Seeding là gì? Bí quyết có một chiến dịch seeding hiệu quả

Với sự phát triển không ngừng của các nền tảng mạng xã hội, cụm từ “seeding” có lẽ không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Vậy seeding là gì? Bạn biết bao nhiêu về nó?

Seeding không chỉ đơn giản là “gieo mầm”, gieo những thông điệp và ý nghĩa của sản phẩm vào tiềm thức khách hàng, mà còn góp phần không nhỏ thúc đẩy quá trình mua hàng của người tiêu dùng.

Cùng tìm hiểu cách thức để tạo nên một chiến dịch seeding hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Seeding là gì?

Định nghĩa seeding tuy dễ hiểu nhưng nhiều người lại dễ nhầm lẫn với seeder. Hai từ ngữ nghe có vẻ giống nhau, về cùng một lĩnh vực nhưng thực chất lại là hai khái niệm tách biệt.

1. Định nghĩa của seeding

Trong quá trình tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing), seeding là một trong những bước quan trọng nhất đối với một marketer. Nếu thiếu bước này trong tiến trình quảng bá và xúc tiến, theo các chuyên gia, hoạt động Marketing đã giảm hiệu quả tới 50%.

Đây cũng là cách thức tiếp cận một cách chiến lược để thu hút và tạo sức ảnh hưởng trong dư luận, thay doanh nghiệp truyền tải những thông điệp có lợi. Hoạt động seeding nếu hiệu quả sẽ mang lại phản ứng tích cực cũng như lợi ích cho doanh nghiệp.

Seeder là gì? Đó là những người thực hiện chiến dịch seeding, là người “gieo mầm”, biến những chiến lược trên lý thuyết đi vào thực tế. Họ đứng sau màn hình máy tính để làm nhiệm vụ truyền tải thông tin và ý nghĩa sản phẩm đến với người tiêu dùng.

seeding-la-gi

Seeding là gì?

Khi thế giới bước vào thời đại công nghệ 4.0, thời đại của các nền tảng mạng xã hội (Social Media), seeding càng thể hiện vai trò quan trọng của mình.

Tuy vậy cũng cần có phương pháp đúng đắn và chính xác để có thể tiếp cận và thuyết phục khách hàng mục tiêu, biến họ trở thành những khách hàng tiềm năng.

2. Những kênh seeding có hiệu quả hiện nay

Một số nền tảng để thực hiện công việc seeding phổ biến hiện nay.

2.1 Seeding Facebook

Seeding Facebook là gì? Chúng ta có thể hiểu đơn giản là cách tương tác và bình luận qua lại bằng những tài khoản ảo trong những bài đăng trên Facebook, nhằm tăng sức tương tác của bài viết đồng thời gây dựng niềm tin cho khách hàng về những loại dịch vụ, sản phẩm

Nhờ đó, các bài viết tiếp cận với nhiều người hơn, cũng có thể coi là một hình thức quảng cáo, tăng độ nhận diện.

XEM THÊM:  Chất lượng dịch vụ là gì ? Các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ trong doanh nghiệp 

seeding-tren-facebook

Seeding trên Facebook

2.2 Seeding trên diễn đàn, forum

Hiện nay trên Internet có rất nhiều các diễn đàn, forum để trao đổi và chia sẻ kiến thức về các lĩnh vực đa dạng mà mọi người cùng chung sự quan tâm.

Một diễn đàn có thể chứa nhiều chuyên mục nhỏ khác nhau, bạn nên cân nhắc để seeding sao cho phù hợp với ngành hàng mà mình đang nhắm đến.

Seeding trên diễn đàn, forum cũng được đánh giá là khó hơn trên Facebook, đòi hỏi các bạn phải chuẩn bị kịch bản sáng tạo và chỉn chu để có hiệu quả.

2.3 Seeding trên Blog tin tức

Blog tin tức có nghĩa là website riêng, là nơi để các seeder review và bày tỏ quan điểm, ý kiến về sản phẩm cũng như doanh nghiệp,thu hút sự chú ý của người truy cập web.

Lợi ích của seeding đối với các doanh nghiệp

Tại sao seeding nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành bước không thể thiếu trong quá trình làm Digital Marketing? Chính là bởi nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích to lớn, dễ dàng nhìn thấy trong quá trình tiếp thị sản phẩm.

Một số các hoạt động tiếp thị truyền thống như phát tờ rơi, đăng bài trên các mặt báo,… đều không được các doanh nghiệp đánh giá cao bằng hoạt động seeding vì các lý do sau đây:

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng, khiến họ có cái nhìn cởi mở và tích cực về sản phẩm.
  • Tiết kiệm chi phí hơn, hiệu quả nhanh hơn so với các phương pháp tiếp thị truyền thống
  • Gợi mở nhu cầu, tạo niềm tin cho khách hàng từ suy nghĩ thành hành động muốn mua và sử dụng sản phẩm.
  • Tăng cơ hội lên top các từ khóa tìm kiếm trên Google, thu hút lượng traffic đông đảo.

