Campaign Marketing là gì? Quy trình tạo một Campaign hiệu quả

Làm thế nào để xây dựng được một Marketing campaign ấn tượng, Campaign Marketing là gì hay Marketing Campaign là gì? Chính là câu hỏi cho những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một nhãn hàng, hay sản phẩm.

Để thúc đẩy doanh số tăng trưởng vượt bậc, các doanh nghiệp lớn hiện nay luôn không nghiên cứu và cho ra mắt các Campaign độc đáo để gây ấn tượng với người dùng về sản phẩm của mình.

Vậy hôm nay trong bài viết này đây, hãy cùng chúng mình tìm hiểu và làm rõ ý nghĩa của một Campaign Marketing.

Campaign là gì?

Campaign khi được hiểu theo nghĩa Tiếng Việt là chiến dịch. Vậy có thể hiểu đơn giản Campaign Marketing nghĩa là chiến dịch truyền thông, nhằm mục đích quảng bá các sản phẩm, thông điệp qua các phương tiện truyền thông, truyền hình. Và đây gần như là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của sản phẩm, hay thương hiệu.

Campaign-Marketing-la-gi

Campaign Marketing là gì?

Một Marketing Campaign được coi là thành công không chỉ được đánh giá từ việc bạn chi bao nhiêu tiền cho nó, hay cách mà bạn đã làm để truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng.

Mà yếu tố để đánh giá sự thành công của một chiến dịch truyền thông đó là đã tác động được bao nhiêu phần trăm đến doanh số bán hàng trực tiếp của doanh nghiệp.

Vai trò của Campaign Marketing là gì?

Mỗi một Campaign đều được tạo ra với những mục đích khác nhau. Ví dụ như: để xây dựng hình ảnh thương hiệu, giới thiệu sản phẩm hay với mục đích tăng doanh thu,… Và trong mỗi chiến dịch thì vai trò của mỗi Marketing Campaign đều khác nhau, tuy nhiên chúng đều mang những vai trò chung như:

  • Hỗ trợ quảng bá, khẳng định chất lượng thương hiệu của doanh nghiệp. Giúp tạo ra những sự khác biệt so với đối thủ trên thị trường.
  • Mở rộng tệp khách hàng, cũng như là cơ hội để thu hút loạt khách hàng tiềm năng mới.
  • Vun đắp độ tin tưởng cho các khách hàng mục tiêu. Xây dựng độ cho khách hàng.
  • Hỗ trợ gia tăng doanh số bán hàng trực tiếp.
  • Hạn chế các tin tức tiêu cực, hỗ trợ bảo vệ doanh nghiệp, thương hiệu.

Các loại Campaign phổ biến hiện nay

Một số các loại Marketing Campaign phổ biến mà các bạn thường thấy hiện nay đó là:

1. TVC Campaign

TVC là viết tắt của cụm từ Television Commercial, đây là hình thức quảng bá, truyền thông bằng hình ảnh, hay video nhằm mục đích làm nổi bật thương hiệu, hay sản phẩm nào đó.

TVC-Campaign

TVC Campaign

TVC thường sẽ là nơi nhãn hàng lựa chọn thêm các sự góp mặt của các KOLs, Celeb để làm tăng tính viral của sản phẩm. TVC thường được trình chiếu thông qua các quảng cáo đan xen trên truyền hình, các phương tiện truyền thông xã hội như: Facebook, Youtube,…

2. Digital Marketing Campaign

Digital Marketing được hiểu nôm na là các hoạt động tiếp thị số trên các nền tảng mạng xã hội. Hiện nay trong một bảng kế hoạch Marketing tổng thể thì chi phí cho việc tiếp thị trên các nền tảng số thường chiếm phần lớn. Điều này cũng đủ giúp chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của hình thức Marketing này đúng không.

Digital-Marketing-Campaign

Digital Marketing Campaign

Trong thời đại hiện nay là 4.0 và sắp tới đây là 5.0 thì việc Digital hay tiếp thị số sẽ dần dần trở thành những công cụ cực kỳ quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trường. Bởi hình thức này sẽ đưa sản phẩm tiếp cận đến khách hàng mọi lúc mọi nơi, chỉ cần họ sử dụng điện thoại và vi tính thì đều có khả năng được tiếp cận.

3. Advertising campaign

Advertising campaign được hiểu theo nghĩa Tiếng Việt đó là các chiến dịch truyền thông, quảng bá về một thông điệp hay một chủ đề nào đó. Chiến dịch truyền thông theo hình thức này sẽ luôn được xác định rõ ràng về thời gian, địa điểm, để xác định đối tượng mục tiêu hướng đến.

