Công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí, tốt nhất năm 2024

Công cụ kiểm tra tốc độ website là thước đo đánh giá một website toàn diện đi kèm với các giải pháp để khắc phục tốc độ duyệt web góp phần nâng cao trải nghiệm người dùng và đẩy thứ hạng tìm kiếm của trang web lên top đầu google.

Tốc độ website có ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng tìm kiếm trên google
Tốc độ website có ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng tìm kiếm trên google

Những công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí, hữu ích

Công cụ kiểm tra website Google PageSpeed Insights

Google Page Speed Insights là công cụ khá quen thuộc với các seoer, đơn vị cung cấp dịch vụ SEO. Rất nhiều nhà lập trình web đã dùng thử công cụ này vì những gợi ý của Google cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thăng hạng website của họ trên công cụ tìm kiếm này. Page Speed Insights đo tốc độ website hai lần – với sự trợ giúp của người dùng thông thường và người dùng trên thiết bị di động, Page Speed Insights sẽ đưa ra kết quả là Điểm tốc độ (PageSpeed Score) theo thang điểm từ 0 đến 100 điểm. Đạt 85 điểm trở lên, website sẽ được coi là tải nhanh.

Ngoài ra, công cụ này còn đề xuất xem website của bạn cần làm gì để tối ưu tốc độ. Thêm vào đó, Page Speed Insights còn cung cấp bản lưu trữ các tài nguyên đã được tối ưu hóa cho webpage đã được phân tích.

Một số tips hữu hiệu để bạn có thể cải thiện điểm số trên PageSpeed Insight:

  • Cache tĩnh cho trang (W3 Total Cache, WP Super Cache)
  • Cache và thời gian lưu cache cho file ảnh (NGINX,W3 Total Cache)
  • Nén gzip cho trang (WP Super Cache, W3 Total Cache)Sử dụng CDN (CloudFront, MaxCDN).
  • Riêng vụ tối ưu Javascript, nếu bạn đang chèn các script như Facebook, Google Adsense, Google+,…thì cứ sử dụng kỹ thuật Tải không đồng bộ (Async).
XEM THÊM:  Tổng hợp 50 công cụ SEO hoàn toàn miễn phí tốt nhất năm 2024
Công cụ kiểm tra tốc độ website Google PageSpeed Insights

Công cụ kiểm tra website Dotcom Monitor

Với việc sử dụng Dotcom Monitor, các seoeer có thể kiếm tra tốc độ load web cùng hàng loạt chức năng của website trong các trình duyệt thực từ 24 địa điểm ở cả 5 châu lục. Bạn có thể tìm thấy các thông tin chi tiết khác về website của mình như hình ảnh, kịch bản, CSS… những yếu tố ảnh hưởng đến việc load trang từ các thiết bị.

Dotcom Monitor không chỉ test được hiệu suất của trang web mà còn có thể test được server web, kiểm tra xem hosting của bạn có nằm trong black list spam hay không.

Hiện Dotcom Monitor cung cấp cả dịch vụ miễn phí và trả tiền. Với dịch vụ trả tiền, website của bạn sẽ được Dotcom Monitor theo dõi định kỳ, thường xuyên hơn.

Công cụ kiểm tra website Pingdom Tools

Tương tự như dotcom monitor, Pingdom Tools là một trong những công cụ đánh giá hiệu suất website phổ biến được nhiều người dùng hiện nay. Với công cụ này bạn sẽ tìm thấy một số tính năng bổ sung mà không có trong Google PageSpeed ​​Insights. Pingdom cho phép người dùng kiểm tra từng địa chỉ của trang Web, phân tích và minh hoạ tốc độ truy cập tới từng mục, từng đối tượng trong Website như: hình ảnh, CSS, javascripts, RSS, Flash, video, audio …

Nhược điểm của Pingdom Tools là chỉ kiếm tra tốc độ website ở một số nước hạn chế. Đôi khi công cụ này cho ra những kết quả khác nhau trong những lần thử nghiệm mặc dù website không được thay thế bất cứ yếu tố nào.

