Vấn đề của không ít các Marketers là làm sao để biết kênh Marketing triển khai hiệu quả không, cần làm gì tiếp theo? Đừng lo, HapoDigital sẽ giới thiệu các công cụ đo lường hiệu quả Marketing mới nhất cùng những lưu ý khi triển khai giúp bạn giải quyết các khó khăn trong tích tắc.
Như thế nào là đo lường Marketing hiệu quả?
Trong Marketing, việc đo lường hiệu quả tiếp thị là giải pháp tối ưu, để doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động sát sao nhất, cũng như để điều chỉnh và cải thiện quy trình tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Các Marketer dựa trên các chỉ số KPI của chiến dịch Marketing bạn có thể đánh giá trực quan, để điều chỉnh và phân phối lại sao cho phù hợp nhất.
Tại sao cần phải đo lường hiệu quả các chiến dịch Marketing?
Digital Marketing là một trong những hình thức kinh doanh đi theo xu hướng và dễ thay đổi. Cứ mỗi ngày trôi qua, con người đã có thể phát triển bộ công cụ mới, kênh tiếp thị với cách tiếp cận mới, những phần mềm hay thuật toán tìm kiếm mới. Tạo nên một thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
Hiện nay, có tới 93% doanh nghiệp tăng ngân sách đầu tư vào các chiến dịch Marketing, nhưng chỉ có 39% doanh nghiệp nói rằng chiến dịch của họ đem lại hiệu quả.
Tầm quan trọng của đo lường chiến dịch Marketing hiệu quả
Để đảm bảo cho ngân sách của bạn được phân phối một cách đúng đắn, việc bạn cần làm đầu tiên chính là đo lường hiệu quả liên tục ở trên mỗi kênh.
Thông qua đó, bạn biết được đâu là kênh tiếp cận đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp một cách tốt nhất, tiếp tục có để đầu tư thêm cho nó, và lược bớt đi những công việc không đem lại hiệu quả.
Đây cũng chính là lý do mà các phòng ban trong doanh nghiệp đều cần phải làm báo cáo nghiệm thu, từ đó có được những cơ sở để đánh giá hiệu quả công việc và có hướng đi trong thời gian tiếp theo.
Tuy nhiên, có quá nhiều dữ liệu để bạn tham khảo, nhưng trong số đó có những chỉ số bạn không thực sự cần phải biết.
Hãy tập trung vào những chỉ số đánh giá những việc mà bạn đang làm, chúng phản ánh được tình trạng công việc và làm nền tảng cho những bước đi tiếp theo.
Các yếu tố để đánh giá KPI trong Marketing
Dưới đây là 5 yếu tố chính, để dựa vào đó đánh giá được chỉ số KPI trong chiến dịch Marketing của mình.
1. Lưu lượng người dùng truy cập
Số lượng người dùng truy cập vào website, fanpage,… phản ánh một phần nào đó về mức độ quan tâm của người dùng. Tuy nhiên, đây chưa phải là con số chính xác nhất.
Để đánh giá chính xác hơn, hãy chú ý đến hành động thực của người dùng ở trên trang thông qua một số câu hỏi:
- Khách hàng truy cập vào trang thông qua cách nào?
- Thời gian mà khách hàng ở lại trên trang kéo dài bao lâu?
- Khách hàng có đọc hết nội dung, xem video hết hay không, hay xem được bao nhiêu thì ngưng?
Để có được cái nhìn tổng quan hơn để đánh giá một chiến dịch, bạn cần phải đánh giá từ nhiều yếu tố chứ không phải chỉ mỗi số lượng người xem truy cập vào trong trang.
2. Dựa vào số lượt người xem trang
Yếu tố này dùng để đánh giá vấn đề người dùng yêu cầu tải tập tin HTML – dữ liệu của trang web thông qua mạng Internet.
Và lượt xem trang của website được phân thành 2 loại là lượt xem trang, lượt xem toàn bộ website.
3. Tỷ lệ người dùng thoát trang
Đây là yếu tố để đánh giá xem nội dung triển khai đã đáp ứng được với nhu cầu tìm kiếm, thỏa mãn được nhu cầu của người dùng hay chưa.
Thông qua chỉ số này, bạn biết phương pháp cải thiện và tối ưu cách tiếp cận với khách hàng hiệu quả hơn.
