Marketing tập trung là gì? 7 chiến lược Marketing tập trung cốt lõi

Marketing tập trung là gì và tại sao các doanh nghiệp cần hiểu và biết cách ứng dụng vào mỗi chiến lược truyền thông. Hãy cùng tìm hiểu các thắc mắc đó và tham khảo một số ví dụ về Marketing tập trung trong bài viết sau đây nhé.

Chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược Marketing là một kế hoạch truyền thông tổng thể cho một sản phẩm, một thương hiệu nào đó trong thời gian dài hạn, hoặc ngắn hạn tùy vào mục đích chiến dịch.

Mục đích của chiến lược Marketing là có thể tiếp cận với nhiều khách hàng mục tiêu hơn, đồng thời có thể biến họ thành khách hàng để thúc đẩy doanh thu trực tiếp.

Chiến lược truyền thông của một doanh nghiệp sẽ bao gồm:

  • Value proposition (truyền thông các giá trị của doanh nghiệp).
  • Thông điệp chính doanh nghiệp muốn khách hàng nắm bắt, ghi nhớ.
  • Các thông tin ảnh hưởng đến tệp khách hàng mục tiêu.
  • Hệ thống các hình thức triển khai.

Vì sao doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược Marketing?

Theo những nghiên cứu của Smart Insights thì có tới 46% doanh nghiệp không có chiến lược Marketing hiệu quả, 16% doanh nghiệp có chiến lược Marketing nhưng lại không hoạt động như mong muốn.

Từ các số liệu đó, chúng ta dễ dàng có thể thấy được hơn một nửa các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay không thể tiếp cận đến đúng đối tượng khách hàng mà họ hướng tới.

Khi không có được một chiến lược Marketing khi phát hành sản phẩm mới, doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng mất phương hướng. Đồng thời dẫn đến việc lãng phí tiền bạc cho các hoạt động không phù hợp, cũng như các kênh truyền thông kém hiệu quả. Cũng như mất đi lượng khách hàng tiềm năng và chuyển về bên đối thủ cạnh tranh.

Việc đưa ra những chiến lược truyền thông, cũng như xác định được kênh truyền thông phù hợp, doanh nghiệp có thể tiếp cận được gần hơn với khách hàng. Từ đó gián tiếp nhận diện thương hiệu, cũng như thúc đẩy doanh thu từ việc bán hàng.

Khách hàng sẽ chỉ ghi nhớ, lựa chọn sử dụng sản phẩm từ thương hiệu của bạn khi mà họ được “giáo dục” các giá trị thương hiệu đúng, đủ, uy tín.

doanh-nghiep-nao-cung-can-co-chien-luoc-Marketing-cu-the
Doanh nghiệp nào cũng cần có chiến lược Marketing cụ thể

Phân biệt các loại hình chiến lược Marketing

Thật sự không quá khó để xây dựng được các chiến lược marketing mang lại hiệu quả cho từng doanh nghiệp, hay sản phẩm. Cùng tham khảo dưới đây là 5 bước để có thể thiết lập chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp của bạn:

1. Chiến lược Marketing đại trà định nghĩa là gì?

Marketing đại trà thường hướng tới phạm vi đối tượng cực kỳ rộng lớn. Hình thức này đúng theo cái tên của nó đó là đại trà, vậy nên nó hướng đến việc tiếp xúc với tất cả các đối tượng có thể tiếp cận được, mà không tìm hiểu tính khác biệt của doanh nghiệp, sản phẩm để tập trung vào một đối tượng cụ thể.

XEM THÊM:  POSM là gì ? Những thông tin quan trọng bạn cần biết về POSM

chien-luoc-marketing-dai-tra

Chiến lược Marketing đại trà

Hình thức này thường đề cao việc thúc đẩy, tạo ra doanh số với việc mang đến sản phẩm với mức giá trung bình và tiệp cận phủ toàn bộ nhằm mục đích tạo ra hành vi mua hàng.

