuc-hien-sampling

Địa điểm thực hiện sampling

Khi nào tiến hành công việc Product Sampling

Mặc dù có hiệu quả tốt nhưng cũng cần chọn đúng thời điểm để làm hoạt động sampling. Thông thường có 4 thời điểm, cụ thể:

  • Khi đưa ra sản phẩm mới.
  • Khi quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm tại thị trường mới.
  • Khi cần thúc đẩy doanh số bán hàng trong những dịp nhất định ngày lễ, tết.
  • Khi muốn nâng cao nhận diện thương hiệu với khách hàng mục tiêu.
XEM THÊM:  [Hướng dẫn] Thiết kế email marketing ấn tượng nhất

Xem thêm: Tất tần tật các kiến thức cần biết về bộ nhận diện thương hiệu 

Chia sẻ kinh nghiệm Sampling hiệu quả

Sau khi đã xác được định được sản phẩm nào sẽ tiến hàng sampling chúng ta sẽ bắt tay tiến hành. Và đây là những kinh nghiệm đúc rút từ những hoạt động sampling đã được hành. Hãy ghi nhớ vì nó chắc chắn sẽ có ích cho bạn đấy!

1. Đầu tiên, cần tiến hành giải quyết các thủ tục hồ sơ, giấy tờ

Trường hợp bạn muốn tổ chức tại các phường, xã, hay trường học bạn cần trao đổi trực tiếp với người phụ trách. Cùng với đó, hãy chuẩn bị đầy đủ giấy tờ liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp bạn truyền thông qua sampling.

Những giấy tờ này bao gồm: giấy công bố sản phẩm, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm … tùy thuộc quy định của từng ngành hàng.

2. Tiếp đó, có thể tổ chức một buổi đào tạo nhân sự

Khi sampling các nhân viên sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vì thế có thể sẽ có những tình huống phát sinh. Việc đào tạo sẽ giúp các nhân viên tham gia buổi sampling có được những kỹ năng cần thiết để tư vấn, giải quyết vấn đề bất ngờ.

Đặc biết nếu đơn vị của bạn thuê nhân viên PG ở bên ngoài thì điều này lại càng cần thiết. Bời vì đôi khi những PG không thật sự nắm bắt được hết kiến thức sản phẩm.

Sẽ ra sao nếu khách hàng nhận được sự tư vấn không chính xác về mẫu thử mà họ được nhận. Bạn không muốn nhận được đánh giá không hài lòng từ khách hàng đúng không?

3. Tiến hành buổi sampling theo kế hoạch

Sau khi đã hoàn tất hai khâu trên, bắt đầu tiến hành buổi phát mẫu. Rà soát lại các vật dụng hoặc hàng hóa để tránh xảy ra sai sót. Luôn theo dõi sát sao để kịp thời xử lý nếu có sự cố. Và luôn có phương án dự phòng cho những tình huống xấu.

4. Báo cáo lại

Cuối buổi phát mẫu cần có bài báo cáo đánh giá lại hiệu quả buổi sampling mang lại. Báo cáo này thường bao gồm:

  • Hình ảnh buổi phát mẫu
  • Số lượng data khách hàng thu được.
  • Số mẫu đã phát ra.

Kết luận

Bên cạnh những hình thức Marketing như banner, seeding, thì samping cũng là hình thức nhiều doanh nghiệp ưa dùng.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi sampling là gì? cùng những kiến thức cần biết về hình thức này. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn nếu bạn muốn tìm hiểu về khái niệm này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300