Copywriter là gì ? Tất tần tật các kiến thức bạn cần biết về copywriter

Copywriter là một công việc không còn xa lạ gì trong hoạt động marketing. Vậy thuật ngữ này là gì ? Cùng Hapodigital tìm hiểu về khái niệm này nhé. 

Copywriter là gì ?

Trước khi tìm hiểu sâu về khái niệm này, ta phải hiểu được thuật ngữ Copywriting là gì ? Copywriting là hoạt động soạn thảo ra các văn bản (văn bản đa phương tiện hay văn bản thuần túy ) nhằm mục đích quảng cáo hay một mục đích khác trong marketing. Nội dung của loại văn bản copywriting trong đa số các trường hợp là các lý lẽ, dẫn chứng, các thông tin nhằm thuyết phục người đọc đưa ra các hành động như mua hàng, tải ứng dụng, ….. hoặc góp phần nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu. 

Dựa trên định nghĩa này thì Copywriter là người thực hiện công việc hay hành nghề copywriting. 

copywriter
Copywriter là gì ?

>>> Xem thêm: Content marketing là gì ? Cách viết content marketing thu hút người dùng

Phân biệt giữa Copywriter và Content writer

Hai vị trí và khái niệm về Copywriter và Content Writer thường bị nhầm lẫn với nhau hoặc được cho là giống nhau bởi cùng có nhiệm vụ liên quan đến viết lách và lên nội dung. Tuy nhiên theo thực tế đây lại là hai vị trí với hai vai trò và cách thức làm việc cũng như mục đích khác nhau. 

Content Writer là thuật ngữ được dùng để chỉ người tạo ra các nội dung hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp như: Marketing, kinh doanh,… thông qua các kênh như  thông cáo báo chí, SEO website, PR,….

Dung lượng bài viết của một Content Writer thường dài, cung cấp đầy đủ các thông tin giá trị nhằm thu hút các đối tượng khách hàng tiềm năng. Thông qua đó chuyển đổi khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng mới, góp phần hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

copywriter

Còn Copywriter là thuật ngữ để chỉ các nhân viên với vị trí người sáng tạo nội dung có giá trị cao, nhằm quảng bá trực tiếp các sản phẩm/dịch vụ , hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp. Copywriter thường viết các nội dung ngắn gọn, súc tích như campaign line, tagline cho sản phẩm, đặt tên thương hiệu,…

Công việc của Copywriter vô cùng đa dạng, không chỉ dừng lại ở việc viết bài mà còn là người xây dựng ý tưởng: ý tưởng video quảng cáo, ý tưởng xây dựng hình ảnh,………  Mục đích chính công việc của Copywriter thường nhắm trực tiếp vào việc bán sản phẩm và giúp đẩy mạnh doanh số cho doanh nghiệp. 

Làm Copywriter cần có những kỹ năng gì?

VIẾT 

Khả năng viết liên tục giúp cho dòng ý tưởng của bạn liền mạch và có sự kết nối rõ ràng, logic. Dành nhiều thời gian tự luyện tập giúp bạn sở hữu sức bền trong công việc. Viết nhiều, gặp lỗi nhiều và sửa lỗi để cuối cùng đạt được những kinh nghiệm quý giá. Theo thời gian bản thân sẽ hình thành lối viết theo phong cách cá nhân, giúp bạn tạo ra được những bài viết mang màu sắc, cá tính riêng biệt mà khó ai có thể bắt chước được.

XEM THÊM:  12 marketing tools giúp tăng nhận thức về thương hiệu doanh nghiệp 

TƯ DUY SÁNG TẠO

Hình thành tư duy sáng tạo giúp bạn thoát khỏi tình cảnh bí ý tưởng mỗi ngày.

Tư duy sáng tạo được hình thành ở nhiều góc nhìn khác nhau trong cuộc sống khi mà ở đó bạn nhìn thấy được những thứ không ai nhìn thấy ngay trong những sự vật, hiện tượng bình thường. Ngoài ra, khả năng liên kết và kết nối thông tin sẽ giúp bạn khai phá ra những ý tưởng sáng tạo, mang màu sắc và phong cách nổi trội.

copywriter

QUẢN LÝ THỜI GIAN

Kỹ năng quản lý thời gian là điều cần thiết cho mỗi người Copywriter, vì bạn sẽ luôn phải bủa vây bởi một đống deadline. Người viết quảng cáo cần chuẩn bị sắp xếp thời gian để cập nhật thông tin, nắm bắt xu hướng, đảm bảo cho việc sản xuất nội dung được thực hiện trong thời gian ngắn nhất.

Hãy sử dụng các công cụ hỗ trợ như: WIP report, calendar, … để tối ưu hóa quỹ thời gian từ đó sắp xếp đảm bảo được các đầu công việc.

TƯ DUY THIẾT KẾ

Việc truyền tải thông điệp giữa Copywriter và Designer đôi khi sẽ không diễn ra trơn tru nếu bạn hoàn toàn mù mờ về hình ảnh, các công cụ thiết kế hay các quy tắc thẩm mỹ. Hầu như trong một ý tưởng sáng tạo, phần hình và phần chữ là không thể tách rời. 

Các kiểu việc làm của nghề Copywriter

  • Copywriter cố định toàn thời gian: Để đảm nhiệm được công việc này thì đầu tiên bạn cần phải trau dồi thêm kinh nghiệm và kỹ năng của mình bắt đầu từ vị trí thực tập sinh hay cộng tác viên. Đây là vị trí đòi hỏi chuyên môn cao nên chủ yếu bạn sẽ làm việc với các bộ phận quảng cáo hoặc làm việc trực tiếp với khách hàng. Bạn có thể phụ trách một hoặc toàn bộ mảng nào đó của website từ việc lên ý tưởng cho đến nội dung và thậm chí là thiết kế web. Việc làm này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng tổng hợp, không chỉ ở khả năng viết mà còn ở cả tư duy, óc sáng tạo và thái độ làm việc.
  • Copywriter bán thời gian cố định tại nhà: Những người làm công việc này có thể phụ trách một mảng nào đó của một hoặc cùng lúc nhiều công ty khác nhau, chịu trách nhiệm triển khai nội dung theo deadline và làm việc trực tuyến qua mạng, được quản lý giám sát qua việc sử dụng các tiện ích khai thác từ mạng internet như thư điện tử, qua web quản lý hệ thống, dropbox và liên lạc bằng các công cụ chat trên Internet như facebook, zalo, skype, … Về kỹ năng thì bạn vẫn cần có những kỹ năng cơ bản của một copywriter chuyên nghiệp như khả năng tư duy logic, khả năng viết lách và óc sáng tạo. Công việc này sẽ mang đến lợi thế lớn cho bạn trong việc sắp xếp thời gian linh hoạt sao cho có thể thuận tiện nhất với lịch trình và thời gian biểu của mình.

copywriter

  • Copywriter tự do: Vẫn là một copywriter nhưng bạn không bị gò bó bởi không gian hay thời gian mà có thể tự tìm kiếm dự án để đầu tư cho bản thân mình. Tuy nhiên để kiếm được nhiều hợp đồng và dự án thì bạn cần tích lũy cho mình thật nhiều kinh nghiệm phong phú cũng như độ uy tín trong ngành và đã đạt được những thành tựu nhất định trong mảng Marketing online. Công việc này đối với những Copywriter mới bắt đầu sẽ rất khó khăn, tuy nhiên nếu không kiên trì thì bạn rất dễ bỏ cuộc và chuyển hướng sang làm một ngành khác.
XEM THÊM:  Zalo marketing là gì? Tổng hợp điều bạn cần biết để kinh doanh hiệu quả 2024

Các dạng Copywriter

Long Copy / Sales Letter Copywriter

Trước đây nếu có thắc mắc về “nghề Copywriter là gì?” thì Sales Letter Copywriter chính là một dạng Copywriter cổ điển và lâu đời nhất hiện nay sẽ là câu trả lời thích đáng nhất cho thắc mắc này. Ogilvy – Tượng đài trong mảng này ta không thể không nhắc tới, ông nổi tiếng trong giới với những bức thư chào hàng vô cùng xuất sắc dài đến cả ngàn từ. Đặc thù của lĩnh vực này đòi hỏi kỹ năng viết phải cực tốt và câu văn đủ hấp dẫn để khách hàng có thể đọc hết bức thư dài đến như vậy chỉ để mua sản phẩm. Với lượng từ ngữ lớn như vậy sẽ giúp người viết có thể trình bày hết những ưu điểm cũng như lợi thế của sản phẩm mà mình đang quảng cáo so với các sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường, từ đó tăng cao khả năng thuyết phục được khách hàng.

copywriter

Creative / Advertising Copywriter

Trái ngược với những văn bản Copywriting cổ điển mà chủ yếu là văn bản bằng chữ với dung lượng dài, những người hoạt động trong lĩnh vực Creative/ Advertising Copywriter thường hạn chế một cách tối đa số lượng chữ trong văn bản của mình. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng chủ yếu là những câu slogan đầy thu hút, sáng tạo concept cho chiến dịch quảng cáo hay tagline của poster và viết kịch bản cho TVC quảng cáo. Nơi làm việc chính thức của họ là các agency quảng cáo và thường kết hợp với một Art Director. Đặc thù trong lĩnh vực này không phải nằm ở khả năng viết lách tốt mà là óc sáng tạo và tư duy độc đáo mang tính đột phá.