XEM THÊM:

Công cụ kiểm tra tốc độ website Webpage Test

Webpage Test cung cấp các thông tin chi tiết về website cộng với các đề xuất để cải tiến. Ứng dụng này có nhiều tính năng hơn Dotcom Monitor và Pingdom. Tuy nhiên, vì hướng trình bày khá khó hiểu nên Webpage Test phổ biến với các chuyên gia lập trình hơn là những bạn còn non kinh nghiệm.

Công cụ kiểm tra tốc độ website DareBoost.

DareBoost cung cấp hơn 100 trạm kiểm soát khác nhau khi phân tích trang web với điểm số được đánh giá từ 1-100. Với công cụ này bạn có thể kiểm tra trên thiết bị là máy tính để bàn, điện thoại di động, Firefox vs Chrome, và năm địa điểm khác nhau.

XEM THÊM:  Vai trò của SEO trong chiến dịch marketing thành công

Cùng những báo cáo về tốc độ website, Dareboost còn đưa ra những khuyến nghị để những nhà lập trình có thể cải thiện được website của mình một cách hiệu quả nhất.

Công cụ kiểm tra tốc độ website dareboost.

Công cụ kiểm tra website WebSiteOptimization

Sử dụng công cụ WebsiteOptimization sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan, phân tích và đưa ra những lời khuyên hữu ích để cải thiện website của bạn. Các thông tin được trình bày tuy không quá thân thiện nhưng quan trọng là nó được tóm lược trong một trang duy nhất nên rất dễ theo dõi giúp bạn nắm bắt thông tin thuận lợi để cải thiện website của mình một cách hiệu quả nhất

Những cách cải thiện tốc độ website hiệu quả

  • Xóa bỏ bớt những plugin và tiện ích bổ sung không cần thiết

Nếu hiện tại website của bạn chạy quá nhiều plugin sẽ làm chậm trang web, gặp phải nhiều vấn đề bảo mật và xảy ra các sự cố khó xử lý. Hãy mạnh dạn hủy kích hoạt và xóa plugin không cần thiết. Sau đó loại bỏ bất kỳ plugin nào làm chậm tốc độ trang web của bạn.

  • Tối ưu hóa mã nguồn

Mã nguồn website chưa được tối ưu khiến website tốn nhiều thời gian hơn để tải do đó bạn cần thực hiện các chỉnh sửa, loại bỏ các yếu tố không cần thiết để giảm dung lượng cho mã nguồn, đẩy tốc độ duyệt trang web nhanh hơn.

  • Bật bộ nhớ đệm của trình duyệt

Khi đã truy cập một trang web, các thành phần trên trang bạn truy cập sẽ được tự động lưu trữ trong bộ nhớ đệm (còn gọi là bộ nhớ tạm thời) nếu bạn có bật bộ nhớ đệm của trình duyệt. Khi trang đã được tải và các thành phần khác nhau được lưu trữ trong bộ nhớ cache của người dùng, chỉ cần tải xuống một vài thành phần cho lần truy cập tiếp theo. Vì vậy, lần truy cập thứ 2 trở đi, trình duyệt có thể tải trang rất nhanh do không cần gửi yêu cầu HTTP mới tới máy chủ.

  • Sử dụng CDN

CDN hoạt động bằng cách lưu trữ các tệp của website trên một mạng lưới máy chủ lớn toàn thế giới. Amazon Cloudfront là một CDN tuyệt vời giúp người dùng gỡ bỏ được những tài nguyên tĩnh như CSS, javascript và hình nền để giảm tải trên server. Điều này làm cho website trở nên nhanh hơn. MaxCDN cũng là một CDN phổ biến khác mà khi kết hợp với TotalCache nó có thể gửi toàn bộ website tới một hệ thống CDN sử dụng phương pháp nén để đạt tốc độ tải siêu nhanh.

  • Tối ưu hóa và giảm dung lượng ảnh
XEM THÊM:  Hướng dẫn cách đánh giá độ khó từ khóa trong SEO

Nếu website quá nhiều hình ảnh mà không được tối ưu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tải trang. Chính vì vậy, trước khi tải lên web, hãy đảm bảo rằng hình ảnh của bạn là không phải lớn quá.

XEM THÊM:

 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *