Site map là gì? Hướng dẫn cách tạo sitemap đầy đủ nhất

Sitemap là phần nâng cao trong SEO và thuộc quản lý của người thiết kế web. Đây được coi như là bản đồ định hướng của một website. Vậy vai trò của sitemap như thế nào đối với SEO và người dùng. Cùng Dịch vụ SEO HapoDigital tìm hiểu rõ hơn về công dụng của file này dưới đây.

Sitemap là gì?

Sitemap còn được gọi là sơ đồ trang web. Sitemap là tập tin văn bản chứa tất cả đường dẫn URL của một website. Bên cạnh đó, sitemap còn có thể chứa các siêu dữ liệu về mỗi đường dẫn thông báo sẽ được gửi đến cho bạn khi URL đó mới được cập nhật.

Sitemap có tác dụng hướng dẫn cho con bot của Google hay công cụ tìm kiếm thu thập thông tin website một cách hiệu quả, cập nhật những thay đổi trên trang website của bạn.

Sitemap là gì?
Sitemap là gì?

Vai trò của sitemap đối với website

Sitemap nên được cập nhập thường xuyên khi trang web thường xuyên có bài viết mới. Điều đó sẽ giúp cho bộ máy tìm kiếm nhanh chóng thu thập. Sau đó sẽ hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm và thu hút người dùng đến với website của bạn.

Vai trò đối với người dùng

Những website lớn, cơ sở dữ liệu, thông tin đồ sộ khiến cho người dùng phải cân nhắc lựa chọn các danh mục, nội dung cần tìm kiếm. Để dễ dàng xác định được nội dung cần tìm kiếm và lựa chọn nội dung trên website thì vai trò của sitemap là không thể thiếu.

Thông qua sitemap, giúp người dùng nhanh chóng tìm kiếm được nội dung theo yêu cầu. Chỉ cần xem trong thư mục sitemap là họ đã có thể dễ dàng tìm được nội dung mình cần.

Nếu như người dùng muốn tìm kiếm chính xác nội dung thông tin trên trang web. Bạn chỉ cần chọn chức năng tìm kiếm sơ đồ trên website. Sau đó từ khóa được nhập tìm kiếm đến với nơi người dùng cần tìm trên website.

XEM THÊM:  [CẬP NHẬT] 13 thuật toán Google cốt lõi, cách cải thiện thứ hạng!

Với vai trò của sitemap thì người dùng sẽ ở lại với trang web nhiều hơn. Đồng thời giúp tăng thời gian truy cập, cùng với những thông tin trên website hữu ích. Sẽ giúp đẩy website của bạn thân thiện với người dùng hơn. Chắc chắn đây là một trong những yếu tố giúp thúc đẩy quá trình lên top nhanh hơn.

Sitemap trong quá trình SEO

Sitemap luôn là một trong những yếu tố rất quan trọng để giúp những con bot trên công cụ tìm kiếm có thể index tất cả nội dung trên website của bạn. Mà không lo bị bỏ sót bất cứ một bài viết nào trên trang website của bạn.

Hơn nữa, sitemap còn giúp cho những chỉ mục sau khi được index sẽ được sắp xếp một cách khoa học để mang đến hiệu quả tốt hơn. Điều hướng những con bot tìm kiếm cũng như thu thập thông tin được chuyên sâu đến từng ngóc ngách trên trang.

Bạn nên chú tâm rằng, vai trò của sitemap chỉ đi vào những đường dẫn mà bạn đã tiến hành khai báo trước đó. Còn đối với những đường dẫn không được khai báo thì nó bỏ qua.

Sitemap là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong công việc và hoạt động của SEO. Sitemap giúp cho công cụ tìm kiếm trở nên nhanh hơn trong quá trình thu thập những thông tin, dữ liệu quan trọng của website.

Bên cạnh đó, vai trò của sitemap còn phân tích toàn bộ trang web. Nếu như phát hiện bất cứ vấn đề gì thì sẽ có thông báo cho quản trị web. Để từ đó có giải pháp cũng như khắc phục kịp thời giúp website của bạn trở nên tốt hơn.

Vai trò của sitemap trong SEO
Vai trò của sitemap trong SEO

Tham khảo: DMCA là gì? Hướng dẫn đăng kí DMCA bảo vệ bản quyền nội dung

Hướng dẫn cách tạo sitemap cho trang web

Sitemap là một trong những phần quan trọng của website. Do đó bạn cần biết cách tạo sitemap cho trang website của mình. Khi khởi tạo phải chính xác bởi nếu bạn cấu hình sitemap không đúng sẽ khiến vị trí của website sẽ bị xuống hạng một cách nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu ngay cách khởi tạo sitemap để hoàn thiện trang web.

XEM THÊM:  Hướng dẫn tăng chỉ số Domain Authority (DA) từ A-Z năm 2024

1. Cách tạo sitemap trực tiếp cho website

Hiện nay có nhiều công cụ hỗ trợ bạn trong viết tạo sitemap. Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn cách tạo sitemap trực tiếp ngay trên internet rất hiệu quả và được rất nhiều SEOer sử dụng.

Đầu tiên bạn cần phải có một trang web vẫn còn đang hoạt động. Sau đó tạo một file văn bản, có thể dùng Notepad ++ để cài đặt thông số Priority cho các URL theo mong muốn.

Bước 1: Truy cập vào trang web www.xml-sitemaps.com để tiến hành

Bước 2 : Điền những thông số sau theo yêu cầu:

– Starting URL: Gõ địa chỉ website của bạn vào mục này.

– Change frequency: Tại đây thì bạn nên chọn daily. Ngoài ra bạn có thể chọn thông số khác phù hợp với nhu cầu.

– Last modification: Tại đây nên chọn Use server’s response

– Priority: Để tự động (Automatically calculated priority)

Sau khi setup xong thì bấm vào Start để cho nó chạy. Quá trình sẽ rất nhanh nếu như website của bạn đơn giản và nội dung chưa nhiều. Sau khi quá trình này xong thì bạn sẽ nhận được một danh sách các file sitemap. Tuy nhiên, cách tạo sitemap thì bạn chỉ cần chú ý đến 4 file quan trọng là sitemap.xml, ror.xml, sitemap.html và urllist.txt

Bước 3 : Tải xuống file xml

Sau khi tải về máy tính thì bạn mở file sitemap.xml lên bằng ứng dụng Notepad ++. Sau đó thì cài đặt thông số Priority cho các url theo ý bạn.

Lưu ý những thông số Priority quy định mức độ quan trọng của các url đối với website của bạn. Nếu như Url nào quan trọng thì nên để nó cao điểm hơn. Thang điểm cao nhất là 1.0 và thấp nhất là 0.10.

Bước 4: Tải file sitemap.xml lên website.

Bước 5: Sử dụng công cụ Google Webmaster Tools để cập nhật sitemap lên cơ sở dữ liệu của Google. Vậy là đã hoàn thành cách tạo sitemap cho trang web.

Sử dụng sitemap có sẵn trong Plugin Yoast SEO

Trên các phiên bản Yoast SEO bản mới từ 7.0 trở đi, tính năng XML Sitemaps không còn được hiển thị trong 1 tab riêng nữa. Thay vào đó, để kích hoạt XML Sitemaps, các bạn phải truy cập vào SEO => General => Features => chuyển mục XML sitemaps sang trạng thái ON rồi lưu lại.

XEM THÊM:  Tìm hiểu Anchor Text Dựa Trên Nghiên cứu 384.614 Trang Web

Các thành phần có trạng thái ON tương ứng với các mục Show […] in search results? trong phần SEO => Search Appearance sẽ được hiển thị trong XML Sitemaps và ngược lại. Ngoài ra, các bạn không thể tùy chỉnh gì thêm.

 XML Sitemap Yoast Seo
XML Sitemap Yoast Seo

Những lưu ý khi tạo sitemap

Một tập tin sitemap thì không thể chứa nhiều hơn 50.000 URL và dung lượng cũng không được lớn hơn 50MB sau khi giải nén. Nếu như sitemap của bạn lớn thì nên chia nó thành những file sitemap nhỏ hơn. Bởi những mức giới hạn này đảm bảo cho máy chủ web của bạn không rời vào tình trạng quá tải khi phục vụ các tập tin lớn cho Google.

Nếu như bạn có nhiều hơn một sitemap thì hãy liệt kê chúng trong một tập tin chỉ mục sitemap.

Cách tạo sitemap cần chú ý URL mặc định của website như thế nào thì URL trong sitemap cũng cần phải có định dạng như vậy. Ngoài ra thì URL trong sitemap không chứa ID.

Mã hóa dành cho URL Sitemap cần phải là UTF8 và được mã hóa giúp máy chủ web đễ đọc.

Nếu như trang web của bạn có thể truy cập trên cả hai phiên bản có và không có www. Thì bạn không cần phải gửi riêng sitemap cho mỗi phiên bản.

Mỗi sitemap sẽ độc ​​lập với mỗi ngôn ngữ của nội dung. Vì thế cần đảm bảo rằng mỗi một phiên bản ngôn ngữ có thể thu thập dữ liệu và lập chỉ mục nhanh chóng. Sử dụng các URL duy nhất và nó có thể được bao gồm trong các Sitemap. Còn rất nhiều cách tạo sitemap bằng công cụ khác. Hãy thực hiện ngay để hoàn thiện cho trang web.

Tham khảo:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300