Social media là gì ? Các kiến thức cần biết về social media marketing

Cùng với sự phát triển của internet, social media đang trở nên phát triển với tốc độ chóng mặt và đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong hoạt động marketing của các doanh nghiệp. Bài viết sau đây Hapodigital sẽ cung cấp cho độc giả một số kiến thức cần biết về social media marketing.

Social media là gì ? 

Trước tiên, Hapodigital sẽ chia khái niệm này ra thành từng phần: Socialmedia

Social: mang tính chất xã hội, được hiểu với nghĩa đơn giản là một nhóm người hay cộng đồng có chung sở thích, cùng quan điểm tập hợp lại để cùng nhau chia sẻ, trao đổi và học hỏi lẫn nhau.

Social media

Media phương tiện truyền thông dùng để truyền tải thông điệp, thông tin, dữ liệu đến với người dùng hoặc giúp họ kết nối, chia sẻ thông tin với nhau. Phương tiện truyền thông phát triển từ môi trường offline như truyền hình, báo giấy, đài phát thanh… dùng để truyền tải thông tin một chiều tới người dùng đến môi trường online như ứng dụng, trang web, … cho phép người dùng tương tác với nhau.

Khi kết hợp hai từ với nhau bạn sẽ dễ hiểu hơn khái niệm Social Media (Phương tiện truyền thông xã hội).

Social Media là những phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng với mục đích giao tiếp, chia sẻ thông tin trên nền tảng internet, cho phép người dùng có thể tương tác trực tiếp với nhau.

Phân loại social media

Vai trò chính của Social Media là kết nối con người lại với nhau ở khắp mọi nơi. Social Media được chia thành 4 nhóm cơ bản sau đây:

Social Community

Nhóm này sẽ tập trung vào việc phát triển và xây dựng các mạng lưới quan hệ, gắn kết những người có cùng mối quan tâm và sở thích với nhau. Nổi bật nhất là các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter. Điểm nổi bật của Social Community là có khả năng tương tác đa chiều. Cho phép các người dùng có thể kết nối, trò chuyện và chia sẻ thông tin.

Social media

Social Publishing

Đây là những trang website truyền tải và phổ biến nội dung lên mạng. Có thể kể đến như trang tin tức, blog; microsite; các trang đăng tải tài liệu, âm nhạc, video, hình ảnh v.v..

Social Commerce

Đây là nhóm phục vụ cho mục đích hỗ trợ việc mua bán, giao dịch. Bằng cách sử dụng các công cụ trực tuyến như website. Social Commerce là một phần của thương mại điện tử, nơi mà người bán, người mua có thể chủ động và linh hoạt hơn trong việc tương tác, phản hồi ý kiến.

Social Entertainment

Đúng như tên gọi, nhóm này chủ yếu để phục vụ người dùng với mục đích vui chơi, giải trí. Có thể kể đến những trang website chơi game trực tuyến, social game v.v..

Khi đã biết được các nhóm chính trong Social Media, các doanh nghiệp có thể dựa vào đó để tìm ra loại nhóm phù hợp với nhu cầu, mục tiêu của mình. Sau đó đưa ra kế hoạch phân bổ nội dung và ngân sách để đạt được những mục tiêu đó. Doanh nghiệp có thể kết hợp cả 4 nhóm để đạt được kết quả tốt nhất.

Vai trò và lợi ích của social media

Social media là hình thức Marketing hoàn toàn miễn phí nhưng mang lại hiệu quả rất cao và ai cũng có thể sử dụng được. Nó giúp chia sẻ thông tin tới mọi người một cách nhanh chóng và dễ dàng, có thể lựa chọn nhiều đối tượng tham gia, sử dụng.

Thông tin được truyền đi nhanh chóng nhưng chi phí lại khá thấp, Social Media chính là một kênh PR hữu ích để giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ, rất hiệu quả cho những bạn bán hàng online và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Xây dựng được sự kết nối thông qua hình thức tương tác như chia sẻ, thích, … nhằm tăng độ nhận biết về thương hiệu.

XEM THÊM:  Client là gì? 5 yếu tố để Client và Agency hòa hợp!

