Cách sử dụng Google Keywords Planner và 7 mẹo dùng hiệu quả

Cách sử dụng Google Keyword Planner như thế nào, có áp dụng gì trong công việc SEO? Là câu hỏi mà nhiều nhà quản trị website thắc mắc.

Thì câu trả lời chính là Google Keyword Planner – công cụ miễn phí tuyệt vời kết hợp giữa Google Keyword Tool và Google Adwords Traffic Estimator giúp hỗ trợ người dùng dự đoán hiệu suất hoạt động của từ khóa.

Sử dụng Google Keyword Planner sẽ góp phần tích cực cho doanh nghiệp của bạn thực hiện thành công một chiến dịch marketing online đầy tiềm năng như ngày nay.

Google-keywords-planner

Công cụ Google Keyword Planner

Xem thêm: [Dịch vụ SEO uy tín chuyên nghiệp – Không Lên Top + Không Lấy Tiền] https://hapodigital.com/dich-vu-seo/

Google Keywords Planner là gì?

Google Keyword Planner được sử dụng với mục đích hỗ trợ cho các nhà quảng cáo có thể nghiên cứu từ khóa được người dùng đang có xu hướng tìm kiếm nhiều nhất, với mục đích giúp họ có thể điều chỉnh được chiến lược SEO và Google adwords hợp lý hơn, với mỗi sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Hiện nay, Google keywords planner được đánh giá có độ chính xác cao, sử dụng miễn phí nên được rất nhiều người trên toàn thế giới sử dụng để xác định chi phí hợp lý cho từng chiến dịch quảng cáo và chọn lọc ra được bộ từ khóa thích hợp.

Thêm vào đó, một tính năng hữu ích của Google Keywords Planner là cho biết mức độ khó và cạnh tranh từ khóa từ đó bạn sẽ lên kế hoạch trong việc có tiếp tục chi tiền để đầu tư nó hay không?

Nếu như bạn thiết lập một chiến lược đưa các từ khóa cần SEO lên tiêu đề, thẻ meta, hay các thẻ H được sắp xếp khoa học, giúp Google dễ đối chiếu các từ khóa trên website của bạn, với những từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm. Từ đó, giúp cho trang web được đưa lên vị trí xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm của Google.

Lợi ích khi sử dụng Google Keywords Planner

Một trong số các ưu điểm nổi bật của công cụ này chính là khả năng tối ưu hóa các từ khóa, trong chiến dịch chạy quảng cáo của Google. Để từ đó xác định được mức chi phí phù hợp, cùng với một số lợi ích không thể bỏ qua như:

1. Hỗ trợ nhà quản trị xây dựng kế hoạch quảng cáo hiệu quả

Với những người làm SEO hầu hết sẽ thực hiện các chiến dịch quảng cáo tiếp cận khách hàng. Và quảng cáo Google là một trong những hạng mục quyết định trực tiếp đến doanh thu.

Thông qua công cụ Google Keyword Planner, bạn biết được có bao nhiêu lượt tìm kiếm, lưu lượng truy cập trung bình hàng tháng, có bao nhiêu người đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ, ngành hàng mà bạn đang kinh doanh.

Thông qua đó, bạn nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu của thị trường, để lựa chọn được từ khóa phù hợp với chiến dịch quảng cáo của mình, làm sao để tối ưu chi phí tốt nhất đối với doanh nghiệp.

Công cụ lập kế hoạch từ khóa sẽ cung cấp giá thầu ước tính từng từ khóa để bạn có thể hoạch định chi phí cho ngân sách của mình một cách tối đa.

2. Lập kế hoạch tiếp cận từ khóa cho chiến dịch quảng cáo

Nhà quản trị có thể sử dụng một hay nhiều nhóm từ khóa, cho bộ kế hoạch từ khóa. Công cụ này liệt kê cả một bảng dự toán cho tổng một chiến dịch quảng cáo.

Khi phân tích từ khóa trên Google Keyword Planner, công cụ  này cho phép người dùng tải toàn bộ file về máy, để phân tích chi tiết hơn, và thống kê đầy đủ hơn công cụ Google Keyword Tool.