4. Thời gian xem trang của người dùng
Không phải khách hàng nào cũng có thời gian để xem toàn bộ trang web của bạn.Khi đó, dựa vào thời gian khách hàng xem trang chính là cách để xác định người dùng có thực sự đọc thông tin mà doanh nghiệp cung cấp hay không.
Nếu như kết quả trung bình trả về chỉ vài giây, thì hãy xem xét lại nội dung bài viết, trải nghiệm trên trang hay các nội dung tổng thể trên các kênh tiếp thị.
5. Đánh giá thông qua các trang mạng xã hội
Mạng xã hội là nơi khách hàng tương tác với nhau, chia sẻ cảm nhận, hay những gì mình thấy. Một trang mạng xã hội hoạt động sôi nổi như: Facebook, Twitter… cho bạn thấy rằng cách làm của doanh nghiệp đang phù hợp và có kết quả.
Ngược lại, nếu như không có bất cứ một điểm gì nổi bật, thì bạn cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp với thị hiếu của người dùng.
Các chỉ số lợi nhuận cần nắm được thông qua công cụ đo lường hiệu quả Marketing
Một số chỉ số quan trọng mà các Marketer cần nắm được chính là:
1. ROI – Lợi nhuận có được thông qua đầu tư
Chỉ số ROI giúp nhà quản trị đo được doanh thu bán hàng mà doanh nghiệp thu lại được thông qua ngân sách đã chi trả.
Chỉ số ROI
Ví dụ bạn bỏ ra số chi phí là 100 triệu cho chiến dịch Marketing, thu về 500 triệu đồng, thì chỉ số ROI:400%
Đây là một trong những công cụ đo lường quan trọng nhất để đo lường hiệu quả của chiến dịch bởi nó giúp đánh giá chất lượng khách hàng tiềm năng mà chiến dịch Marketing đem lại cho doanh nghiệp.
2. CPW – Chi phí chi ra cho mỗi đơn hàng
Đây là chỉ số thể hiện chi phí cho mỗi đơn hàng mà bạn bỏ ra để thu về đơn hàng thực tế. Chỉ số này cực kỳ là quan trọng giúp bạn đo lường hiệu quả chiến dịch.
3. CPL – Chi phí dành cho mỗi một người khách hàng tiềm năng
Đây là chỉ số đo lường hiệu quả của chiến dịch Marketing, khi mà nó là chi phí dành cho mỗi một khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp thu về.
Chi phí tập trung vào nhóm khách hàng tiềm năng, không thể đánh giá được cụ thể trong quá trình bán hàng thế nào, nên chưa thể đánh giá được chất lượng của leads.
4. Conversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi thành thành mua sản phẩm, dịch vụ
Đây là chỉ số thể hiện việc những khách hàng tiềm năng, đang có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm và sau đó trở thành khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ thực sự của doanh nghiệp.
5. Incremental Sales – Số doanh thu tăng dần
Đây là một dấu hiệu tốt về việc các hoạt động Marketing của bạn đang tác động tốt đến với doanh thu của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào những kênh tiếp cận sinh ra lợi nhuận.
6. Purchase Funnel – Phễu thanh toán
Đây là chỉ số được thể hiện rõ ràng nhất thông qua công cụ Google Analytics, bạn có thể đo lường, phân tích quá trình bán hàng dựa vào khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có được sau mỗi một chiến dịch Marketing được triển khai.
Purchase Funnel
7. Customer Lifetime Value – Giá trị trọn đời của khách hàng
Đây là chỉ số thể hiện doanh nghiệp có được bao nhiêu tiền từ khách hàng trong suốt quãng đời của họ mua sản phẩm, dịch vụ.
Đây là chỉ số mở rộng lĩnh vực, nguồn thu hay các hoạt động củng cố sự vững chắc của doanh nghiệp.
8. Thông tin về phễu tạo cơ sở để phân bổ đa kênh
Mặc dù doanh nghiệp muốn đo lường hiệu quả của từng kênh, nhưng nhiều khi chúng liên quan đến nhau và rất khó để tách biệt.
Ví dụ như khách hàng có thể thông qua Fanpage để truy cập vào website của doanh nghiệp.
Đó là lý do vì sao doanh nghiệp cần tới Google Analytics hay một số công cụ khác để đánh giá được hành trình tìm kiếm của khách hàng thông qua những kênh thông tin nào.
Các công cụ đo lường hiệu quả Marketing
Hiện nay, có rất nhiều công cụ để hỗ trợ đo lường hiệu quả của chiến dịch Marketing. Dưới đây, HapoDigital đề cập đến nhóm kênh thôn dụng nhất là website, Social Media…
1. Đo lường trên Website
Website là một kênh cung cấp thông tin cho khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng đang thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
1.1 Google Analytics
Google Analytics là một trong những công cụ mang lại nhiều lợi ích trong việc đo lường hiệu suất và tối ưu hóa nội dung. Ứng dụng sẽ cung cấp insights của người dùng cũng những chỉ số cơ bản và mối liên hệ giữa các kênh, giúp bạn đánh giá và đo lường một cách khách quan nhất.
Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý để có một bản báo cáo nội dung hiệu quả:
- Lượng traffic có sự tăng/giảm như thế nào theo tuần, tháng, quý, năm?
- Thời điểm nào trong tuần, ngày có sự tăng lưu lượng truy cập cao nhất?
- Khu vực địa lý, tỉnh thành nào quan tâm đến bài viết nhiều nhất?
- Lượng khách hàng ghé thăm lần đầu, lần hai, hay nhiều lần quay lại thế nào?
- Có bao nhiêu người truy cập bằng thiết bị đi động, máy tính để bàn, máy tính laptop?
- Bài viết nào có được traffic nhiều nhất, trang nào thì thấp nhất.
- Thời gian trung bình ở lại trên trang, thời gian thoát trang là bao lâu?
Google Analytics
1.2 Google Search Console (Google webmaster tools)
Đây là một công cụ của Google hỗ trợ bạn theo dõi, duy trì và khắc phục các sự cố trên trang web của bạn khi hiển thị với kết quả tìm kiếm trên Google. Google Search Console sẽ báo cáo cho bạn các vấn đề liên quan đến tần suất hiển thị trang web, cụm từ tìm kiếm, lưu lượng người vào trang web,..
2. Đo lường trên các kênh Social
Đối với mỗi kênh Social Media đều có một cách đánh giá chỉ số khác nhau, điểm chung là hãy đánh giá một số chỉ số như:
- Lưu lượng traffic tuần, tháng, năm, để có sự so sánh.
- Bài viết nào có tương tác cao, bài nào tương tác thấp.
- Số lượng người theo dõi là bao nhiêu.
- Tổng lượng like, share, comment…
Dưới đây là một số kênh hỗ trợ việc đo lường trên các kênh mạng xã hội.
2.1 Cyfe
Cyfe là một công cụ quản lý website của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả website, đưa ra các vấn đề liên quan đến social media, các vấn đề khác liên quan đến KPIs. Bạn có thể tìm ra vấn đề một cách dễ dàng và đưa ra lựa chọn để tối ưu hóa.
2.2 Socialbakers
Đây là công cụ giúp theo dõi và quản lý các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội khoa học và hiệu quả. Đặc biệt, nó còn cho phép bạn so sánh hiệu quả đạt được của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh, cung cấp các quyền để xem số lượng tương tác, nhận xét hay mức truy cập.
2.3 Social Mention
Công cụ hoàn toàn miễn phí này giúp bạn tìm kiếm và bắt kịp những từ khóa thịnh hành. Nó cũng hỗ trợ các Marketers trong việc đo lường chuyên sâu về độ gắn kết và lan tỏa của các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội theo các chỉ số: Strength, Sentiment, Passion và Reach.
Social Mention
2.4 SumAll
Công cụ theo dõi các trang mạng xã hội chuyên nghiệp này sẽ tập hợp các thông tin từ các trang Social Media phổ biến nhất. Các tính năng nổi bật có thể kể đến là đo lường lượng traffic, gợi ý cải thiện nội dung, chia sẻ các kinh nghiệm để quản lí hoạt động Social Media và các hoạt động thương mại điện tử khác.
8. Chartbeat
Chartbeat đưa cho bạn những nội dung tối ưu nhất, kèm theo đó là bản phân tích người dùng với các tiêu chí như hành vi người dùng, thời gian ở lại trang, đường link đến các trang khác,…
3. Hỏi thông qua khách hàng
Ngoài việc đánh giá thông qua các kênh Digital Marketing, bạn có thể áp dụng cách tìm hiểu truyền thống thông qua khách hàng. Bạn có thể khám phá ra nhiều điều thú vị, cảm nhận, hay cách tìm kiếm thông tin của khách hàng mà chưa chắc công cụ đã có thể đánh giá hết.
