Tất tần tật các kiến thức cần biết về bộ nhận diện thương hiệu 

Bộ nhận diện thương hiệu là một trong những yếu tố quyết định đến hình ảnh thương hiệu của một doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Nếu doanh nghiệp của bạn có một bộ nhận diện ấn tượng và độc đáo thì chắc chắn là một lợi thế rất lớn tạo sự khác biệt và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, đồng thời tạo được khả năng ghi nhớ tốt trong một thị trường đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bộ nhận diện thương hiệu là gì ? bao gồm những gì ? và những lưu ý khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp.. Bài viết dưới đây Hapodigital sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Bộ nhận diện thương hiệu là gì ?

Bộ nhận diện thương hiệu là các yếu tố hữu hình, nó đại diện cho thương hiệu một cách trực quan để truyền tải thông tin, bản sắc thương hiệu cho mọi người trải nghiệm.

Hiểu một cách chung nhất nó bao gồm các hình thức và cách thức mà một thương hiệu thể hiện với khách hàng. Logo, bao bì, nhãn hiệu, slogan,… là những thành phần cơ bản của một bộ nhận diện thương hiệu mà doanh nghiệp, công ty hướng đến khách hàng.

Bộ nhận diện thương hiệu

Không ít doanh nghiệp nhầm lẫn rằng bộ nhận diện thương hiệu chỉ gồm có những yếu tố như là hình ảnh và thiết kế, một số khác thậm chí còn nghĩ rằng chỉ cần có 1 bản thiết kế logo thương hiệu đẹp mắt là đã quá đầy đủ cho một bộ nhận diện thương hiệu. Trên thực tế khả năng nhận diện về thương hiệu sẽ được khách hàng cảm nhận thông qua nhiều giác quan khác nhau, vì thế bộ nhận diện của thương hiệu cũng sẽ gồm có rất nhiều thành phần chứ không phải chỉ dừng lại ở hình ảnh, chữ viết hay lời nói.

Bộ nhận diện chính là phương tiện để khách hàng có cơ sở đánh giá về vai trò, giá trị và tính cách của thương hiệu. Liệu thương hiệu có đủ năng lực thực hiện những hợp đồng lớn hay không? Hoặc sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp liệu có đáng để tin tưởng hay không ? Theo chiều ngược lại, bộ nhận diện cũng là cách đơn giản và hiệu quả nhất để thương hiệu gây được ấn tượng tích cực ban đầu trong mắt người khách hàng. Vậy một bộ nhận diện thương hiệu hoàn thiện sẽ bao gồm các yếu tố nào?

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì ?

Nhận diện thương hiệu dựa vào màu sắc và thiết kế logo

Màu sắc và thiết kế logo chính là hai thành phần cơ bản và cũng là thứ tạo nên ấn tượng đầu tiên đối với người nhìn. 

  • Màu sắc: Mặc dù cho không có bất kỳ hình ảnh nào trước mặt nhưng khi nhắc đến các hãng xe ôm công nghệ ngày nay, người ta vẫn có thể liên tưởng ngay tới Grab màu xanh lá cây và Bee màu vàng.
  • Logo: Đội ngũ thiết kế logo của mỗi doanh nghiệp thường tạo ra một hình mẫu logo chính và nhiều mẫu logo khác nhau để có thể linh động hơn trong một số trường hợp. Ví dụ như logo trên nền màu sẽ khác với logo trên nền trắng.

Nhận diện thương hiệu trên sản phẩm

  • Thiết kế bao bì sản phẩm: Mẫu thiết kế bao bì sản phẩm đẹp, độc đáo, chuyên nghiệp không chỉ khẳng định độc quyền giá trị sản phẩm mà còn là phương tiện đắc lực trong việc bán hàng và đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng rộng rãi hơn. 
  • Tem nhãn dán trên sản phẩm
  • Phiếu bảo hành sản phẩm
  • Sách hướng dẫn sử dụng sản phẩm
XEM THÊM:  PR là gì ? 7 bước xây dựng chiến lược PR hiệu quả cho doanh nghiệp

Nhận diện thương hiệu văn phòng

Tiếp đến là giao diện, hình ảnh của các đồ dùng trong văn phòng công ty sẽ được thiết kế bắt mắt, phù hợp với phong cách logo, kết hợp với đặc tính sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu để tạo nên sự đồng bộ, nhất quán. 

  • Đặt tên thương hiệu
  • Sáng tạo slogan
  • Thiết kế logo
  • Tiêu đề thư
  • Hóa đơn
  • Giấy viết thư
  • Thẻ nhân viên
  • Đồng phục nhân viên
  • Phong bì thư

Nhận diện thương hiệu sản phẩm ngoài trời

Các thiết kế biển hiệu ngoài trời, băng rôn với thiết kế đồng bộ sẽ tạo ấn tượng sâu sắc tới khách hàng ở khu vực ngoài doanh nghiệp. Nó góp phần giúp xây dựng và quảng bá hình ảnh thương hiệu ở khắp mọi nơi.