Khi đã nghiên cứu và tìm được từ khóa thích hợp, bạn có thể thêm các từ khóa này vào kế hoạch quảng cáo và sẵn sàng tung ra chiến dịch marketing của bạn trong thời điểm thích hợp.

3. Nghiên cứu thêm từ khóa tiềm năng

Từ khi công cụ này xuất hiện, đã đem lại sự thay đổi lớn trong hiệu quả nghiên cứu từ khóa so với trước đây.

Từ khóa là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến thành công của chiến dịch chạy quảng cáo Google. Việc sử dụng công cụ này giúp cho người làm SEO dự đoán được nhiều điều hơn như: hiệu suất hoạt động của từ khóa, chi phí trả cho từ khóa là bao nhiêu…

Việc sử dụng công cụ này thông thạo đem lại rất nhiều lợi ích đối với người làm SEO, giúp định hướng chiến dịch, tối ưu hóa chi phí quảng cáo, và đem về doanh thu cho doanh nghiệp.

Cách sử dụng Google Keywords Planner

Muốn sử dụng được Google Keywords Planner, bạn phải có tài khoản Google Adwords. Nếu bạn chưa có tài khoản Google Adwords, hãy lập một tài khoản mới theo các hướng dẫn rất cụ thể của Google. Bạn sử dụng 1 mail để sử dụng Google ads.

XEM THÊM:  12 kỹ thuật SEO website hiệu quả đáng để thử trong năm 2024

Bạn đăng nhập vào đây: https://ads.google.com/intl/vi_VN/home/ và làm theo hướng dẫn cài đặt tài khoản Google Ads.

Mình khuyên nhé: “Nếu bạn đang chạy Google Ads trên tài khoản đó thì việc nghiên cứu từ khóa trên Google Keyword Planner mới có hiệu quả. Nếu bạn chưa từng chạy Ads cho tài khoản đó thì bạn không nên sử dụng vì Google sẽ cho kết quả từ khóa không chính xác, lượng tìm khiếm của Google rất chung chung. Thậm chí tài khoản Google Ads lâu không hoạt động thì cũng không nên dùng. Nếu bạn chưa có tài khoản Google Ads thì cách tốt nhất là bạn có thể “mượn dùng tạm” của ai đó”

1. Đăng nhập vào Google Keyword Planner

Khi đã có tài khoản adwords, bạn đăng nhập vào tài khoản này và nhấp vào biểu tượng công cụ ở ngay đầu trang. Sau đó chọn nghiên cứu từ khóa.

chon-cong-cu-nghien-cuu-tu-khoa

Chọn công cụ nghiên cứu từ khóa.

Sau đó bạn có thể lựa chọn: Khám phá từ khóa mới ( Discover new keywords) hoặc nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm (Get search volume and forecasts)

hai-tinh-nang-trong-google-keyword-planner

Hai tính năng trong Google Keyword Planner

Hai tính năng này giúp bạn tạo ra cả hàng nghìn từ khóa tiềm năng trong chiến dịch của mình. Và dưới đây sẽ là cách để khai thác cả hai công cụ này.

2. Lựa chọn công cụ, tính năng

Tính năng đầu tiên Hapo Digital sẽ hướng dẫn bạn đọc, chính là cách nghiên cứu từ khóa mới.

2.1 “Khám phá các từ khóa mới” – Discover New Keywords

Tiếp theo, bạn gõ từ khóa muốn phân tích vào ô ‘Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn‘, lưu ý rằng thêm mỗi từ khóa thì enter.

Ví dụ như mình cần nghiên cứu từ khóa dịch vụ seo:

them-tu-khoa-vao-o-san-pham

Thêm từ khóa vào ô sản phẩm

Lưu ý rằng nên chọn vị trí Hà Nội hoặc TP.Hồ Chí Minh nếu bạn đang nghiên cứu thị trường ở đó. Nên chọn ngôn ngữ là tiếng Việt nếu SEO ở thị trường Việt Nam và tiếng Anh nếu ở thị trường nước ngoài.