Social media

Nó còn giúp các doanh nghiệp có cơ hội tận dụng tối đa các chiến lược social media marketing của mình: 

  • Giới thiệu về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.
  • Giúp doanh nghiệp trở nên “sống động” hơn trong mắt khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Nếu bạn muốn khách hàng thật sự theo doanh nghiệp thì nên chia sẻ với khách hàng về tính cách thương hiệu.
  • Dùng truyền thông qua mạng xã hội để kết nối giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành đang phục vụ trong cùng một thị trường, để học hỏi thêm thật nhiều cách thức triển khai Social Media của đối thủ cạnh tranh.
  • Sử dụng mạng xã hội để giao tiếp và giải đáp những thắc mắc khách hàng mong đợi câu trả lời từ doanh nghiệp.

Các loại hình Social media marketing thường gặp

Social Media Marketing (tiếp thị trên mạng xã hội) có thể hiểu là những hoạt động Marketing được thực hiện trên các kênh social (mạng xã hội) nhằm thu về các kết quả nhất định như gia tăng nhận thức của người dùng về sản phẩm/dịch vụ, số lượt tương tác với người dùng, đặc biệt là thúc đẩy hành vi mua hàng và sở hữu sản phẩm của khách hàng thông qua mạng xã hội.

Social media

Các hình thức Marketing Online trên mạng xã hội có thể được liệt kê vào những loại như sau:

Social News: Được đánh giá dựa trên lượt comment, lượt vote, lượt tiếp cận, lượt view (ứng dụng trên các social media như Digg, Newsvine, Sphinn, …)

Social Sharing: Được đánh giá dựa trên lượt CHIA SẺ (Share), lượt xem và mức độ lan truyền (viral), ứng dụng trên các social media như YouTube, Flickr, Snapfish, …

Social Networks: Được đánh giá dựa trên khả năng kết nối và chia sẻ cộng đồng (LinkedIn, Twitter, Facebook, MySpace)

Social Bookmarking: Được đánh giá dựa trên mức độ save, bookmark các nội dung (StumbleUpon, Delicious, Diigo, Faves, BlogMarks, …)

Microblogging: Các dịch vụ tập trung vào cập nhật ngắn được tạo nên cho bất cứ ai đăng ký để nhận thông tin (Ví dụ: Twitter)

Comments Blog và Forum: Diễn đàn trực tuyến cho phép các thành viên thiết lập các cuộc hội thoại bằng cách gửi tin nhắn. Tuy nhiên loại hình social media này khá ít phổ biến trong thời gian gần đây

3 bước xây dựng chiến lược social marketing hiệu quả

1. Bước 1: Đánh Giá

Hãy bắt đầu bằng 1 câu hỏi đơn giản: “Tại sao lại là Social Media ?” Câu trả lời sẽ chỉ ra cho bạn mọi thứ cần làm trong giai đoạn đầu này. Đánh giá là để ước lượng được bạn đang ở đâu, bạn mong muốn đi đâu và thành công sẽ là gì nếu bạn làm như vậy.

1.1 Khách hàng là thượng đế

Điều gì cần làm trước vẫn phải được ưu tiên trước: bạn cần xác định rõ những nhu cầu, mong muốn cũng như xác định những khó khăn của khách hàng là gì – dĩ nhiên không thể bỏ qua xác định nơi mà khách hàng tiêu dùng thời gian của họ trên Internet. Một số công cụ hỗ trợ như Surveymonkey hay Google trend có thể giúp làm khảo sát nhanh với người tiêu dùng.

1.2 Xác định mục tiêu cho Chiến lược

Sau bước xác định đối tượng, bước tiếp theo hãy hỏi bản thân là bạn mong muốn gì nơi họ. Mục tiêu của bạn là gì? Thường chúng sẽ rơi vào một trong ba mục tiêu dưới đây:

Độ nhận biết

Doanh số

Lòng trung thành

Thông thường, mục tiêu về lòng trung thành và độ nhận biết có thể dẫn đến doanh số – nhưng chỉ nên theo sát một và chỉ một mục tiêu chính cho toàn bộ chiến lược. Sự nhất quán và đơn giản chính là yếu tố chính ở đây.

Đến đây ta sẽ đi sâu hơn vào cụ thể. Đây có thể là bước khó khăn nhất trong quá trình đánh giá, nhưng lại là đặc biệt cần thiết cho thành công của bạn. Hãy hỏi bản thân, thực chất công ty của tôi đang hoạt động về cái gì? Các khách hàng của tôi nói gì khi họ thấy hài lòng? Cốt lõi của vấn đề này là gì?