Advertising-campaign

Advertising campaign

Các chiến dịch quảng bá cụ thể như thế thường chủ yếu nhằm mục đích nâng cao, định vị lại thương hiệu trong ấn tượng của khách hàng, đồng thời hợp tác hoá tỷ lệ chuyển đổi, bán hàng.

4. Creative Campaign

Các chiến dịch truyền thông thiên về sáng tạo thường là các chiến dịch cốt lõi của các Agency, bởi đây là nơi tập trung và quản lý về thông điệp, nội dung và câu chữ. Thường thì các chiến dịch về sáng tạo luôn nằm trong một phần nào đó của cả một Campaign Marketing.

Creative-Campaign

Creative Campaign

Các chiến dịch sáng tạo sẽ thường được chịu trách nhiệm bởi các bộ phận như: Creative, Content, Planner, Design.

5. SEM Campaign

SEM là tên viết tắt của cụm từ Search Engine Campaign, và đây là chiến dịch truyền thông tập trung vào các công cụ tìm kiếm.

Chiến dịch này sẽ thường chia ra các phần chính để từng đội có chuyên môn đảm nhận như: SEO, PPC (Google Ads & Native Ads). Phần việc của SEO và Google Ads thường là tối ưu vị trí hiển thị của website của thương hiệu, doanh nghiệp khi được tìm kiếm trên Google.

XEM THÊM:  TVC là gì ? Tổng hợp kiến thức cần biết về TVC quảng cáo

SEM-Campaign

SEM Campaign

Về Native Ads sẽ là chịu trách nhiệm thực thi bởi các Ad Network. Các bạn có thể hiểu là tối ưu vị trí hiển thị của các banner quảng cáo trên website mà có tệp khách hàng mà thương hiệu đó hướng tới.

4. IMC campaign

Đây là chiến dịch truyền thông tích hợp, nó thường được các doanh nghiệp sử dụng để phát triển chiến lược quảng bá tổng thể về thương hiệu, cũng như các sản phẩm của mình.

IMC-campaign

IMC campaign

Tầm quan trọng của IMC là giúp cho cả chiến dịch truyền thông có tính liên kết, và liền mạch với nhau. Điều này bao gồm các việc như: xúc tiến bán hàng, quảng cáo tiếp thị, quan hệ công chúng, truyền thông báo chí, bán hàng trực tiếp, truyền thông xã hội.

Và mục tiêu cuối cùng của IMC thường là đưa thông điệp truyền thông đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

5. Viral campaign

Viral Campaign được hiệu là các chiến dịch nhằm lan tỏa thông điệp, quảng bá hình ảnh sản phẩm bằng cách tạo ra những phong trào, xu hướng để có thể để nó tự lan tỏa trong cộng đồng, thị trường một cách tự nhiên.

Viral-campaign

Viral campaign

Hầu hết các chiến dịch quảng bá kiểu này sẽ thường được các công ty đứng đằng sau tài trợ, và sẽ được tung ra trên các nền tảng mang tên họ như: Facebook nhãn hàng, kênh Youtube nhãn hàng,…

Làm thế nào để có một Campaign Marketing thành công?

Rất khó có thể đánh giá được mức độ thành công của mỗi chiến dịch truyền thông. Các bạn không thể tự đưa ra ý tưởng và tự bắt tay vào hoàn thiện nó mà không thể không tính toán đến những biến động bất ngờ có thể xảy đến.

Vậy làm thế nào để có thể chuẩn bị cho mình một Marketing Campaign hoàn chỉnh, chuyên nghiệp, hãy cùng tham khảo qua các bước sau đây.