Ngay lập tức bạn sẽ thấy rất nhiều kết quả được hiện ra. Sau đó bạn có thể sắp xếp theo mức độ tìm kiếm giảm dần khi click vào cột số lần tìm kiếm trung bình hàng tháng.

chon-cac-thuoc-tinh-can-nghien-cuu

Chọn các thuộc tính cần nghiên cứu

Bảng cột giá thầu được đề xuất chính là số tiền ước tính bạn phải trả cho Google khi ai đó click vào bài của bạn.

Xem thêm: Checklist SEO hoàn chỉnh
https://hapodigital.com/seo-checklist/

Lưu ý:

  • Bạn có thể nhập nhiều từ khóa cùng một lúc, để tìm kiếm những cụm từ khóa liên quan, để mở rộng thêm bộ từ khóa của mình.

2.2 Tính năng “Nhận lưu lượng tìm kiếm và dự đoán keywords” – Get search volume and forecasts

Tính năng này có hiệu quả khi bạn đã có một danh sách từ khóa, và muốn kiểm tra lưu lượng tìm kiếm của chúng. Đây không phải là tính năng giúp bạn tìm kiếm thêm những bộ từ khóa mới.

Cách dùng tính năng này, là sao chép danh sách từ khóa đó, và dán vào trường tìm kiếm, nhấn “save” để sao chép.

tinh-nang-nhan-luu-luong-tim-kiem-va-du-doan-keyword

Tính năng nhận lưu lượng tìm kiếm và dự đoán keywords

Tính năng này khác ở điểm:

  • Bạn sẽ nhận được dữ liệu từ bộ từ khóa mà bạn nhập.
  • Google sẽ dự đoán về việc bạn có thể nhận được bao nhiêu click và hiển thị với từ khóa mà bạn nhập trong trường tính năng này.

google-du-doan-so-luot-click-va-so-lan-hien-thi-cua-tu-khoa

Google dự đoán số lượt click và số lượt hiển thị của từ khóa

3. Lọc, sắp xếp kết quả

Sau quá trình nghiên cứu từ khóa, đây là công đoạn để bạn lọc kết quả phù hợp, theo mức độ liên quan từ cao đến thấp.

tra-ve-ket-qua-tu-khoa

Trả về kết quả từ khóa

Bên cạnh thông tin về danh sách từ khóa, công cụ này còn cung cấp những thông tin khác bao gồm:

  • Vị trí: quốc gia mà bạn đang muốn tiếp thị.
  • Ngôn ngữ: là ngôn từ của từ  khóa mà bạn đang muốn nghiên cứu và tiếp thị.
  • Mạng tìm kiếm: công cụ thông báo cho bạn biết rằng bạn đang muốn quảng cáo tập trung vào Google, hay các công cụ tìm kiếm khác như: Youtube, Bing… Lời khuyên là bạn nên chọn mạng tìm kiếm Google.
  • Phạm vi ngày: thông thường mặc định là 12 tháng.

thong-tin-lien-quan-den-tu-khoa

Thông tin liên quan đến từ khóa

Tính năng Add Filter (thêm bộ lọc)

Với tính năng này, giúp bạn lọc được những kết quả phù hợp nhất cho chiến dịch.

  • Keyword text: bộ lọc cho phép hiển thị từ khóa, hay cụm từ khóa nhất định, công cụ sẽ đề xuất danh sách các nhóm từ khóa liên quan có chứa từ khóa mà bạn đã chọn.

bo-loc-cho-phep-hien-thi-ket-qua-chua-tu-khoa

Bộ lọc cho phép hiển thị kết quả chứa từ khóa

  • Exclude Keywords in my account: giúp loại trừ các từ khóa mà bạn đã đặt giá thầu trong Google Adwords.
  • Exclude Adult Ideas: công cụ loại trừ các từ khóa có nội dung khiêu dâm.
  • Avg. Monthly Searches: giúp lọc từ khóa theo thứ tự từ nhiều đến ít, hay ngược lại với xu hướng tìm kiếm, để tìm những từ khóa có lượt tìm kiếm lớn, và lượt bớt đi một số những từ khóa không nhận được lượt tìm kiếm nào.

danh-sach-luot-tim-kiem-sap-xep-tu-thap-den-cao

Danh sách lượt tìm kiếm sắp xếp từ thấp tới cao

Bạn cũng có thể sắp xếp danh sách này theo cách ngược lại, từ thấp đến cao, sao cho phù hợp nhất với mục đích tìm kiếm của chiến dịch.

  • Competition: công cụ này thông báo về mức độ cạnh tranh cao, trung bình, thấp, và đây là thông tin về độ cạnh tranh của Google Adwords, chứ không phải kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google (SEO).

loc-tu-khoa-theo-muc-do-canh-tranh

Lọc từ khóa theo mức độ cạnh tranh

Và thêm một số lưu ý khác:

  • Ad Impression Share: Tỷ lệ hiển thị quảng cáo chỉ áp dụng cho Adwords, chứ không liên quan đến kết quả của SEO.
  • Top of Page Bid: là giá đấu thầu trang, số tiền bạn muốn trả để quảng cáo của mình xuất hiện ở đầu trang với từ khóa đó
  • Organic Impression Share: tần suất trang web của bạn xuất hiện trong kết quả không phải trả phí với mỗi từ khóa. Sử dụng bộ lọc này, bạn cần kết nối tài khoản Google Search Console với Google Adwords.
  • Organic Average Position: Vị trí trung bình tự nhiên là vị trí trung bình cho mỗi từ khóa trên Google mà không cần phải trả phí. Bạn cần kết nối với Google Search Console để bộ lọc này hoạt động.
  • Broaden Your Search: “Mở rộng tìm kiếm của bạn” giúp đề xuất các từ khóa có liên quan đếm cụm từ khóa trọng tâm mà bạn đã nhập.
XEM THÊM:  Cấu Trúc Silo Là Gì? Các bước xây dựng cấu trúc silo cho website

tinh-nang-Broaden-Your-Search

Tính năng Broaden Your Search

4. Phân tích và lên ý tưởng từ khóa

Sau bước lọc kết quả, bạn nên nhóm thành những chủ đề nhỏ hơn, thông qua một số gợi ý nhóm từ khóa của công cụ.

  • Keyword (by relevance): từ khóa và độ liên quan với từ khóa.
  • Avg. monthly searches: phạm vi lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng.
  • Pro Tip: là lượng tìm kiếm từ khóa theo mùa, lưu lượng tìm kiếm từ khóa sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm.
  • Competition: mức độ cạnh tranh về giá thầu, là số lượng mà nhà quảng cáo đặt giá thầu cho từ khóa đó, để xem xét từ khóa đó có mục đích thương mại hay không.
  • Top of Page Bid: giá thầu là yếu tố để xác định sự tiềm năng của từ khóa đó, khi lưu lượng truy cập càng cao thì khả năng sinh lời càng lớn.

5. Lựa chọn từ khóa

Thông qua các bước tìm kiếm từ khóa, lọc từ khóa, thì đây chính là lúc bạn lựa chọn và đặt vào trong nội dung của mình.

Việc này đòi hỏi bạn phải đánh giá một số yếu tố cụ thể, để việc lựa chọn đem lại lợi nhuận tốt nhất.

Dưới đây, Hapo Digital sẽ cùng với bạn tới một ví dụ cụ thể, để bạn có được cái nhìn chân thực, và dễ áp dụng nhất.

6. Ví dụ

Công ty Hapo Digital chuyên cung cấp dịch vụ backlink, nên điền cụm từ khóa ‘dịch vụ backlink” để khai thác những dữ liệu giá trị từ cụm từ khóa này.

nhap-tu-khoa-vao-o-tim-kiem

Nhập từ khóa vào ô tìm kiếm

Và đây là kết quả mà bạn nhận được:

ket-qua-nhan-duoc-khi-tim-kiem-tu-khoa

Kết quả nhận được khi tìm kiếm từ khóa

Và dưới đây là cách để bạn lựa chọn được từ khóa phù hợp:

  • Dựa vào khối lượng tìm kiếm: khối lượng trung bình tìm kiếm càng cao, thì lưu lượng truy cập lại càng nhiều.
  • Mục đích thương mại: mức độ cạnh tranh và giá thầu càng cao, thì khả năng chuyển lưu lượng truy cập thành khách hàng càng lớn.
  • Mức độ cạnh tranh từ khóa SEO: đây là yếu tố bạn cũng cần tập trung, khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm tự nhiên, và bạn cần xem xét cách để đứng được ở vị trí đó.

Thực chất, lượng tìm kiếm từ khóa thường có xu hướng dao động, nằm ở trong một khoảng tìm kiếm nhất định. Nên khi kết quả trả về, nó vẫn chỉ là một ước lượng sơ bộ.

Tuy nhiên, có thủ thuật mà bạn có thể sử dụng để tìm kiếm chính xác, để biết được kết quả nếu như bạn đặt giá thầu cho từ khóa đó.

Với thao tác chọn một từ khóa mà bạn muốn nhắm mục tiêu:

chon-tu-khoa-ma-ban-muon-nham-muc-tieu

Chọn từ khóa mà bạn muốn nhắm mục tiêu

Chọn add keyword => Forecast:

chon-add-keyword-va-forecast

Chọn add keyword và forecast

Qua đó, kết quả hiển thị nếu như bạn đặt giá thầu cho từ khóa đó:

ket-qua-gia-thau-khi-dat-tu-khoa-do

Kết quả giá thầu khi lựa chọn từ khóa đó

Những lưu ý khi sử dụng Google Keyword Planner

Khá nhiều người đánh giá tốt về công cụ này, tuy nhiên vẫn có một số vấn đề hạn chế mà bạn cần nắm được.

1. Chỉ cung cấp cho bạn đọc những từ khóa liên quan đến từ khóa bạn nhập

Đây là công cụ gợi ý những cụm từ khóa liên quan, đưa ra những phiên bản khác nhau của từ khóa tìm kiếm. Nhưng khi tìm kiếm những từ khóa mở rộng hơn, đưa ra các ý tưởng bên ngoài thì lại không tốt lắm.

2. Bạn nhận được cùng một bộ từ khóa mà người khác đang dùng

Công cụ này gợi ý những cụm từ khóa phổ biến, nên độ cạnh tranh rất cao. Bạn có thể áp dụng làm cách như sau, để có được bộ từ khóa chi tiết hơn:

Bạn đến khu vực tìm kiếm từ khóa mới, chọn bắt đầu với một trang web (Start with a website)

vao-muc-start-with-a-website

Vào mục start with a website

Thay vì nhập từ khóa, bạn nhận URL của một trang web là đối thủ với thị trường ngách của mình. Khi này, bạn sẽ có được một danh sách từ khóa mà hầu hết các đối thủ của bạn sẽ không nhìn thấy. Và từ đó, bạn sở hữu được một bộ từ khóa khác biệt, cạnh tranh hiệu quả hơn.

Bên cạnh việc khai thác từ khóa để bổ sung cho nội dung của website, bạn cũng có thể áp dụng cho:

  • Bài đăng blog
  • Thông cáo báo chí, tin tức
  • Các chương trình hội nghị
  • Podcast…

Mẹo dùng Google Keyword Planner hiệu quả nhất

Dưới đây là một số mẹo để khai thác công cụ Google Keyword Planner tối ưu nhất.

1. Mở khóa lượng tìm kiếm chính xác

Đôi khi Google Keyword Planner không hiển thị số lượng tìm kiếm chính xác, cách khắc phục lỗi này là cài đặt Keywords Everywhere. Đây là ứng dụng extension Chrome miễn phí, có khả năng thêm lượng tìm kiếm – CPC vào web bạn đã dùng: Google, YouTube, Amazon…

Keywords-Everywhere

Keywords Everywhere

Và dưới đây là một số cách để nghiên cứu từ khóa chính xác.

Cách 1: Ước tính tần số hiển thị quảng cáo (Impression) tối đa – CPC

Bước đầu bạn truy cập vào công cụ “Get search volumes and metrics”, sau đó nhập danh sách từ khóa của mình vào. Bạn có thể bổ sung thêm từ khóa, chọn exact match khi được nhắc.

tu-khoa-trong-che-do-xem-y-tuong

Từ khóa trong chế độ xem ý tưởng

Và yêu cầu của bạn xuất hiện:

yeu-cau-xem-keyword

Yêu cầu xem keyword

Bạn nên đảm bảo các chỉ số CPC đạt ở mức cao nhất cao nhất có thể. Chú ý thêm cột Impression. Là cột cho bạn biết được số lượt hiển thị quảng cáo ước tính, cho một từ khóa cụ thể.

so-luot-hien-thi-quang-cao-uoc-tinh

Số lượt hiển thị quảng cáo ước tính

Chỉ số Impression tương đương với lượng tìm kiếm từ khóa hàng tháng, và bạn cũng có thể kiểm tra lại một lần nữa thông qua công cụ ahrefs, semrush để đánh giá độ chính xác.

Cách 2: Cách cài đặt Google Keyword

Đây là công cụ có khả năng thêm lượng tìm kiếm, là công cụ miễn phí chỉ cần cài đặt trên Google Chrome là có thể sử dụng được. Công cụ này cho biết lượng tìm trung bình của Google Keyword Planner.

XEM THÊM:  Conversion rate là gì? 6 Cách tối ưu hóa Conversion rate

tim-kiem-tu-khoa-cho-google-keyword-planner

Tìm kiếm từ khóa cho Google Keyword Planner

2. Xem hơn 10 cụm từ cùng một lúc cho ý tưởng từ khóa

Công cụ này cho phép bạn nghiên cứu các chủ đề liên quan của 10 từ khóa cùng một lúc và không hơn.  Nên để cải thiện tình trạng này, bạn chỉ cần cách từ khóa thành nhiều nhóm nhỏ, sau đó thì thêm chúng vào kế hoạch.

Bằng cách chọn “Select “Select all XXX” và nhấn “Add to plan”. Và sau đó, bạn có thể đề xuất thêm cho 10 từ khóa khác. Và sau cùng, bạn đến tab Historical Metrics trong Keywords, sẽ thấy danh sách đã được tự động sao chép, và không có từ khóa bị lặp lại.

3. ‘Trộm’ từ khóa của đối thủ cạnh tranh

Google Keyword Planner có thể tạo gợi ý từ khóa từ URL. Bạn có thể thăm dò đối thủ cạnh tranh và trộm từ khóa của họ. Theo đó, chỉ cần sao chép URL, dán nó vào ô tìm kiếm và chọn “Entire site” từ menu thả xuống.

dan-url-va-chon-use-the-entire-site

Dán URL và chọn use  the entire site

Và nếu như bạn cảm thấy có quá nhiều từ khóa liên quan đến thương hiệu cạnh tranh, thì có thể lược bớt đi thông qua bộ lọc Filter.

4. Tìm kiếm những câu hỏi được quan tâm

Bạn sẽ đưa ra nhiều ý tưởng hữu ích khi thực sự biết được câu hỏi mà mọi người quan tâm. Đây chính là lý do khiến các công cụ nghiên cứu từ khóa như Answer The Public phổ biến.

Nhưng giờ đây bạn không cần phải sử dụng công cụ nghiên cứu riêng như vậy, mà chỉ cần dùng chút mẹo trong công Google Keyword Planner.

Bạn lựa chọn Filter => Keyword text => Contains, rồi nhập một trong số các tùy chọn: who, what, why, when, where, how.

tim-cau-hoi-moi-nguoi-quan-tam

Tìm câu hỏi mọi người quan tâm

Sau đó, bạn lặp lại quy trình với từ khóa khác nhau, để có được danh sách lớn những truy vấn dựa trên câu hỏi.

5. Tìm các từ khóa sinh lợi bằng cách xem giá thầu đề xuất

Bạn hãy sử dụng cột  “Top of page bid (high range)” để thấy được những từ khóa thương mại nào, có khả năng chuyển đổi số, sắp xếp dữ liệu có khả năng từ can đến thấp. Và các từ khóa sinh lợi nhất sẽ nằm ở trên cùng.

Và nếu như bạn đang nghĩ về việc nhắm mục tiêu vào một trong những từ khóa này, thì hãy kiểm tra những gì mà doanh nghiệp trước đây quảng cáo đã làm.

6. Xem lượng từ khóa cho từng khu vực

Công cụ này giúp bạn nhìn thấy số lần hiển thị ước tính cho từng khu vực, hay các thành phố cụ thể hơn,cũng như SEO Google Map hiệu quả hơn. Việc bạn cần làm là nhập một địa điểm vào bộ lọc ở phía trên cùng.