XEM THÊM:  Digital Marketing Là Gì? 6 công cụ Digital marketing thông dụng

Social media

Hãy thảo luận điều đó với mọi người trong team. Cùng mọi người có thể tìm ra cái gọi là “Nhất thể” – trái tim và linh hồn của thương hiệu. “Nhất thể” đó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nội dung và quyết định nội dung nào sẽ được đăng tải lên.

“Nhất thể” chính là giọng điệu cho chiến lược của bạn với mỗi một mạng lưới khác.

1.3 Lựa chọn số liệu và theo dõi cơ hội

Bạn sẽ đo lường thành công của chiến lược này như thế nào? Tùy vào mục tiêu ban đầu, các số liệu này có thể được thay đổi. Lấy ví dụ:

Nếu mục tiêu là độ nhận biết, bạn sẽ cần theo dõi mức độ tương tác, mức độ phát triển, độ nhận biết thương hiệu, tính chia sẻ, likes và số lượng người ủng hộ.

Nếu là doanh số, hãy xem doanh số từ kinh doanh trên social và tỉ lệ click, và tỉ lệ chuyển đổi.

Còn với lòng trung thành, hãy theo dõi mức độ tương tác, sentiment (mức độ tình cảm) và độ ảnh hưởng của thương hiệu doanh nghiệp.

Bạn cũng cần để ý đến những xu hướng chung như mention từ các nhân vật quan trọng trong công ty, tên thương hiệu, dịch vụ cung cấp sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh hay từ khóa trong ngành là gì.

Và nếu bạn là người mới làm quen với đo lường dữ liệu, hãy tập từ những bước nhỏ. Có thể bắt đầu bằng công cụ đơn giản và miễn phí như là Google Alert.

1.4 Viết ra mọi thứ

Nguyên tắc là đừng đợi đến khi xảy ra sự cố khẩn cấp thì mới chuẩn bị những nguyên tắc giao tiếp. Ví dụ, cần xử lý thế nào khi có những bình luận tiêu cực  ? Công ty sử dụng các trang mạng xã hội thế nào? Có hướng dẫn nào cho các fans và các followers biết những nội dung nào có thể được post lên trang Facebook của công ty hay không ?

Hãy viết ra những câu trả lời thành một danh sách riêng cho doanh nghiệp, cho nhóm và cho từng mục tiêu. Một vài gợi ý như sau:

Nhóm bao gồm những ai? Ai chịu trách nhiệm cho các công việc nào?

Vấn đề là gì? Tại sao cần dùng social và cần theo dõi những gì?

Ở đâu? Xác định mạng xã hội nào mà doanh nghiệp muốn tập trung vào đó.

Khi nào? Càng cụ thể càng tốt. Ví dụ như 8h đăng lên blog, 10h đăng nội dung đó trên Facebook.

Như thế nào – xác định những công cụ và trang mạng xã hội cần dùng. Nếu có thêm ví dụ thì tốt hơn, đặc biệt khi cần format cho nội dung. Danh sách cần cụ thể rõ ràng để những người mới trong nhóm có thể theo dõi kịp cùng những người khác.

2. Bước 2: Thực thi

Bước tiếp theo là bước thực thi. Giai đoạn thực thi là lúc biến mọi thứ từ con số không thành những công việc chi tiết cho từng ngày mà bạn và mọi người trong nhóm sẽ đảm nhiệm.

Social media

2.1 Tạo lịch phân phối nội dung

Bạn đã có trong tay danh sách các công việc, giờ là lúc chuyển kế hoạch thành những hành động cụ thể – đầu tiên cần có trong tay lịch phân chia nội dung. Lịch phân phối càng rõ ràng chi tiết bao nhiêu càng thuận tiện bấy nhiêu cho bạn đo lường được hiệu quả công việc. Những ý cần xem xét:

Ý tưởng xuyên suốt nội dung này là gì ?

Ai sẽ tạo ra chúng ?

Chia sẻ nội dung đó lên những mục nào và khi nào ?

Bao lâu thì có nội dung mới hoặc chia sẻ thêm nội dung của bên thứ ba ?

Hình thức phân phối nội dung – dạng Video ? eBooks ? Blog ? Hay tất cả các định dạng?

2.2 Kế hoạch từng bước để quảng bá và phát triển

Chính  xác thì có rất nhiều cách để bạn có thể quảng bá và chia sẻ nội dung lên các trang mạng xã hội mà bạn muốn dùng. Dưới đây là gợi ý cho các bạn bắt đầu:

XEM THÊM:  Sendy là gì? Giữa Sendy và Mailchimp có những khác biệt nào

Tích hợp plugin và icon mạng xã hội vào trong website.

