Meta Description là gì? 15 cách viết thẻ Meta chuẩn SEO 2024

 

Thẻ meta description là khái niệm thường được nhắc đến trong SEO onpage. Thẻ thẻ mô tả là một phần quan trọng và không thể thiếu trong làm dịch vụ SEO. Để bài viết của bạn được Google đánh giá cao và thu hút người dùng click.

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.

  • Thẻ Meta Description là gì?
  • Tại sao Meta Description quan trọng?
  • Cách viết thẻ meta chuẩn SEO để thu hút khách hàng là gì?

Meta Description

Meta tags là gì?

Thẻ meta tag là thành phần HTML cung cấp thông tin về một trang web cho các công cụ tìm kiếm và khách truy cập trang web.

Có hai thành phần là HTML phải được đặt trong <head> là:

  • Title tag
  • Meta description

Meta Description là gì?

Meta description là một thẻ trong html nhằm thông tin ngắn gọn trong kết quả tìm kiếm để tóm tắt nội dung tổng quát của website. Meta description giúp người dùng lẫn công cụ tìm kiếm nắm tổng quát về nội dung mà họ sắp truy cập. Tối ưu tốt meta description giúp tăng tỉ lệ người dùng click vào bài viết.

Meta Description là gì?
Meta Description là gì?

Vị trí đặt thẻ Meta Descripton

Bạn có thể thêm Meta Descripton trong HTML của website.  Bạn nên kiểm soát hoàn toàn Meta Descripton của mình, đặc biệt nếu bạn sử dụng WordPress. Nếu bạn sử dụng Plugin SEO, ví dụ như Yoast hay Rank Math, bạn có thể thêm vào phần ‘meta description’.

Bạn có thể thêm Meta Descripton trong HTML của <head> trên website. Nó sẽ trông giống như thế này:

<head>
<meta name=”description” content=”Đây là Meta Description của trang.”>
</head>

Vị trí tạo meta description

Meta Description có được sử dụng như một tín hiệu xếp hạng?

Google đã tuyên bố rằng các mô tả meta KHÔNG phải là một tín hiệu xếp hạng. Nhưng, chất lượng của Meta Descripton sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhấp. Do đó, điều quan trọng là sử dụng yếu tố này một cách khôn ngoan.

Google không phải lúc nào cũng sử dụng Meta Description

Google không phải lúc nào cũng hiển thị meta description như bạn đã khai báo. Trên thực tế, theo một phân tích của Moz, chỉ có 35,9% các thẻ meta description gốc được hiển thị là giống với trong tìm kiếm của Google.

Nghiên cứu Moz, đã kiểm tra 70.059 ví dụ meta description gốc, cũng phát hiện ra rằng:

  • Trong 15,4% trường hợp, Google đã sử dụng thẻ meta description gốc nhưng đã thêm một số văn bản.
  • Trong 51,3% trường hợp, đoạn mã hiển thị khớp hoàn toàn với thẻ meta description hoặc chứa đầy đủ.
  • Trong 3,2% các trường hợp, đoạn mã hiển thị đã sử dụng một phiên bản rút gọn của thẻ meta description có dấu chấm lửng ở cuối.
XEM THÊM:  Dịch vụ xác minh Google Maps, verify Map - Lấy Sau 1 Phút

Tổng cộng, Google đã sử dụng tất cả hoặc một phần của meta description gốc trong 55% trường hợp.

Vì vậy, những gì diễn ra ở đây? Về cơ bản, Google có thể chọn ghi đè các mô tả meta trong HTML của các trang web của bạn nếu họ không trả lời đầy đủ một truy vấn của người dùng, thay vào đó, sử dụng đoạn trích từ trang của bạn để cung cấp truy vấn phù hợp hơn.

Hoặc Google chỉ có thể sử dụng meta description hiện có của bạn. Nó thực sự phụ thuộc vào những gì người dùng đã nhập vào tìm kiếm.

Cách viết thẻ meta description chuẩn SEO

Thẻ mô tả có vai trò tóm tắt nội dung trang hay bài viết cần SEO. Nó cần phải hấp dẫn và tóm tắt đủ thông tin bài viết đến với người tìm kiếm. Để viết thẻ mô tả tốt, các bạn cần phải biết những điều sau:

1. Độ dài tối ưu đối với công cụ tìm kiếm

Google đã đưa ra một tiêu chuẩn cụ thể về độ dài dành cho thẻ Meta Description đó là 140-160 kí tự. Nếu như bạn viết thẻ mô tả dài hơn thì phần kí tự phía sau không được hiển thị mà chuyển thành dấu “…”. Điều đó sẽ khiến cho thẻ mô tả không hiển thị được đầy đủ thông tin. Đẫn đến việc không truyền đạt được hết nội dung đến với người đọc.