  • Băng rôn
  • Biển quảng cáo
  • Biển hiệu đại lý
  • Biển hiệu trước văn phòng
  • Biểu tượng công ty

Nhận diện thương hiệu marketing

  • Catalogue
  • Brochure
  • Tờ rơi và tờ gấp
  • Hồ sơ năng lực
  • Website
  • Video quảng cáo

Ý nghĩa của bộ nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cách mà những người bên trong cũng như bên ngoài tổ chức nhận định về nó.

Thứ nhất, bộ nhận diện thương hiệu cung cấp cho tổ chức khả năng nhận biết và khả năng hiển thị. Đối với cả tổ chức lợi nhuận và tổ chức phi lợi nhuận, điều quan trọng là mọi người biết đến sự tổn tại của nó; ghi nhớ tên và sứ mệnh kinh doanh cốt lõi của đơn vị đúng thời điểm.

Thứ hai, bộ nhận diện thương hiệu tượng trưng cho tổ chức, qua đó đóng góp vào hình ảnh và danh tiếng của tổ chức đó. Van den Bosch, Elving và De Jong (2005) đã khám phá ra mối tương quan giữa bản sắc doanh nghiệp với danh tiếng của công ty. Họ kết luận rằng bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò hỗ trợ cho danh tiếng của một tổ chức.

Bộ nhận diện thương hiệu

Thứ ba, bộ nhận diện thương hiệu thể hiện cấu trúc của một tổ chức cũng như các mối liên hệ giữa các đơn vị/bộ phận.

Thứ tư, bộ nhận diện thương hiệu liên quan đến cách mà các nhân viên trong công ty nhìn nhận về doanh nghiệp hoặc một bộ phận cụ thể mà họ làm việc (tùy thuộc vào chiến lược trực quan của doanh nghiệp về mặt này).

Thiết kế nhận diện thương hiệu thế nào?

Bởi đây là công việc đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo vì mỗi thương hiệu sẽ có màu sắc riêng, chính vì thế mà doanh nghiệp có thể lựa chọn tự thiết kế nhận diện thương hiệu hoặc thuê đơn vị khác thiết kế nhận diện thương hiệu cho công ty mình.

Tự thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí một cách tối đa nên thường muốn tự mình làm mọi việc. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự thiết kế bằng những phần mềm thiết kế chuyên dụng nếu có ý tưởng và tài năng.

Ưu điểm: Linh hoạt, chủ động, không tốn chi phí.

Nhược điểm: Nếu không có kinh nghiệm sẽ khiến tốn thời gian và công sức, tính đồng bộ trong hệ thống nhận diện cũng sẽ không cao.

Thuê đơn vị khác thiết kế nhận diện thương hiệu

Hình thức này dành cho các doanh nghiệp không thể tự mình làm được bộ nhận diện thương hiệu và muốn làm bộ nhận diện thương hiệu cần thiết để phát triển cho thương hiệu.

Ưu điểm: Sáng tạo cao, khác biệt hơn so với các đối thủ cùng ngành.

Nhược điểm: Tốn kém khoản chi phí đầu tư ban đầu.

Các lưu ý khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Tính thống nhất

Các danh mục của bộ nhận diện thương hiệu công ty phải đồng nhất từ Logo, ấn phẩm văn phòng, slogan, tên thương hiệu,… Các hạng mục phải mang tính thống nhất về màu sắc, biểu tượng,… Khi thay đổi nhận diện cần phải thay đổi đồng bộ nhằm tránh sự không thống nhất.

Bộ nhận diện thương hiệu

Tính độc nhất trong nhận diện doanh nghiệp

Bộ nhận diện thương hiệu của công ty cần phải có sự khác biệt. Khi thiết kế thương hiệu tuyệt đối không nên xuất hiện nhiều. Bộ nhận diện cho một Sản phẩm, một nhãn hiệu,…. Đối với công ty có nhiều sản phẩm thì có thể mỗi sản phẩm sẽ sở hữu một nhãn hiệu riêng.

XEM THÊM:  Advertising là gì ? Bật mí 8 bước xây dựng advertising campaign hiệu quả 

Khi cạnh tranh với đối thủ thì việc đầu tiên là triển khai một bộ nhận diện chuyên nghiệp hơn. Tuyệt đối không được sao chép ý tưởng, trùng ý tưởng của doanh nghiệp đối thủ xuất hiện trước. Điều đó sẽ làm giảm đi tính cạnh tranh. Đôi khi việc sao chép nhận diện lại chính là làm nền cho doanh nghiệp đối thủ.

Tính đồng bộ các hạng mục

Trong bộ nhận diện cũng phải có sự nhất quán, đồng bộ, làm thế nào thể hiện được bản sắc của doanh nghiệp. Đối với các ấn phẩm Marketing: thiết kế hồ sơ năng lực, việc thiết kế Profile công ty, tờ rơi,…đều phải có sự đồng bộ hóa, hình ảnh của logo, từ màu sắc theo logo, đường nét, bố cục, font chữ chuẩn theo nhận diện…

Đảm bảo không trùng lặp, đảm bảo đăng ký bảo hộ logo, bảo hộ tên thương hiệu với cục sở hữu trí tuệ

✅ Đảm bảo đăng ký logo, slogan

✅ Đảm bảo đăng ký tên thương hiệu sản phẩm/dịch vụ

✅ Đảm bảo đăng ký tên sản phẩm, nhãn mác sản phẩm…

Đường nét và màu sắc trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Hành vi mua hàng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, cũng sẽ không chuyển từ thương hiệu này sang thương hiệu khác nếu doanh nghiệp có được sự lựa chọn chuẩn xác trong quá trình định hình đường nét và màu sắc chủ đạo khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Đa phần các doanh nghiệp đều nghĩ rằng, hành vi mua hàng có được là nhờ vào chất lượng của sản phẩm và dịch vụ mang lại.

Nhưng hãy nghĩ kỹ lại, khi một khách hàng hoàn toàn xa lạ chưa từng có cơ hội trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, cũng không được tư vấn truyền miệng bởi những khách hàng đi trước vậy thì lấy cơ sở nào để hướng họ đến việc quyết định mua hàng. Câu trả lời chính nằm ở sự khéo léo, khoa học trong cách lựa chọn và phối hợp đường nét và màu sắc trong thiết kế – dẫn đến chinh phục tâm lý người xem và dẫn họ đến hành vi chọn mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ.

Bộ nhận diện thương hiệu

Một sản phẩm thiết kế có đường nét bo tròn mềm mại sẽ tạo ra cảm nhận hoàn toàn khác so với một sản phẩm sở hữu những đường nét thẳng và góc cạnh. Hoặc khi bạn lựa chọn phát triển nhận diện thương hiệu dựa theo sự sang trọng, tinh tế và hướng đến những nhóm khách hàng có cùng sở thích tương tự, thì những màu sắc thuộc nhóm màu nóng như vàng chanh hay đỏ tươi ngay lập tức nên bị loại bỏ. 

Nếu như bộ nhận diện thương hiệu là yếu tố căn bản để khách hàng đánh giá vai trò và sức mạnh của thương hiệu, thì đường nét và màu sắc thiết kế chính là minh chứng rõ nét nhất cho thấy mức độ thấu hiểu khách hàng tiềm năng của đội ngũ xây dựng thương hiệu.

Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Bước 1: Tìm hiểu và phân tích yêu cầu từ khách hàng

Đây là bước đầu tiên nhưng lại là bước đặt nền móng cho sự thành bại của bộ nhận diện thương hiệu.

Ở giai đoạn này, thương hiệu cần phải giải quyết các vấn đề: Thương hiệu là ai (thuộc ngành hàng hay lĩnh vực nào), đối tượng thương hiệu hướng tới là ai, các giá trị thương hiệu đem đến trên thị trường là gì, bản sắc thương hiệu có đặc điểm gì nổi bật…

Sau khi kết thúc quá trình này, thương hiệu sẽ sở hữu một bản đánh giá tường tận nhất làm tiền đề cho quá trình sáng tạo bộ nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả hơn.

Bộ nhận diện thương hiệu

Bước 2: Lên ý tưởng cho bộ nhận diện thương hiệu

Sau khi đã có đầy đủ những yêu cầu cơ bản của thương hiệu về bộ nhận diện, đây là thời điểm cho các nhà thiết kế thỏa sức bay bổng với sự sáng tạo của mình.

Quá trình lên ý tưởng bắt đầu với thứ tự như sau:

Tên thương hiệu

Mọi cái tên đều cất giữ những ý nghĩa khác nhau, và tên thương hiệu cũng không loại trừ. 

Đó không chỉ đơn thuần là một cái tên sáo rỗng, mà tên thương hiệu mở ra cả một câu chuyện về hành trình của thương hiệu và doanh nghiệp, dẫn đến lý do vì sao đặt cái tên ấy, mong muốn của thương hiệu đằng sau cái tên ấy là gì. Tên thương hiệu không được trùng lặp, phải dễ đọc, ấn tượng và dễ nhớ, dễ dàng liên kết với lĩnh vực thương hiệu đang hoạt động.