Các lợi ích có thể đạt được khi áp dụng hình thức này đó là:

  • Tiệp cận đến nhiều nhóm đối tượng khách hàng
  • Chi phí sử dụng thấp
  • Khả năng đối mặt với rủi ro gần như bằng 0
  • Chi phí cho khâu nghiên cứu thị trường, PR quảng bá truyền thông thấp.
  • Hứa hẹn mang về doanh thu bán hàng trực tiếp tương đối lớn.

Hình thức Marketing đại trà sẽ chỉ phù hợp với các mặt hàng sản phẩm như: gạo, thuốc lá, ngũ cốc, cà phê,… bởi đây là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu mà ai cũng cần hoặc có thể dùng được. Sản phẩm này cũng khiến cho người tiêu dùng không cần quá cân nhắc về sự khác biệt trong sản xuất, thành phần.

2. Thế nào là chiến lược Marketing phân biệt?

Đây là loại hình Marketing đặc biệt chú trọng vào khâu phân khúc thị trường, nghiên cứu khách hàng mục tiêu. Khi đã quyết định lựa chọn chiến lược phân biệt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải chịu đầu tư một khoản lớn cho việc nghiên cứu thị trường.

Bởi việc nghiên cứu thị trường sẽ phụ thuộc vào sự biến động hàng ngày, hàng giờ của khách hàng. Nhu cầu khách hàng luôn dịch chuyển và hành vi của họ cũng từ đó mà thay đổi theo cùng.

hieu-dung-ve-chien-luoc-marketing-phan-biet

Hiểu đúng về chiến lược Marketing phân biệt

Một trong những ưu điểm của chiến lược Marketing này đó là tập trung vào nhóm khách hàng có nhu cầu chắc chắn và thực tế sẽ chuyển hoá thành đơn hàng. Cũng nhờ đó mà thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có độ tiếp cận và phản hồi cực kỳ tốt, đồng thời sẽ kích thích các phản ứng dây chuyền đến các khách hàng khác.

Tuy nhiên hình thức này sẽ chỉ đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp có khả năng cung cấp đa dạng các loại mặt hàng. Nếu doanh nghiệp của bạn có xu hướng phát triển chuyên môn hoá về một lĩnh vực, hay dòng sản phẩm nào đó thì hình thức này sẽ không phù hợp để ứng dụng.

3. Định nghĩa chiến lược Marketing tập trung là gì?

Chiến lược Marketing tập trung còn được biết đến với tên Tiếng Anh là Centralized Marketing Strategy. Chiến lược đòi hỏi doanh nghiệp sẽ cần tập trung cho một phần thị trường mà doanh nghiệp cho rằng đó là phân khúc mục tiêu mà mình hướng đến trong lâu dài.

Khi tập trung vào một một phân khúc, doanh nghiệp sẽ cần giành cho mình chỗ đứng vững chắc trong thị trường này. Bởi điều này sẽ trở thành bàn đạp giúp doanh nghiệp tăng trưởng vượt bậc trong thời gian sắp tới.

Chiến lược Marketing tập trung thường được bổ trợ bởi 3 chiến lược phục, cụ thể như sau:

Sự thâm nhập vào thị trường

Việc thâm nhập vào sâu bên trong thị trường đã lựa liên quan đến việc doanh nghiệp của bạn có thể sẽ giành được một tỷ lệ lớn hơn trên thị trường đó, cho các dòng sản phẩm hiện đang phát triển của các công ty.

Để có thể làm được điều này, doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua các chiến dịch tiếp thị quy mô lớn để tạo độ phủ sóng cho người dùng.

Thực hiện công việc phát triển thị trường

Điều này liên quan đến việc doanh nghiệp của bạn sẽ tiêu thụ các sản phẩm hiện có tại thị trường mới như thế nào.

Một phương pháp phổ biến để giúp việc thâm nhập thị trường mới trở nên dễ dàng hơn đối với các sản phẩm hiện có là phát triển thêm các kênh bán hàng mới.

XEM THÊM:  Muốn biết Content Strategy là gì, nhất định bạn phải đọc bài viết này

Tạo ra sản phẩm

Điều này liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm mới để tiêu thụ hoặc phân phối trong thị trường hiện có. Hoặc tìm hiểu và cho ra mắt các sản phẩm hoặc dịch vụ mới để phân phối hoặc tiêu thụ.