Viết thẻ meta description quá ngắn hay quá dài đều thì không tốt cho SEO. Tốt nhất bạn nên tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn của Google để được đánh giá cao và cung cấp đủ thông tin đến bạn đọc.

Kiến thức liên quan:

Độ dài thẻ meta description năm 2020 bao nhiêu là hợp lí?

  • Google thay đổi độ dài meta description mỗi năm

Khi Google tăng thời lượng mô tả tìm kiếm lên 320 ký tự vào tháng 12 năm 2017, các SEO đã quá phấn khích và bắt đầu viết lại mô tả meta cho trang web của họ. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người bắt đầu hoảng loạn vào tháng 5 năm 2018 khi Google bất ngờ giảm độ dài xuống 160 ký tự.

Thực tế là, Google chưa bao giờ tuyên bố rõ ràng về việc mô tả meta nên kéo dài bao lâu, ngay cả khi họ đã thực hiện các thay đổi sâu rộng cho các trang tìm kiếm. Trên thực tế, Daniel Sullivan, người liên lạc công khai của Google, đã khuyên không nên viết lại các mô tả.

Có thể giảm xuống còn 160 ký tự đã gây ra một cơn thất vọng trên Twitter từ những người chỉ muốn các hướng dẫn rõ ràng từ Google trong khoảng thời gian để viết mô tả meta. Nhưng như Sullivan đã chỉ ra, gã khổng lồ tìm kiếm không muốn mọi người tập trung vào số lượng từ – họ muốn chủ sở hữu trang web tập trung vào việc cung cấp những gì hiệu quả cho khách truy cập.

2. Từ khóa phải nằm trong thẻ mô tả

Cũng giống như việc bạn tối ưu thẻ tiêu đề thì thẻ meta description cũng cần tối ưu để chuẩn SEO. Vì vậy trong mô tả phải chứa từ khóa SEO thì Google mới biết được trang web nói đến nội dung gì. Khi người dùng tìm kiếm theo từ khóa thì nó sẽ được in đậm trong thẻ mô tả trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Đó chính là một yếu tố giúp người đọc biết được bài viết có đang đề cập đến nội dung mà họ muốn tìm kiếm hay không?

XEM THÊM:  Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ website và cách khắc phục

Thẻ mô tả không những phải chứa từ khóa mà còn cần phải làm tốt nhiệm vụ quảng cáo, thu hút với người dùng. Bởi khi người dùng tìm kiếm một chủ đề nào đó, sẽ có rất nhiều kết quả khác nhau trả về để họ lựa chọn. Khi bạn nằm trong trang một sẽ có cơ hội được người dùng nhấn đọc nhiều hơn. Nhưng trang website trở nên khác biệt so với phần còn lại thì bạn cần phải viết thẻ Meta Description hấp dẫn, chuẩn SEO.

Từ khóa nằm trong thẻ mô tả
Từ khóa nằm trong thẻ mô tả

3. Không sử dụng kí tự đặc biệt trong thẻ meta description

Google sẽ cắt những đoạn nội dung có chứa ký tự đặc biệt trong thẻ mô tả. Chính vì vậy mà bạn cần lưu ý không cho các ký tự không thuộc bảng chữ cái và chữ số vào trong thẻ mô tả của bài.

Dù thẻ meta description không hiển thị trong nội dung của bài viết nhưng sẽ hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Đó cũng là nội dung đầu tiên mà người đọc sẽ tiếp cận ngay sau tiêu đề. Vì thế, người viết content cần hiểu được tầm quan trọng của thẻ mô tả để tối ưu nó.

Thẻ tiêu đề và Meta Description sẽ quyết định đến 20% thành công việc SEO của bạn. Bên cạnh viết thẻ meta description hấp dẫn thì cũng cần cung cấp nội dung chất lượng để mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt nhất.

Tuy nhiên bạn có thể thêm một vài kí hiệu đặc biệt mà vẫn được Google chấp nhận như:

Kí tự đặc biệt trong Meta Description

Kí tự đặc biệt trong Meta Description mẫu 1

4. Tạo thẻ meta description unique

Mỗi thẻ meta description của từng trang, từng bài viết trên website phải có sự khác biệt để hiện được nội dung của trang đó. Thẻ mô tả của bạn đang hướng đến người dùng chứ không phải công cụ tìm kiếm.

5. Viết bằng giọng văn tích cực, thu hút

Meta Description giúp thu hút khách hàng thì bạn nên biến chúng thành lời mời thân thiện, súc tích và dễ hiểu nhất có thể. Đồng thời từ ngữ trong thẻ meta cần có sự chọn lọc kỹ lưỡng và có tính thuyết phục cao.

6. Làm nổi bật lên bản sắc thương hiệu

Đây là hình thức marketing tối ưu để khẳng định lại một đặc tính riêng biệt hoặc lời cam kết thương hiệu bạn muốn xây dựng. Đặc biệt là thẻ meta cho các trang hompage.

Chỉ qua câu giới thiệu ngắn gọn, một lần nữa PNJ dễ dàng tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng.

Thêm thương hiệu trong meta description
Thêm thương hiệu trong meta description

7. Gắn CTA – lời kêu gọi hành động

Những lời mời như: “Xem thêm, Nhận ngay, Dùng thử miễn phí,…” vào đoạn mô tả sẽ thêm thu hút người dùng.

Kết hợp với giọng văn tích cực bạn sẽ tạo được điểm nhấn người dùng click chuột hơn.

Meta description với CTA

8. Hiển thị thông số kỹ thuật

Nếu bạn đang bán một sản phẩm dành cho những người am hiểu công nghệ. Hãy tập trung và hiển thị thông số kỹ thuật ở trong phần này.

XEM THÊM:  Điều gì quan trọng hơn: Chất lượng của Backlink hay Số lượng Backlink?

Chúng có thể là tên nhà sản xuất, module, giá cả sản phẩm,…

Những thông tin hiển thị này sẽ kích hoạt việc nhấp chuột nhiều hơn (tăng CTR).

Các thông tin này sẽ giúp bạn có đoạn meta description dài hơn thông thường, không chỉ giới hạn ở 140 – 160 kí tự.

9. Không sử dụng dấu ngoặc kép trong thẻ meta

Google sẽ cắt bỏ phần mô tả trong dấu ngoặc kép sử dụng trong HTML của một meta description khi nó xuất hiện trên SERP.

Để hạn chế điều này, bạn nên loại bỏ tất cả các kí tự không phải chữ và số ra khỏi đoạn meta này.

Nếu bạn bắt buộc phải chèn dấu ngoặc kép, hãy sử dụng HTML để thay thế.

10. Cân nhắc sử dụng rich snippets

Rich snippets hiện đang được sử dụng khá rộng rãi ở nhiều website. Nó là đoạn thông tin hiển thị dưới dạng sao, hình ảnh, xếp hạng đánh giá,…

Bạn có thể tham khảo các loại Schema Markup để hiển thị đẹp hơn.

Nó sẽ giúp cho website nổi bật và giúp người dùng có những trải nghiệm thực tế. Nhìn thấy các đánh giá hay hình ảnh từ trang kết quả tìm kiếm sẽ kích thích người dùng click chuột vào website của bạn hơn.

Schema Markup

KẾT LUẬN

Thẻ meta description vừa phải đảm bảo độ dài, chứa từ khóa, thu hút là không dễ. Để viết được hay thường mất khá nhiều thời gian dài và tùy kinh nghiệm của mỗi người.

Để viết một Meta Description tuyệt vời:

  • Từ khóa: Đảm bảo các từ khóa quan trọng nhất của hiển thị trong phần Meta Description. Thông thường các công cụ tìm kiếm sẽ tô đậm từ truy vấn của người tìm kiếm trong đoạn mã của bạn.
  • Viết dễ đọc: đây là điều cần thiết. Nhồi từ khóa trong meta description rất tệ và nó không giúp ích cho người tìm kiếm vì họ sẽ cho rằng kết quả của bạn dẫn đến một trang web spam. Hãy chắc chắn rằng mô tả của bạn đọc giống như một câu bình thường, do con người viết.
  • Đối xử với Meta Description như một quảng cáo cho trang web của bạn: Viết Meta Descrition hấp dẫn và phù hợp nhất có thể. Mô tả PHẢI khớp với nội dung trên trang, nhưng bạn cũng nên làm cho nó hấp dẫn nhất có thể.
  • Độ dài: một mô tả meta nên dài không quá 135 – 160 ký tự (mặc dù Google gần đây đã thử nghiệm các đoạn dài hơn).
  • Không trùng lặp mô tả meta: Cũng như thẻ tiêu đề, thẻ meta description phải được viết khác nhau cho mỗi trang. Google có thể phạt bạn vì sao chép hàng loạt mô tả meta của bạn.
  • Xem xét sử dụng snippet: Bằng cách sử dụng schema markup, bạn có thể thêm các yếu tố vào đoạn trích để tăng sức hấp dẫn của chúng. Ví dụ: xếp hạng sao, xếp hạng khách hàng, thông tin sản phẩm, lượng calo, v.v.

Kiến thức liên quan:

Bạn đang có nhu cần tìm Công ty SEO uy tín, tham khảo báo giá seo HapoDigital để lựa chọn gói seo thích hợp.

Nguồn tham khảo:

https://themeisle.com/blog/meta-description-examples/

https://neilpatel.com/blog/how-to-write-meta-descriptions/

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *