[GIẢI ĐÁP] Làm sao để web lên top Google nhanh, bền vững

Bạn chưa có kinh nghiệm làm SEO, nên chưa biết cách làm sao để web lên top Google, khi mà có hàng ngàn bài viết được xuất bản mỗi ngày?

Vậy thì hãy theo dõi bài viết dưới đây, HapoDigital sẽ hướng dẫn cho bạn đọc 9 bước để bài viết lên top Google nhanh và bền vững.

Hiểu đúng về bản chất của SEO lên top Google

Để bài viết của bạn lên top của Google thông qua tìm kiếm tự nhiên, thì bạn phải thực hiện công việc SEO.

Trước hết, bạn cần phải hiểu đúng luật chơi của Google, để việc SEO trở nên hiệu quả và bền vững nhất.

1. Cách mà Google tìm kiếm hoạt động

Làm cách nào để nội dung bài viết của bạn trong vô số hàng ngàn nội dung trên Internet được Google tìm ra và đưa lên top đầu của trang tìm kiếm?

Điều này, được lý giải bởi quá trình thu thập và xử lý dữ liệu của Google:

  • Thu thập dữ liệu (Crawling): Là quá trình những con bot của Google phát hiện ra những trang mới, lấy dữ liệu từ các website.
  • Lập chỉ mục (Indexing): Sau khi tìm thấy trang, Google sẽ đọc hiểu nội dung và chúng sẽ được đưa vào chỉ mục (là kho chứa cơ sở dữ liệu khổng lồ). Ở quá trình này, chúng lấy ra những từ khóa mô tả chính xác nhất về nội dung bài viết muốn truyền tải, và phân loại. Nếu như website của bạn chưa được lập chỉ mục, thì chúng vẫn chưa được xuất hiện ở kết quả tìm kiếm trên Google.
  • Xếp hạng (Ranking): Sau khi lập chỉ mục, Google sẽ sắp xếp những câu trả lời tốt nhất lên trên kết quả tìm kiếm.

google-bot-thu-thap-du-lieu

Google bot thu thập dữ liệu

2. Nguyên tắc để một website lên được top của Google

Google là một công cụ tìm kiếm lớn và phổ biến nhất hiện nay, bản chất Google ra đời là tạo ra một “sân chơi” cung cấp các kiến thức hữu ích đến với người dùng.

Vậy thì muốn lên được top của Google, thì bạn cần phục vụ người dùng và cả Google, hay đúng hơn là cụm từ “Chuẩn SEO”.

Website của bạn cần phải đáp ứng được 3 tiêu chí như sau:

  • Đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng (search intent).
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, thông qua các kỹ thuật khiến Google hiểu về website, thu thập dữ liệu, lập chỉ mục nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Doanh nghiệp tiếp cận được đúng nhóm khách hàng mục tiêu hướng tới.

Gợi ý từ Google để có một website hoạt động tốt

Google mong muốn cung cấp những nội dung chuyên sâu, có giá trị, nên gợi ý cho SEOer cách thức để tối ưu SEO hiệu quả.

  • Giúp cho Google tìm thấy nội dung thông qua việc gửi sơ đồ trang web (sitemap XML).
  • Thông báo cho Google biết rằng những nội dung nào bạn không muốn cho Google tới thu thập dữ liệu (robot.txt).
  • Giúp Google và người dùng hiểu được nội dung bài viết mà bạn muốn truyền tải.
  • Cần tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng.
  • Tối ưu các thẻ tiêu đề (title), mô tả (meta), hình ảnh.
  • Xây dựng và tối ưu hóa nội dung chất lượng tới người đọc.
  • Xây dựng và tối ưu hệ thống link chất lượng: Internal link (liên kết nội bộ), External link (liên kết ngoài trang), backlink.
  • Quản lý sự xuất hiện của trang web đối với kết quả tìm kiếm của người dùng.
  • Phân tích hiệu suất về sự tìm kiếm và hành vi của người dùng.
XEM THÊM:  3 bước kinh điển tối ưu một từ khóa lên TOP hay cứu một từ khóa rớt TOP

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn thông qua Cẩm nang tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Làm sao để web lên top Google?