Tạo cuộc thi hoặc đưa ra các phần thưởng.

Thể hiện chuyên môn. Có thể thu hút traffic (hoặc xây dựng danh tiếng) bằng cách tổ chức webinar và các chương trình huấn luyện, các buổi phỏng vấn các chuyên gia…

Quảng cáo mạng lưới của bạn thật đều đặn. Thêm địa chỉ các trang mạng xã hội bạn dùng vào phần tiêu đề của thư, trong chữ kí email, trong danh thiếp…

2.3 Xác định Chiến dịch Sales tâm điểm

Social Media trước tiên là các mối quan hệ. Nhưng thực tế là một khi đã tạo dựng được những mối quan hệ online chân thực và bền vững thì bạn sẽ muốn dùng tầm ảnh hưởng của mình để phát triển kinh doanh. Điều này không có nghĩa là bắt mọi người phải tuân thủ theo bạn hay đặt sales lên trên mối quan hệ. Điều này đơn giản có nghĩa là bạn có thể và nên quảng bá các offer đưa ra với khách hàng, những người tin vào sứ mệnh của bạn.

social media

Xây dựng lên một bản kế hoạch hành động cho chiến dịch tâm điểm mà bạn sẽ dùng để thu thập và nuôi dưỡng thông tin khách hàng như:

Vạch ra nguyên tắc quảng cáo – điều gì là có thể chấp nhận được, và điều gì là không được phép.

Xác định và tiến hành thực hiện những cơ hội opt-in – ví dụ như thẻ custom welcome trên trang Facebook.

Xác định nơi tiếp nhận thông tin khách hàng trực tiếp – ví dụ như bạn sẽ tạo ra nền thương mại điện tử trên Facebook bằng thẻ custom tab, hay chỉ bán hàng trên website ?

3. Bước 3: Theo dõi, đo lường và tiếp thêm động lực

Sau khoảng hai tháng chạy chiến lược social media, giờ là lúc ngồi lại cùng mọi người, đánh giá lại quá trình thực hiện và điều chỉnh cho các chi tiết.

3.1 Sắp xếp lịch đánh giá công tác hoạt động

Đừng chần chừ trong việc phân tích kết quả hoạt động. Hãy sắp xếp để có một kế hoạch đánh giá đầu tiên ngay khi bắt đầu ở giai đoạn một. Có thể là khoảng hai hay ba tháng sau kể từ khi bắt đầu. Khoảng thời gian đó đủ để thấy được kết quả và định hình được những điểm yếu.

Hãy đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm có các con số và dữ liệu mang đến để cùng thảo luận. Các số liệu, dù là đơn giản nhất, sẽ giúp bạn biết chỗ nào đang làm việc tốt và chỗ nào không tốt. Bạn cũng nên dành thời gian để brainstorm tìm thêm những ý tưởng mới.

3.2 Tiếp thêm động lực

Nếu bạn thấy có lực đẩy trong chiến dịch ngay ở cột mốc đánh giá đầu tiên này thì hãy nghĩ đến việc pha trộn và thêm vào một vài chiến dịch tăng cường vào trong kế hoạch. Dưới đây là một vài ý tưởng cho một các “bước tiếp theo”:

Facebook Ads là công cụ tốt và không tốn kém để phát triển lượng fan/ followers tăng tương tác và thu thập thông tin khách hàng. Hãy thử những loại quảng cáo khác nhau với nhiều destination khác nhau.

Tạo một cuộc thi nhiều cấp độ trên nhiều kênh (như Twitter, Facebook, và YouTube). Dùng promotion, event hay các phần thưởng có thể tạo ra được cộng hưởng với người tiêu dùng. Word-of-mouth cũng là một phương thức mạnh mẽ để tiếp thêm động lực.

 Cuối cùng, bạn cần hiểu được công việc của bạn cùng với các số liệu liên quan. Một công ty tư vấn có thể chỉ cần khoảng 100 fans chất lượng cao, trong khi một công ty bán sản phẩm/dịch vụ có thể cần đến hàng ngàn fans để thấy được kết quả về mặt tài chính.

Lời kết

Nếu biết cách khai thác Social Media Marketing, bạn sẽ thấy có hiệu quả kinh doanh vô cùng lớn, với chi phí gần như bằng “0”. Hy vọng bạn đọc đã có thêm kiến thức về social media. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi. 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300