copywriter

Digital Copywriter

Với sự phát triển và hiệu ứng đặc biệt của ngành Digital hiện nay, các Copywriter đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng và áp dụng rất hiệu quả trong ngành Copywriting. Thông qua các phương tiện truyền thông như social media post, email, display banner, … để kêu gọi khách hàng hành động (click vào banner, check email hoặc nhấn vào nút đăng ký…). Mục tiêu chính của Digital Copywriter là sử dụng câu chữ một cách hợp lý trên những công cụ này để tăng lượng chuyển đổi (conversion) cho các công đoạn trong một chiến dịch quảng cáo Online trên Internet, nó có ảnh hưởng rất lớn tới chi phí quảng cáo của doanh nghiệp cũng như kết quả của chiến dịch. Do đó, một Digital Copywriter cần hết sức tỉ mỉ trong mọi câu chữ cũng như có sự nhẫn nại cho đến khi kết quả đạt tốt nhất.

copywriter

Technical Copywriter

Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì định nghĩa “Copywriter là ai ?” hay “Copywriting là gì ?” cũng được mở rộng thêm yếu tố công nghệ mà điển hình nhất chính là sự ra đời của các Technical Copywriter. Yêu cầu về khả năng viết lách và văn phong của họ không bị quá khắt khe nhưng điều kiện tiên quyết của họ cần có là kiến thức chuyên sâu về mảng kỹ thuật và một ngành nghề nhất định mà mình theo đuổi trong Copywriting. Ở Việt Nam, chúng ta đều không lạ lẫm gì với các trang có các bài viết review về sản phẩm công nghệ, điện tử; hay những bài review cực kỳ hữu ích về các sản phẩm làm đẹp cho chị em phụ nữ….. Điểm chung lớn nhất của họ là tầm ảnh hưởng lớn kèm theo sự uy tín trong lĩnh vực mà họ phát triển khi nhận được sự đánh giá rất cao từ phía độc giả quan tâm. 

XEM THÊM:  CRM là gì? Lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng CRM

Publisher / Content Copywriter

Đây được coi là vị trí khởi đầu cho mọi Copywriter trên toàn thế giới khi mà mới bắt đầu sự nghiệp. Nơi làm việc của họ là các Publishers (nhà xuất bản nội dung), nơi được coi là kênh truyền thông quảng bá nội dung, đăng tải tin tức với số lượng độc giả riêng và trung thành. Cùng với sự phát triển của xã hội, các phương tiện truyền thông không chỉ dừng lại ở báo giấy mà còn mở rộng thêm báo điện tử hay mạng xã hội. Điều này cũng đặt ra nhu cầu ngày càng lớn về những bài PR và quảng cáo sản phẩm nhằm phục vụ cho lượng độc giả đang ngày càng tăng. Do vậy, Content Copywriter không chỉ đơn giản là những người sản xuất nội dung mà còn đảm nhiệm thêm vai trò PR sản phẩm dựa trên kinh nghiệm của mình theo cách độc giả dễ tiếp nhận nhất.

SEO Copywriter

Đây là đối tượng Copywriter quen thuộc và phổ biến nhất hiện nay. Với xu hướng số lượng website tăng với tốc độ nhanh chóng mặt như hiện nay thì việc làm SEO, tăng rank trên search engine và những người làm ở vị trí SEO Copywriter được sinh ra như một đáp ứng cho nhu cầu tất yếu của thời đại. Không giống như những Copywriter khác sử dụng các văn bản của mình để PR hay quảng cáo sản phẩm, các SEO Copywriter viết bài nhằm mục đích tối ưu SEO cho trang web của mình. Các bài viết dạng này của copywriter sẽ chú trọng hơn vào phần kỹ thuật SEO theo quy chuẩn của Google như tần suất xuất hiện các keywords, đặt keywords ở phần nào cho hợp lý… tất cả nhằm tăng thứ hạng SEO cho bài viết cũng như Website.

copywriter

>>> Xem thêm: SEO là gì ? Và những điều cần biết về SEO từ A đến Z

Inhouse / Brand Copywriter

Ngày nay, các Copywriter không chỉ đơn thuần làm việc cho các agency quảng cáo mà với độ nổi tiếng và trình độ nhất định của họ cũng có thể tự lập cho mình một own media riêng, nơi mà họ có thể tự do phát triển theo ý muốn và trở thành một Brand Copywriter. Yêu cầu lớn nhất được đặt ra cho vị trí này là họ phải là người hiểu rõ nhất về brand của mình, hiểu sâu về toàn bộ các sản phẩm/dịch vụ, hiểu về Tone of voice cũng như các đối tượng khách hàng của brand nhất. Tất cả những gì họ viết là những thứ mà nhãn hàng yêu cầu, từ những bài review về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cho tới các thông cáo báo chí, bài PR.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những giải đáp của chúng tôi để trả lời cho câu hỏi “Copywriter là gì ?”. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết giúp ích phần nào trong quá trình làm việc. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300