Tính năng này giúp ích cho các doanh nghiệp địa phương, tìm hiểu các vị trí phổ biến nhất thông qua những từ khóa tìm kiếm.

7. Đánh giá xem người dùng đang sử dụng thiết bị nào

Ngày nay, xu hướng người dùng hay sử dụng thiết bị di động, máy tính xách tay, máy tính bảng.

Bạn cần biết chính xác là người dùng đến với website bằng thiết bị nào là phổ biến nhất, thông qua đó tối ưu hiển thị UX người dùng.

Bước đầu bạn thêm từ khóa vào kế hoạch, click vào Plan Overview >> Devices > >Impressions. Cuộn qua thanh này, bạn sẽ biết phần trăm Impressions đến từ mỗi thiết bị.

phan-tram-luot-hien-thi

Phần trăm lượt hiển thị

Xem thêm: Báo Giá Dịch vụ SEO trọn gói, đảm bảo uy tín
https://hapodigital.com/bao-gia-seo-website/

Những công cụ nghiên cứu từ khóa hữu ích ngoài Google keywords planner

1. Ahrefs

Ahrefs là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người làm SEO, khộng chỉ nghiện cứu từ khóa mà còn đánh giá SEO, nội dung marketing cùng cơ hội tăng traffic cho website, xây dựng hệ thống backlink. Hiện Ahrefs chỉ đứng sau Google về việc cập nhập thông tin, cao hơn cả Bing, Yahoo,…

Công cụ Ahrefs rất hữu ích cho việc nghiên cứu từ khóa.
Công cụ Ahrefs rất hữu ích cho việc nghiên cứu từ khóa.

2. Google Trend

Đây là công cụ được sử dụng miễn phí từ google giúp người dùng có thể nghiên cứu, so sánh và đưa ra xu hướng từ khóa tốt hơn. Ở google trends cũng cho thấy mức độ thường xuyên các chủ đề của bạn xuất hiện trong mục tin tức.

3. Google keywords tool

Google keyword tools là một công cụ miễn phí của google với những người làm marketing, kinh doanh trong việc nghiên cứu và phân tích từ khóa, xu hướng người dùng. Google keyword tool cung cấp cho người dùng công cụ để tìm kiếm, khám phá các từ khóa và so sánh các xu hướng để bạn lên kế hoạch SEO của mình một cách hiệu quả nhất.

Với kho dữ liệu khổng lồ của mình, Google sẽ cung cấp đến người dùng thông qua đến những số liệu chi tiết, miêu tả về nhiều mặt, thêm vào đó là tỷ lệ cạnh tranh trong quảng cáo cũng như mức chi phí cho mỗi click chuột.

4. Google Analytics

Google Analytics là một công cụ phân tích không thể thiếu với những người làm SEO, ngoài việc thống kê lượng người truy cập, google analytic giúp bạn phân tích từ khóa vô cùng hữu hiệu để phục vụ việc làm SEO hiệu quả.

5. Alexa

Trong 15 năm qua, alexa đã phân tích dữ liệu từ các trang web trên khắp thế giới. Alexa không đánh giá, xếp hạng website của bạn mà còn cung cấp công cụ phân tích SEO, bao gồm nghiên cứu từ khóa từ đối thủ rất hữu ích cho chiến dịch SEO của bạn.

6. Keywordshitter.com

Tương tự như Keywordtool, công cụ này có khả năng mở rộng từ khóa tìm kiếm, cùng với những gợi ý chất lượng để trở thành một danh sách từ khóa tiềm năng.

Kết Luận:

Bạn nên kết hợp các công cụ để nghiên cứu từ khóa. Google Keyword Planner là một trong công cụ của Google nên rất hữu ích và tiện lợi. Hy vọng, thông qua bài cách sử dụng Google Keyword Planner, bạn cũng đã hiểu và thông thạo hơn về công cụ này, từ đó phục vụ công việc SEO của cá nhân, doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Bài viết liên quan:

Coment ý kiến ngay bên dưới!
Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300