5 mục tiêu chính của seeding

Mô hình AISAS khá phổ biến trong các chiến dịch seeding, là mô hình theo dõi hành vi của khách hàng với các mục tiêu tương ứng như sau:

  • A (Attention): Thu hút khách hàng với hình ảnh, âm thanh và những ý nghĩa đằng sau, in sâu vào tâm trí khiến họ phải suy nghĩ về quảng cáo.
  • I (Interest): Khiến sự tò mò, quan tâm từ những suy nghĩ chưa định hình với quảng cáo sang sự thích thú, muốn tìm tòi.
  • S (Searching): Thôi thúc họ phải tìm hiểu về những gì sau quảng cáo. Điều này giúp hình thành nên nhu cầu của khách hàng, cần có những lý do cụ thể khiến họ phải ra tay mua hàng.
  • A (Action): Từ suy nghĩ dẫn đến hành động, khách hàng có đủ lí do và động lực thôi thúc họ đến hành vi mua hàng.
  • S (Share): Từ trải nghiệm thực tế khiến họ có sự yêu thích với sản phẩm, sau đó thúc đẩy họ chia sẻ với người khác. Từ đó tệp khách hàng mở rộng, có phản hồi tích cực và chiến dịch mang lại những hiệu quả nhất định.

Các giai đoạn triển khai một chiến dịch seeding

Từ mô hình AISAS phát triển mạnh mẽ trong thời đại công nghệ số, chúng ta có thể chia một chiến dịch seeding thành 3 giai đoạn triển khai chính như sau:

1.Giai đoạn nhận diện thương hiệu (Awareness stage)

Đây là giai đoạn không thể thiếu đối với các sản phẩm, dịch vụ mới lần đầu tiên ra mắt tại thị trường. Nội dung seeding cần có sự thu hút, khiến khách hàng có ấn tượng và khơi gợi trong họ trí tò mò, muốn tiếp tục tìm hiểu.

XEM THÊM:  Tháp nhu cầu Maslow là gì ? Ý nghĩa tháp nhu cầu Maslow trong marketing

Khi giai đoạn này đạt được hiệu quả cũng là lúc thương hiệu được nhận diện, tiếp tục triển khai các bước tiếp theo để có chỗ đứng trên thị trường.

2. Giai đoạn gia tăng giá trị cảm xúc (Emotion Stage)

Khi tiến đến bước này, các seeder bắt đầu tạo ra những cuộc đàm thoại, thảo luận liên quan đến sản phẩm cũng như thương hiệu, định hướng và dẫn dắt sự tích cực cho sản phẩm.

Một trong các cách hiệu quả nhất là viết trải nghiệm của cá nhân đối với sản phẩm (review), điều này tạo cho các khách hàng sự tin tưởng và dễ dàng mở lòng đón nhận sản phẩm hơn.

3.Giai đoạn hành động trực tiếp (Action Stage)

Giai đoạn cuối cùng này mang tính quyết định để chuyển các khách hàng từ online sang offline, từ suy nghĩ thiện cảm dẫn đến hành động mua hàng, tiêu dùng.

hanh-dong-mua-hang

Hành động mua hàng

Sau khi xây dựng được niềm tin ở khách hàng, khiến họ có cái nhìn tốt và tích cực về sản phẩm và doanh nghiệp, dẫn đến hành động mua hàng và giới thiệu người khác mua hàng. Việc tra cứu về sản phẩm trên Google cũng làm tăng thứ hạng của từ khóa sản phẩm.

Điều kiện cần để trở thành một seeder

Seeding là nghệ thuật, người seeder là một nghệ nhân. Để trở thành một seeder cũng chẳng phải điều dễ dàng, bởi một sản phẩm có chỗ đứng trong lòng khách hàng, hay để khách hàng từ mong muốn đến hành động mua bán cũng đều nhờ cách seeding sao cho khéo léo, vừa phải mà cũng thật tinh tế.

1. Nhanh nhạy khi vận dụng từ khóa thông minh

Điều kiện cơ bản đầu tiên mà một seeder cần có chính là sự nhanh nhạy. Nó thể hiện ở chỗ: Câu chuyện của bạn là gì? Có đủ sức lôi cuốn đám đông hay không? Bạn có đủ thời gian và kiên nhẫn để chăm sóc tiếp chúng hay không? Điều đó không chỉ nằm ở sự khéo léo mà còn cần sự nhạy cảm để xác định đúng mục tiêu, đúng nhu cầu của khách hàng.

2. Bản lĩnh, không nản

Đây có lẽ là yếu tố quan trọng nhất, bởi seeding không nhìn thấy kết quả luôn mà cần thời gian về lâu về dài. Có những tình huống khó khăn, thách thức tính nhẫn nại của các seeder như nick bị bán, bị chặn hay thậm chí xoá nick,…

Đừng nản chí bởi đây là đặc thù của công việc, ý chí quyết tâm sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua khó khăn và tiến dần đến thành công của chiến dịch

3. Kinh nghiệm để seeding thành công

Mặc dù seeding nghe chừng đơn giản nhưng để đạt thành công vang dội là chẳng đơn giản chút nào. Dưới đây là các tips nho nhỏ giúp các bạn lưu ý trong quá trình thực hiện để tối ưu hoá chiến dịch.