Bạn có thể tìm hiểu khách hàng thông qua việc hỏi trực tiếp, hay các buổi surveys khảo sát, phiếu đánh giá rồi tổng hợp lại chúng.
4. Đánh giá hiệu quả từ các Inbound Links
Nếu như doanh nghiệp đang chạy các chiến dịch thông qua các kênh nội bộ như dẫn link trong các kênh về Landing Page, theo dõi lượng đơn hàng thông qua các link này… Đây chính là chỉ số quan trọng, để bạn có thể đánh giá được hiệu quả của chiến dịch.
Trường hợp doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm triển khai, có thể thuê ngoài để đánh giá chiến dịch.
5. Đo thông qua công cụ Affiliate
Đây là công cụ đo lường khá minh bạch, nhất là những chiến dịch có liên kết đến Affiliate. Để các chỉ số thu về đánh giá chính xác, bạn cần cung cấp cho các publisher các thông tin đầy đủ như: số điện thoại, địa chỉ liên hệ, hay gắn nút “chia sẻ” lên nội dung của bạn.
6. Đánh giá thông qua doanh thu
Mục tiêu cuối cùng của một chiến dịch Marketing chính là lợi nhuận, doanh thu mà doanh nghiệp đem về. Nên đây chính là chỉ số thể hiện chính xác điều mà doanh nghiệp đã triển khai.
Thông qua doanh số này, bạn có thể biết được nên tiếp tục triển khai kênh nào và dừng lại những công việc không đem lại hiệu quả.
7. Dựa vào chỉ số của toàn chiến dịch
Khi xác định rõ được hiệu quả của chiến dịch, bạn sẽ có được cái nhìn chung và toàn cảnh nhất về toàn bộ chiến dịch Marketing.
Những điều cần tránh khi đo lường hiệu quả Marketing
Khi sử dụng các công cụ đo lường hiệu quả Marketing, bạn đừng bỏ qua một số lưu ý như sau:
1. Hãy cẩn thận với các chỉ số “quá đẹp”
Các chỉ số này nhìn có vẻ là tốt đối với doanh nghiệp, nhưng thực chất lại không đem đến quá nhiều lợi ích cho công việc Marketing.
Ví dụ như lượt tiếp cận tới trang web cao chưa chắc đã thể hiện chính xác được mức độ quan tâm của người dùng đối với thông tin mà doanh nghiệp đã cung cấp.
2. Lượt tiếp cận chỉ mang ý nghĩa về mở rộng thương hiệu, tăng độ nhận diện.
Mục tiêu chung nhưng khi triển khai trên các chiến dịch lại không đồng nhất
Nếu như mục tiêu của bạn là dẫn traffic về website, nhưng trong Email, Fanpage lại không dẫn link trỏ về web thì sẽ không thể đánh giá được hiệu quả đem về.
3. Hãy xác định nguồn dữ liệu để đo lường có hiệu quả
Mỗi một kênh tiếp thị, nguồn dữ liệu khác nhau có cách tính về chỉ số là khác nhau.
Ví dụ như cách tính chỉ số của Facebook khác với website, mức độ tương tác giữa các kênh cũng sẽ có sự khác biệt.
Nên nếu như bạn triển khai các kênh, nếu chưa thực sự nắm rõ được cách hoạt động của kênh, thì có thể thuê chuyên viên để phân tích và đánh giá hiệu quả.
4. Thêm vào đó những dữ liệu không quá cần thiết trong bản báo cáo
Với một lượng dữ liệu khổng lồ, bạn không thể nhồi nhét hết chúng vào một bản báo cáo. Điều này tạo ra những số liệu thừa thãi, không đem lại hiệu quả.
Hãy chọn lọc các chỉ số thực sự cần thiết, đánh giá đúng hiện thực tồn tại khi triển khai các kênh.
Từ đó, các nhà quản trị có được cái nhìn đúng đắn, đưa đến quyết định chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn phù hợp với hướng đi và đem lại hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp.
Trên đây, Hapodigital đã giới thiệu cho bạn đọc các công cụ đo lường hiệu qua Marketing, các yếu tố và chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các kiến thức hữu ích để chiến dịch Marketing diễn ra hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!