Để SEO bài viết lên top của Google, thì đó là cả một quá trình đầu tư, tối ưu và cải thiện hàng ngày.

Bước 1: Nghiên cứu đối thủ ngành hàng

Để có một chiến lược SEO hiệu quả, bạn cần phải phân tích đối thủ, thông qua đó sẽ học được nhiều thứ.

Bạn tìm được các “điểm chạm” cần thiết của khách hàng đối với website, mối bận tâm của họ là gì, nhu cầu tìm kiếm như thế nào trên Google, từ đó bạn sẽ có được những thông tin tối quan trọng trong bước đầu đưa website lên top Google.

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh bạn cần làm là nghiên cứu top 10 đầu tiên trên Google. Hãy phân tích website mạnh nhất trong ngành hàng, kết hợp với một số chỉ số để đánh giá: Traffic của đối thủ, tình trạng của website, quá trình hoạt động của web, nội dung, hình ảnh, hệ thống link…

nghien-cuu-doi-thu

Nghiên cứu đối thủ

Một số công cụ hỗ trợ bạn phân tích đối thủ hiệu quả bao gồm: Ahrefs, Semrush,…

Thông qua những phân tích về những đối thủ trong ngành hàng, cộng với những nội tại mà doanh nghiệp đang có, bạn cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của website khi đưa lên top Google.

Bước 2: Xây dựng bộ từ khóa

Người dùng đến với Google với mong muốn tìm hiểu về thông tin, hay còn gọi là truy vấn tìm kiếm, để phục vụ một ý định tìm kiếm nào đó của người dùng.

Để tiếp xúc được với người dùng, thì website của bạn cần phải xuất hiện ở nhiều “điểm chạm”. Và “điểm chạm” trên Google chính là từ khóa tìm kiếm mà người dùng truy vấn.

Đây chính là yếu tố quan trọng bước đầu, trong dự án đưa website lên top của Google. Việc bạn cần làm là tìm ra bộ từ khóa phù hợp với nhu cầu tìm kiếm, giải quyết các vấn đề khúc mắc của khách hàng.

Bạn cần triển khai bộ từ khóa tập trung vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, cùng với bộ từ khóa mở rộng của toàn ngành, để thu hút nhóm khách hàng tiềm năng về với website.

Mỗi một nhóm từ khóa sẽ có một tính chất và mục đích riêng như cạnh tranh về khả năng xuất hiện của sản phẩm, dịch vụ so với đối thủ, hay mở rộng khả năng xuất hiện về thương hiệu đối với những khách hàng tiềm năng.

Bạn có thể nghiên cứu bộ từ khóa thông qua một số công cụ như: Ahrefs, Semrush, Keywordtool.io, Google Keyword Planner…

Bước 3: Xây dựng cấu trúc website

Cấu trúc của một website tốt là một trong những cách đưa website lên top Google nhanh và bền vững. Bởi điều đó giúp cho Google hiểu được website, hỗ trợ quản lý nhóm nội dung, mà người dùng cũng dễ dàng tìm kiếm.

Công thức để có được một cấu trúc website chuẩn chính là : bộ từ khóa ngành + kiến thức ngành + nghiên cứu khách hàng mục tiêu.

Thông qua tìm hiểu về khách hàng bao gồm: họ là ai, họ tìm những từ khóa cụ thể gì, quy trình tìm kiếm của họ ra sao,…

Qua đó, bạn sẽ biết được cách xác định các chuyên mục chính của web, bài viết đi với chuyên mục nào là phù hợp, quản lý nội dung ở trên trang cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

XEM THÊM:  Chia sẻ danh sách 300+ mạng xã hội chất lượng đi backlink FREE

Bạn cần xác định nhóm từ khóa nào sẽ SEO vào trang chủ, từ khóa nào cho danh mục lớn, danh mục nhỏ, từ khóa nào sẽ đẩy vào trong bài viết, hay landing page để phục vụ tốt nhất đối với người đọc.

Bước 4: Lên kế hoạch triển khai công việc SEO

Để thực hiện bất cứ một dự án nào, bạn cần có được bản kế hoạch tổng thể, để nhận định được hướng làm, cũng như cách thức thực hiện cho từng đầu mục công việc.

Đối với SEO cũng vậy, việc triển khai một kế hoạch SEO sẽ bao gồm 4 nhóm công việc:

  • Xây dựng website: Việc bạn cần làm là xây dựng website thân thiện với Google, và cả người dùng. Giai đoạn này có người xây dựng website mới, hoặc sửa lại website hiện tại, tùy thuộc vào việc doanh nghiệp đã có trang web hay chưa.
  • Xây dựng nội dung cho website: Thông qua bộ từ khóa đã được nghiên cứu, bạn sẽ nhóm từ khóa vào các chủ đề khác nhau, xác định số lượng cần có để cho mỗi nhóm chủ đề. Định hướng chủ đề nào cần làm trước, chủ đề nào nên làm sau, xây dựng hệ thống link nội bộ thế nào.
  • Cách thức quảng bá nội dung: Để “chạm” với khách hàng, thì bạn cần chia sẻ chúng thông qua hệ thống mạng xã hội, báo chí…
  • Phân tích dự án, audit website: Trong quá trình thực hiện dự án, bạn cần song song theo dõi và phân tích các dữ liệu phản hồi, để có những phương án điều chỉnh phù hợp nhất.

Tùy thuộc vào tính chất của từng dự án, cũng như về sự cạnh tranh của từng ngành hàng, mà dự án SEO sẽ cần những công việc khác nằm trong 4 nhóm công việc trên.

Và trong các bước tiếp theo, sẽ triển khai cụ thể hơn về 4 nhóm công việc chính này.

Bước 5: Tối ưu cấu trúc Onpage website

Onpage chính là cầu nối giữa người dùng và Google, khi chúng tăng trải nghiệm của khách hàng, cũng như giúp cho Google hiểu rõ hơn về website.

SEOer sẽ kiểm tra tình trạng của website bao gồm: URL web, heading, tốc độ tải trang, mức độ thân thiện với thiết bị di động… Bạn sẽ yêu cầu Coder điều chỉnh lại để trang web tối ưu hơn nếu như website của doanh nghiệp sử dụng web code.

kiem-tra-muc-do-than-thien-voi-thiet-bi-di-dong

Kiểm tra mức độ thân thiện với thiết bị di động

Có rất nhiều công cụ hỗ trợ checklist Onpage bao gồm: SEOQuake, Web Developer, Screaming Frog…

Bước 6: Xây dựng hệ thống mạng xã hội Social cho doanh nghiệp

Đây là hệ thống được xây dựng để tăng độ nhận diện của doanh nghiệp trên nền tảng Internet. Đồng thời, mạng xã hội này cũng là nguồn quảng bá về nội dung một cách tự nhiên.

Trước hết, việc bạn cần làm là tạo ra một danh sách các trang mạng xã hội, tạo lập tài khoản trên đó. Bạn ưu tiên các tài khoản mạng xã hội có cộng đồng quan tâm, hay là nơi có nhiều khách hàng mục tiêu, đảm bảo được việc chia sẻ đúng người đúng chỗ.

Bạn cần lên kế hoạch chia sẻ nội dung trên các mạng xã hội vào khoảng thời gian nào, số lượng ra sao, thống kê một cách chi tiết để dễ dàng kiểm soát hơn.

Một số công cụ có thể hỗ trợ công việc chia sẻ và kiểm soát đăng bài tự động gồm: Only While, IFTTT…

Khi chia sẻ Social, bạn cần phải thống nhất về thông tin chia sẻ, thống kê các thông tin của doanh nghiệp như tên gọi, ngày thành lập, số điện thoại, email…để chia sẻ chung trên các trang mạng xã hội. Điều này làm tăng sự nhận diện của Google đối với doanh nghiệp.

Bước 7: Triển khai kế hoạch xây dựng Content

Như bạn cũng đã biết, trong việc xây dựng bộ từ khóa có 2 nhóm từ khóa:

  • Từ khóa về sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh trực tiếp với đối thủ cùng ngành hàng.
  • Từ khóa mở rộng để tăng độ nhận diện thương hiệu của website đối với khách hàng.
XEM THÊM:  Cách xếp hạng trong các Featured snippets của Google

Theo như kinh nghiệm của HapoDigital thực chiến nhiều năm, bạn nên triển khai bộ từ khóa theo cùng một nhóm chủ đề trước, để có một bức tranh tổng quan, từ đó phân bổ nội dung cũng như hỗ trợ hiệu quả cho công việc đi Internal Link.

Kết hợp với việc phát triển bộ từ khóa mở rộng nếu như muốn thêm lượt traffic vào website. Hay tập trung vào đẩy mạnh sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp thông qua bộ từ khóa chính của sản phẩm, dịch vụ. Điều ấy phụ thuộc vào mong muốn vào chiến lược SEO của từng doanh nghiệp.

Dưới đây là quy trình để triển khai một bài viết chuẩn SEO:

  • Bước 1: Xác định nhóm từ khóa chính, từ khóa phụ, nắm được search intent (ý định tìm kiếm của người dùng).
  • Bước 2: Chọn concept để viết bài phù hợp với search intent.
  • Bước 3: Lên dàn ý chung của bài viết, cần triển khai các ý như thế nào.
  • Bước 4: Viết bài
  • Bước 5: Đăng bài, tối ưu ảnh, tối ưu các thẻ tiêu đề, mô tả, các thẻ H, URL, đặt link nội bộ cho bài.

Đó là quy trình để xây dựng một bài viết với nội dung chuẩn SEO, đừng quên Index cho bài viết bằng Google Search Console, để bot của Google vào đọc và xếp hạng bài viết.

Bước 8: Xây dựng hệ thống backlink

Bên cạnh việc xuất bản nội dung chuẩn SEO, đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng. Tùy theo chiến lược của dự án SEO, hay độ khó của từ khóa, mà một số bài viết, hay danh mục sản phẩm bạn cần phải quảng bá nội dung trên trang cùng với một số chiến lược xây dựng backlink như:

  • Đi bài Guest Post
  • Sử dụng hệ thống Social
  • Kiểm tra backlink của đối thủ xem đối thủ đang đi link như thế nào.
  • Đặt backlink tại các trang báo uy tín.
  • Xây dựng các nội dung trụ cột (Content Pillar).

Hiện nay, HapoDigital là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ guest post, dịch vụ backlink,….hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy chiến dịch SEO hiệu quả, để bắt top của Google nhanh và bền vững hơn.

Bước 9: Phân tích dữ liệu website và đánh giá thứ hạng

Công việc SEO không thể thiếu được bước đo lường và đánh giá, có một vài số liệu yêu cầu sự theo dõi thường xuyên, định kỳ để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp nhất.

Có 2 công cụ hỗ đắc lực cho quá trình đo lường và đánh giá này là:

  • Google Search Console: Giúp xem lượng truy cập vào web, số từ khóa người dùng quan tâm, tỷ lệ người dùng click, link nội bộ triển khai ra sao, backlink trỏ về website, external link hướng về đâu, lỗi website được ghi nhận từ Google…
  • Google Analytics: Giúp theo dõi lượng traffic, thời gian người dùng ở lại trên trang, thông tin về nhân khẩu học của người dùng khi truy cập vào web…

Google-Search-Console-la-cong-cu-ho-tro-do-luong-SEO-hieu-qua

Google Search Console là công cụ hỗ trợ đo lường SEO hiệu quả

Ngoài ra, bạn sử dụng thêm một số công cụ khác để đánh giá thứ hạng của bài viết: Serprobot, Spineditor, Ahrefs…
Cùng với đó là một số tiêu chí đối với việc check thứ hạng từ khóa là: tỷ lệ từ khóa lên top, thời gian dự kiến để lên top, tỷ lệ bắt đúng trang đích dự kiến.

Thông qua đó, bạn có hướng triển khai tiếp theo như audit content, mở rộng thêm bộ từ khóa, hay xây dựng hệ thống backlink…

Trên đây, HapoDigital đã trả lời cho bạn đọc câu hỏi Làm sao để web lên top Google thông qua 9 bước, từ đó lên top Google bền vững, chất lượng theo thời gian.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300