4. Seeding đúng người

Trước khi tiến hành quá trình seeding, cần vạch ra chiến lược cụ thể để xác định đối tượng mình muốn nhắm đến là ai? “Chân dung” của họ như thế nào? để từ đó có cái nhìn tổng quan, giúp chiến dịch hoạt động hiệu quả hơn.

5. Tập trung từ khóa mục tiêu

Nhấn mạnh vào các từ khoá nổi bật sẽ giúp quá trình seeding diễn ra suôn sẻ, tô đậm thông điệp mà thương hiệu muốn mang lại, giúp các khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm.

Tuy nhiên cũng cần chú ý không nên nhắc đi nhắc lại một từ khoá quá nhiều lần sẽ phản tác dụng. Khách hàng cũng là những người nhạy cảm với quảng cáo và PR, điều này sẽ khiến họ mất niềm tin và sự thiện cảm đã có trước đó.

XEM THÊM:  Marketing Specialist là gì? Cần gì để trở thành Digital Marketing Specialist?

6. Triển khai tự nhiên

Seeding không chỉ đơn giản là quảng cáo, quảng bá mà còn có thể mang lại thông tin hữu ích cho người đọc. Như đã đề cập, người tiêu dùng rất nhạy cảm và có sự cảnh giác với những bài viết mang tính quảng cáo.

trien-khai-tu-nhien

Triển khai tự nhiên

Điều này cũng là một thách thức với các seeder, làm thế nào để tiếp cận một cách tự nhiên và khéo léo nhất, không bị phản tác dụng.

7. Tạo ra những nội dung để tranh luận

Khách hàng sẽ quan tâm và tò mò hơn với những bài viết tranh luận, thể hiện quan điểm cá nhân, vì vậy seeding cũng cần có kịch bản để khéo léo khơi gợi điều này trong tâm thức khách hàng.

Tuy vậy cũng cần sự cẩn thận bởi nếu xây dựng không khéo sẽ tạo nên khủng hoảng truyền thông, khiến sản phẩm và thương hiệu phải hứng chịu những điều tiêu cực.

8. Seeding theo dạng thảo luận, trao đổi

Các seeder có thể tự tạo những chủ đề, topic trao đổi trên các nhóm hoặc các diễn đàn, mang tính chất phân tích để có được sự chú ý của khách hàng và những người dùng khác. Để bài viết trở nên uy tín và dễ tin tưởng, không nên đặt quá nhiều backlink vào bài, tối đa chỉ 3 backlink để bài viết đạt hiệu quả cao nhất.

9. Nắm bắt kịp những xu hướng mới

Một heading thật thu hút, bắt trend sẽ khiến người đọc thấy thích thú và tò mò ấn đọc. Điều này cũng đòi hỏi các seeder cần nắm bắt xu hướng, có thể là những bài hát đang trending, sự kiện nổi tiếng, các câu nói viral,…

10. Kỹ năng quản lý khủng hoảng truyền thông

Seeding tuy tiết kiệm và mang lại nhiều hiệu quả nhưng cũng là “con dao hai lưỡi”, bởi nếu có sự vận dụng sáng tạo sẽ đem lại thiện cảm cho người tiêu dùng, thôi thúc họ mua hàng.

Ngược lại, nội dung nhàm chán hay phản cảm, gây tranh cãi sẽ dễ dàng khiến khách hàng quay lưng, tạo nên khủng hoảng truyền thông, gây tổn thất cho danh tiếng và doanh thu của thương hiệu. Điều này đòi hỏi các seeder phải thật khéo léo và cẩn thận trong quá trình thực hiện.

11. Chăm chỉ và nhẫn nại

Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thật nhàm chán vì làm mãi mà chẳng thấy hiệu quả công việc, dễ làm bạn nản lòng và bỏ cuộc. Hay seeding quá đà sẽ bị chặn, thậm chí xoá nick. Bởi vậy, các seeder không chỉ cần chăm chỉ mà cũng đòi hỏi cả sự nhẫn nại để mang lại một chiến dịch hiệu quả và thành công.

Kết luận

Seeding là gì? Đó là một hình thức “gieo mầm”, gieo vào tâm trí người tiêu dùng ấn tượng tích cực về những sản phẩm, cũng có thể hiểu đơn giản hơn là hình thức marketing trực tuyến bằng cái phương tiện truyền thông trên Internet.

Hình thức này gần đây trở nên khá phổ biến và hiệu quả với các doanh nghiệp trong thời đại 4.0 hiện nay.

Tìm hiểu cách seeding hiệu quả cũng là cách để tiếp cận với khách hàng nhanh chóng, tối ưu hoá lợi ích cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ chia sẻ cho các bạn những kiến thức hữu ích về seeding và cách tạo dựng một chiến dịch seeding thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300