4. Chiến lược Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing là một trong những loại hình Marketing truyền thống. Với phương pháp này, các doanh nghiệp sẽ chủ động việc đi tìm kiếm khách hàng thông qua các kênh marketing, cũng như quảng cáo nhằm mục đích gửi tới khách hàng các thông tin về sản phẩm của mình một cách phổ thông, không có gì ấn tượng nên thường bị coi là đại trà.

chien-luoc-outbound-marketing

Chiến lược Outbound Marketing

Tuỳ thuộc vào quy mô, cũng như lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà họ sẽ lựa chọn phương thức tiếp cận khách hàng tiềm năng nhất có thể sử dụng thông qua các quảng cáo từ truyền hình, các buổi giới thiệu sản phẩm, phát hàng dùng thử, Telesales, gửi Email Marketing.

Thông qua các hình thức này, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận, theo đuổi các đối tượng khách hàng tiềm năng.

5. Thế nào là chiến lược Inbound Marketing?

Inbound Marketing là chiến lược Marketing được thực hiện dựa trên hoạt động tạo ra các giá trị hữu ích cho người dùng, với mục đích giúp khách hàng có thể chủ động tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp.

Sau đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện các hoạt động tiếp cận, khơi gợi nhu cầu, đưa ra các ưu đãi, hậu mãi hấp dẫn nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi trên các khách hàng này.

chien-luoc-inbound-marketing

Chiến lược Inbound Marketing

Hiểu theo cách khác thì Inbound Marketing là quá trình tạo nên các nội dung chất lượng và hữu ích (nội dung Website, nội dung Blog,…) để làm có thể thỏa mãn nhu cầu thầm kín của người dùng.

Sau đó kết hợp cùng một chuỗi các công cụ Marketing khác để chuyển đổi họ thành khách hàng. Hay nói cách khác, yếu tố chính hay còn được coi là tiên quyết của chiến lược này là Content Marketing.

6. Chiến lược CPC

Chiến lược CPC hay còn được biết theo cái tên khác là Manual CPC là từ viết tắt của cụm từ “Cost Per Click” (Hàm ý chỉ chi phí quảng cáo thấp nhất trên mỗi lượt nhấp vào quảng cáo Google Ads).

Chiến lược này còn được các nhà quảng cáo gọi là chiến lược giá thầu. Chiến lược này sẽ cho phép bạn có toàn quyền điều chỉnh mức chi tiêu mà bạn muốn chi trả cho mỗi một lượt nhấp vào quảng cáo mà mình đang phân phối.

Bạn có thể điều chỉnh CPC tùy theo ý muốn, cũng như mức chi phí mà doanh nghiệp đưa ra để tiếp thị cho từng từ khóa tại các vị trí riêng lẻ.

chien-luoc-cpc

Chiến lược CPC

Ví dụ: nếu từ khóa đem lại nhiều lợi nhuận hơn, bạn có thể sử dụng đặt giá thầu thủ công để phân bổ ngân sách quảng cáo hơn cho các từ khóa này.

7. Chiến lược SEM

SEM là tên viết tắt của cụm từ Search Engine Campaign, là chiến dịch truyền thông tập trung vào các công cụ tìm kiếm.

Chiến dịch này sẽ được chia ra các phần chính để từng nhóm có chuyên môn đảm nhận như: SEO, PPC (Google Ads & Native Ads). SEO và Google Ads thường là tối ưu vị trí hiển thị của website của thương hiệu, doanh nghiệp khi được tìm kiếm trên Google.

chien-luoc-sem

Chiến lược SEM

Native Ads sẽ là chịu trách nhiệm thực thi bởi các Ad Network, tối ưu vị trí hiển thị của các banner quảng cáo trên website sở hữu tệp khách hàng mà thương hiệu đó hướng tới.

Ưu và nhược điểm của chiến lược Marketing tập trung

Dù là hình thức Marketing nào đi chăng nữa cũng sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Vậy với chiến lược Marketing tập trung sẽ có những ưu, nhược điểm nào. Tham khảo ngay.

