Tuyệt chiêu phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO

Thành ngữ có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” – chính vì vậy, việc phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO vô cùng quan trọng đảm bảo cho một chiến dịch marketing thành công, dịch vụ SEO hiệu quả tiếp cận được khách hàng tối đa, tiết giảm chi phí, nhân sự.

Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh

Tại sao cần phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO

SEO là việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm giúp cải thiện thứ hạng website thông thường là google. Ngày nay, các doanh nghiệp kinh doanh đều chú trọng tới việc làm SEO để tiếp cận khách hàng, quảng bá thương hiệu vô cùng hiệu quả với mức chi phí rẻ hơn nhiều so với các loại hình quảng cáo khác.

Chính vì ngày càng có nhiều người chú trọng tới việc làm SEO nên để cạnh tranh lên top được các công cụ tìm kiếm, trước khi bắt tay vào làm SEO, các seoers phải phân tích đối thủ.

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh là giúp bạn đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ hiện tại và các đối thủ tiềm năng. Bạn phải biết ai là người dẫn đầu thị trường; ai là người mới bước vào và chiếm bao nhiêu thị phần. Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh về phân khúc thị trường, những chiến lược tấn công và phòng ngự, qua đó có thể xác định những cơ hội, thách thức trong quá trình tiến hành công việc.

Để có thể tham khảo: Báo Giá SEO HapoDigital để được chúng tôi miễn phí nghiên cứu đối thủ cạnh tranh giúp bạn.

Các bước tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO

1. Xác định đối thủ cạnh tranh

Với lĩnh vực marketing online, để xác định đối thủ cạnh tranh, bạn chỉ cần dựa vào mặt hàng kinh doanh và công cụ tìm kiếm. Đầu tiên hãy gõ tên từ khóa liên quan đến sản phẩm lên các công cụ tìm kiếm và xem xét những website đang đứng đầu từ khóa đó.

XEM THÊM:  [TOP 24 ] cách tăng tốc Wordpress cải thiện trải nghiệm người dùng

Những website này sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn. Nên chú ý cẩn trọng không chọn một trận chiến với những đối thủ không cùng mục tiêu vì việc này sẽ làm lãng phí thời gian và công sức.

2. Phân tích website mà đối thủ đang sử dụng

Sau khi xác định được đối thủ, bạn phải ghé ‘thăm nhà’ và tìm hiểu thật kỹ, chi tiết đối thủ đã làm những gì và tại sao họ lại đạt được thành công như vậy. Nếu đối thủ thất bại, bạn cũng tránh gặp phải những sai lầm như họ để đúc rút kinh nghiệm.

Một website có cấu trúc tốt thường có phần code gọn nhẹ; thiết kế đơn giản nhưng chuyên nghiệp, cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho khách hàng. Thêm vào đó tốc độ tải trang cũng ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người dùng. Bạn cũng nên đóng vài trò là khách hàng xem xét website của đối thủ có trình bày thật sự hấp dẫn, ấn tượng và chuyên nghiệp hay không chứ không nên chỉ chằm chằm vào những điểm yếu của họ.

Tốc độ Website
Tốc độ Website

3. Nội dung trang web

Sau khi lướt các tiêu đề bài viết xem các đối thủ đang viết về nội dung gì, hãy xem xét kỹ chất lượng của bài viết về độ unique, tính sáng tạo, có copy, trích dẫn từ nguồn nào hay không. Hình ảnh, video chèn trong bài có thực sự hấp dẫn, thu hút người đọc hay không. Bố cục trình bày một bài viết cụ thể ra sao để học thêm đối thủ xây dựng chiến lược cho mình.

Nếu bài viết hay website có lượng traffic lớn, các bài viết có nhiều phản hồi, chia sẻ, tranh luận, chắc chắn đây là đối thủ “đáng gờm”. Cuối cùng là bạn cần theo dõi xem hàng ngày có nhiều nội dung mới được cập nhật hay không.

Tham khảo:

SEO onpage: Tổng hợp kĩ thuật tối ưu SEO onpage mới nhất 2020

4. Keyword đối thủ sử dụng

Một điều cơ bản nhất trong làm SEO chính là xây dựng được bộ keyword chuẩn. Việc phân tích này không chỉ giúp bạn học hỏi kinh nghiệm bộ từ khóa mà qua đó còn là giải pháp loại trừ sự chồng chéo, gây bất lợi cho công việc Seo web của bạn. Có thể từ bộ từ khóa của đối thủ bạn sẽ tìm được thị trường ngách cho chính mình.

XEM THÊM:  Thuật toán Google Penguin: Hướng dẫn toàn tập bản cập nhật

Bạn cũng nên kiểm tra mật độ từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng. Các từ khóa được đưa vào tiêu đề, các thẻ mô tả, thẻ keyword, thẻ H1, H2, H3 có tối ưu hóa trong việc tìm kiếm.

5. Backlink của đối thủ

Không thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của backlink đối với việc làm SEO. Bắt đầu từ kỹ thuật công cụ Backlinks, đánh giá và theo dõi thường xuyên là cách để học hỏi và nâng cao, hãy chú trọng xây dựng backlinks chất lượng hơn là về mặt số lượng cho website của mình thì bạn mới có thể thành công trong chiến dịch SEO này.

Khi phân tích backlink, hãy sử dụng công cụ kiểm tra như ahref hay ranksignals.com để nắm được đối thủ có bao nhiêu backlink, xuất phát từ đâu, có page rank cao hay thấp.

6. Độ tương tác, viral trên mạng xã hội của đối thủ

Các trang mạng xã hội đang được các công cụ tìm kiếm đánh giá ảnh hưởng đến khả năng lên top của một website. Chính vì vậy, hãy quan sát thật kỹ, tìm hiểu đối thủ đang sử dụng mạng xã hội như thế nào, chia sẻ nội dung ra sao.

Hãy lưu ý rằng, website của bạn và đối thủ đều có sự đầu tư về nội dung, hình thức; số lượng backlinks như nhau thì yếu tố chia sẻ trên mạng xã hội sẽ quyết định việc website nào xuất hiện trên trong kết quả tìm kiếm. Chính vì thế bạn hãy xây dựng một trang cho trang web của bạn trên mỗi mạng xã hội nổi bật (ví dụ: Facebook, Google+, LinkedIn…)?.

Công cụ để phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO

1. Ahrefs

Ahrefs là công cụ rất phổ biến với những người làm SEO. Ahrefs được biết tới là phần mềm lưu trữ dữ liệu backlink lớn nhất và cũng là công cụ nghiên cứu backlink tốt nhất hiện nay.

Công cụ này sẽ giúp các seoers triển khai một bộ báo cáo dành cho việc phân tích đối thủ cạnh tranh, bộ báo cáo này sẽ cho thấy danh sách các đối thủ cạnh tranh dựa trên số lượng từ khóa có liên quan, từ đó bạn có thể đưa ra chiến lược hiệu quả. Tuy nhiên bạn đừng quá phụ thuộc vào Ahref để đánh giá đối thủ, dữ liệu từ Ahref chỉ là dữ liệu tương đối.

XEM THÊM:  Nên chọn SEO tổng thể hay SEO từ khóa cho website?
Công cụ Ahrefs
Công cụ Ahrefs

2. Searchmetrics

Searchmetrics Suite sẽ cho bạn nắm được rõ hơn về thứ hạng từ khóa trong website. Một chức năng tuyệt vời của Searchmetrics được những người làm SEO đặc biệt yêu thích đó là công cụ này sẽ tự động lọc nhưng từ khóa dài dựa trên những từ khóa liên quan và đặt chúng vào một tab riêng.

3. iSpionage

Dữ liệu phân tích của Ispionage đặc biệt hơn những công cụ khác là nó chia Google làm một công cụ tìm kiếm để phân tích riêng, và tương tự đối với Bing và Yahoo.

4. SpyFu

Phần mềm Spyfu sẽ cung cấp dữ liệu trong việc phân tích cạnh tranh trong SEO. Nhiều người vẫn nghĩ việc tìm ra đối thủ cạnh tranh là vấn đề đơn giản, nhưng sẽ không dễ chút nào nếu thị trường của bạn là một thị trường phức tạp. Với SpyFu bạn có thể tìm ra được đối thủ cạnh tranh chính của mình một cách rất dễ dàng.

Đặc biệt, khi sử dụng SpyFu sẽ cho bạn thấy được từ khóa của đối thủ có sự biến động như thế nào qua những khoảng thời gian nhất định. Điều này có thể cho chúng ta hiểu hơn về sự phát triển của đối thủ trong thời gian qua.

5. SERPstat

SERPstat đưa ra một bảng so sánh rất trực quan gồm rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau. Việc này giúp bạn đánh giá được tổng quan hơn về nhiều đối thủ trong thời gian ngắn. Thêm vào đó, phần mềm này cũng hiển thị hết thứ tự những trang trong website dựa theo độ uy tín và traffic truy cập vào website.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300