XEM THÊM:  KPI trong Marketing là gì? 10 KPI marketing bạn cần nắm rõ

Hãy viết nên một câu chuyện thật hấp dẫn và lôi cuốn khiến cho khách hàng ấn tượng ngay khi lần đầu bắt gặp tên thương hiệu.

Slogan

Sau khi thống nhất được tên thương hiệu, đây là lúc sáng tạo nên một câu slogan để có thể định vị thương hiệu trên thị trường.

Slogan thường được tóm gọn đơn giản trong 8 từ, đơn giản nhưng phải gây được ấn tượng cực kỳ mạnh mẽ với khách hàng. Không những thế, Slogan còn đồng hành xuyên suốt cùng với sự phát triển của thương hiệu nên nó đóng góp phần rất lớn trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.

Quá trình sáng tạo slogan phải đảm bảo thật chỉn chu, kỹ lưỡng và đòi hỏi các nhà sáng tạo phải dự đoán được các xu hướng thịnh hành vào nhiều năm sắp tới. Một số ví dụ về các câu slogan ghi dấu ấn sâu sắc với khách hàng: Think Different (Apple), The Powers of Dream (Honda), Broadcast Yourself (Youtube)…

>>> Xem thêm: Slogan là gì ? Những slogan hay và độc đáo 

Logo

Ai cũng có thể nhận thức được rõ vai trò quan trọng của logo, không chỉ đối với người làm kinh doanh.

Logo là biểu tượng, là hình ảnh của thương hiệu. Khi nhắc đến tên thương hiệu, người tiêu dùng chưa chắc đã có thể nhớ rành mạch tên các sản phẩm. Nhưng hầu hết mọi người đều liên tưởng được logo của thương hiệu. Có thể thấy, logo tác động trực tiếp và sâu sắc như thế nào trong tiềm thức của người tiêu dùng.

Bộ nhận diện thương hiệu

Sáng tạo một logo đạt hiệu quả chưa bao giờ là dễ dàng. Các nhà thiết kế phải đi từ các bước: Nghiên cứu thị trường, khảo sát mong muốn của khách hàng, khảo sát đặc tính thương hiệu. Tìm kiếm hình ảnh liên quan đến thương hiệu, biến hóa với màu sắc, hình khối… làm sao để có thể nổi bật hình ảnh thương hiệu nhất có thể.

Logo muốn trường tồn lâu dài trên thị trường vừa phải có sự khác biệt, vừa phải đảm bảo phù hợp với xu hướng hiện tại. Hãy đảm bảo rằng khách hàng luôn nhận diện được logo của bạn ở mọi phương tiện, xác định được lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động và kích thích được trí tò mò của chính họ.

Bước 3: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Đã đến lúc đưa tất cả mọi ý tưởng trên bàn giấy trở thành sự thực.

Trong bước này, các nhà thiết kế thêm thắt “gia vị” để biến hóa hình ảnh Logo thật ấn tượng hơn trong mắt khách hàng. Cách sắp xếp hình ảnh, cách sử dụng họa tiết, cách phối hợp màu sắc như thế nào nhằm tác động trực tiếp tới thị giác của khách hàng nhất, định vị thương hiệu rõ ràng nhất. Đồng thời, mọi chi tiết được bổ sung cần phải đáp ứng yêu cầu liên kết, đồng nhất với nhau để thể hiện tính chuyên nghiệp của thương hiệu. 

Bước 4: Hoàn chỉnh và hướng dẫn sử dụng.

Thành phẩm đã hoàn tất nhưng nhiệm vụ của các nhà thiết kế chưa thể dừng lại ở đó.

Sử dụng bộ nhận diện thương hiệu như thế nào cho hiệu quả cũng cần áp dụng một chiến lược rõ ràng. Cho nên, các nhà thiết kế phải tổng hợp tất cả về logo, cách in ấn, vật liệu, màu sắc vào một cuốn cẩm nang. Đảm bảo quá trình sử dụng luôn diễn ra thuận lợi nhất.

Lời kết

Bên cạnh những tác động tích cực đến quá trình xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu còn mang một nhiệm vụ khác cũng quan trọng không kém Đó là tăng thêm năng lực cạnh tranh cho thương hiệu trên thị trường. Bộ nhận diện thương hiệu được thực hiện đủ tốt vừa giúp doanh nghiệp gửi gắm câu chuyện của mình, vừa chứng tỏ được năng lực cạnh tranh cũng như khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Hy vọng bài viết trên đã góp phần giúp độc giả hiểu thêm nhiều kiến thức về bộ nhận diện thương hiệu.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300