XEM THÊM:  SMART là gì ? Những điều bạn cần biết về mục tiêu SMART 

1. Ưu điểm chiến lược Marketing tập trung

Ưu thế của chiến lược marketing tập trung đó là việc tập trung vào đối tượng mục tiêu rõ ràng, nên doanh nghiệp có thể dễ dàng giành một vị trí độc tôn trên thị trường đã lựa chọn, nhờ vào việc nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, cũng như nắm rõ hành vi của tệp khách đó.

Thiết kế, cung ứng những sản phẩm có thể khai thác triệt để nhu cầu của khách hàng, đồng thời tận dụng được lợi thế về sản xuất, phân phối và các hoạt động xúc tiến bán, thường đạt được tỷ suất lợi nhuận cao.

2. Nhược điểm chiến lược Marketing tập trung

Tuy nhiên chiến lược này cũng mang đến một vài rủi ro cho doanh nghiệp. Đó là có thể gặp do áp dụng chiến lược này phải kể đến là: đoạn thị trường mục tiêu có thể không tồn tại hay giảm sút lớn do nhu cầu có sự thay đổi; các doanh nghiệp có thế lực cạnh tranh mạnh quyết định gia nhập thị trường đó.

Trường hợp nào áp dụng chiến lược Marketing tập trung?

Đây là chiến lược đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nó cũng được các doanh nghiệp muốn “bao phủ toàn bộ thị trường” áp dụng tại giai đoạn đầu khi xâm nhập vào một thị trường lớn.

Thị trường mục tiêu trong chiến lược Marketing là những nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới, đồng thời doanh nghiệp của lợi thế cạnh tranh đặc biệt.

Phân khúc thị trường trong chiến lược Marketing tập trung đó là thực hiện phân chia thị trường tổng thể thành nhiều nhóm khách hàng khác nhau, sao cho mỗi nhóm đều bao gồm những khách hàng có những đặc điểm chung, có nhu cầu và hành vi mua giống nhau.

khi-nao-ap-dung-chien-luoc-marketing-tap-trung

Khi nào áp dụng chiến lược Marketing tập trung

Từ đó lựa chọn nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến và triển khai tập trung vào đối tượng đó.

Chiến dịch sẽ nhận được phản hồi tối hơn khi bạn lựa chọn đúng tệp khách hàng mục tiêu. Vì chỉ những khách hàng có cùng đặc tính chung như: nhu cầu, mong muốn, hành vi mua hàng, khả năng tài chính thì mới có thể giúp kết quả phản hồi về chính xác nhất.

Ví dụ về Marketing tập trung

Để hiểu rõ hơn về chiến lược này chúng ta hãy cùng tham khảo một vài ví dụ về Marketing tập trung hay ví dụ về chiến lược Marketing tập trung, cụ thể như sau:

Ví dụ:

Một shop bán quần áo chỉ có các sản phẩm dành cho những người có dáng vóc nhỏ, chiều cao dưới 1m50.

Với mục tiêu với tệp khách hàng này, shop quần áo sẽ tập trung vào việc nghiên cứu, sản xuất các mẫu sản phẩm độc lạ và chế độ giá, cũng như ship hàng tận nơi. Việc tập trung vào sản phẩm thay vì phải sản xuất nhắm tới những người mua ở nhiều dáng vóc là chiến lược Marketing tập trung vào đối tượng khách hàng dưới 1m50 của shop.

Với cách làm này thì thay vì bỏ thêm chi phí vào việc sản xuất tràn lan, thì shop sẽ hoàn toàn tập trung vào việc định hình phong cách, thiết kế sản phẩm độc đáo để tạo ra lợi thế cạnh tranh cũng như tối ưu hoá các chi phí.

Trên đây là những thông tin giải thích cho Marketing tập trung là gì, hay ví dụ về Marketing tập trung, ví dụ về chiến lược Marketing tập trung mà chúng tôi tổng hợp gửi đến các bạn. Hy vọng với bài viết này, các bạn đã có thể hiểu thêm được về chiến lược này. Chúc các bạn thành công.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300