  • Thấu hiểu dịch vụ và sản phẩm của bạn: chỉ khi nào bạn hiểu đúng và đủ sản phẩm mà mình cung cấp thì các bạn mới có thể xác định được nó phù hợp với cách thức quảng bá nào, cũng như làm thế nào để đưa sản phẩm đó đến gần với người tiêu dùng một cách tự nhiên nhất có thể.
  • Đặt mục tiêu và KPI rõ ràng cho từng phần chiến dịch: Thời gian là thông số cần bạn đặc biệt chú ý và đưa vào đầu tiên, sau đó là các chỉ số về tài chính, mức độ tiếp cận người dùng, doanh thu,… Một công thức trong kế hoạch Marketing nào cũng thường sử dụng đó là: chiến dịch = kết quả + thời gian vận hành.
    Xác định cách đo lường kết quả: Làm thế nào để đo lường kết quả thành công, bạn sẽ sử dụng chỉ số nào.
  • Đối với các chiến dịch tiếp thị trực tuyến thì các bạn có thể sử dụng công cụ Google Analytics. Luôn phải xác định mục đích cũng như chỉ số để xác định mức độ thành công của chiến dịch.
  • Chi phí cho mỗi chiến dịch: Số tiền mà bạn quyết định chi trả cho cả chiến dịch sẽ ảnh hưởng đến kết quả chiến dịch. Hãy luôn làm cho mình một bảng chi phí rõ ràng và cân đối đầy đủ các hạng mục, song hành với bản kế hoạch truyền thông chi tiết. Chỉ có làm như thế các bạn mới có thể kiểm soát kế hoạch của mình rõ ràng.
  • Lựa chọn kênh truyền thông: Khi xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và nghiên cứu về hành vi mua sắm của họ, các bạn sẽ nhận ra ngày nên lựa chọn kênh truyền thông nào là phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của mình.
  • Xây dựng timeline cụ thể: Việc lên kế hoạch cụ thể từng thời gian, địa điểm sẽ giúp các bạn đảm bảo được tiến độ kế hoạch diễn ra và biết được cần thay đổi, cũng như đẩy mạnh thêm ở đâu.
  • Triển khai chiến dịch: Quay lại với kế hoạch và timeline, các bạn cần triển khai công việc tuần tự theo những gì kế hoạch đã đặt ra.
  • Đo lường kết quả chiến dịch: Khi chiến dịch đã kết thúc thì các bạn cần tiến hành việc review lại quá trình, cũng như đo lường kết quả thông qua các chỉ số để biết được chiến dịch thành công bao nhiêu % đặt ra.
  • Chỉnh sửa và lặp lại chiến dịch nếu cần: khi đã đo lường được % thành công của chiến dịch, các bạn có thể đưa ra các đánh giá xem có nên áp dụng cho chiến dịch tiếp theo được hay không.

Quy trình tạo một Campaign hiệu quả

Sau khi đã nắm được khái niệm Campaign marketing là gì thì có lẽ rất nhiều bạn thắc mắc các bước để tạo nên một Campaign Marketing siêu chất như thế nào đúng không. Cùng tham khảo 6 bước sau đây.

quy-trinh-tao-mot-campaign-hieu-qua

Quy trình tạo một Campaign hiệu quả

Bước 1: Tiếp cận và xác định thị trường sẽ hướng tới

Đây là bước cực kỳ quan trọng, và được xem là tiền đề quyết định cho việc thành bại của cả chiến dịch. Hãy tự trả lời các câu hỏi sau để có thể tìm hiểu về thị trường của mình một cách sâu sát hơn nhé:

  • Dịch vụ, sản phẩm bạn cung cấp là gì?
  • Thị trường có thật sự còn nhiều nhu cầu cho mặt hàng đó hay không?
  • Đối thủ cạnh tranh là ai, các chiến dịch của họ thành công hay thất bại, chiến dịch tiêu biểu của họ là gì?
  • Bạn đang hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu như thế nào? Nhóm khách hàng mục tiêu là ai?
  • Bức tranh khách hàng, hành vi tiêu dùng của họ như thế nào?

Bước 2: Xác định mục tiêu của Campaign Marketing

Tiếp theo sau đó các bạn cần xác định ra mục tiêu của chiến dịch nào là gì. Việc này sẽ giúp các bạn có thể đưa ra các chiến thuật phù hợp.

Một trong những yếu tố quan trọng khi đặt ra mục tiêu chiến dịch đó là thời gian triển khai, cũng như KPI cần đạt được. Vậy nên các bạn cần số hoá tất cả các mục tiêu để có thể dễ dàng xác định KPI cũng như cân đối thời gian.

XEM THÊM:  Digital Marketing Là Gì? 6 công cụ Digital marketing thông dụng

Bước 3: Xác định ngân sách của Campaign

Hãy tiến hành liệt kê chi tiết tất cả các đầu mục chi phí để có thể đưa ra mức ngân sách phù hợp cho cả chiến dịch.

Tránh trường hợp chiến dịch chưa chạy xong đã hết ngân sách, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của cả dự án cũng như ảnh hưởng tới KPI.

Bước 4: Chọn các hoạt động cần thực hiện trong Campaign

Team của bạn cần họp để đưa ra các ý tưởng và từ đó hỗ trợ nhau để hoàn thiện một plan tổng thể, bảo gồm tất cả các hoạt động sẽ thực hiện. Sau đó leader sẽ là người tổng hợp và quyết định kế hoạch tổng thể cuối cùng.

Đây là bước cực kỳ quan trọng, nó đòi hỏi tính sáng tạo, bắt kịp xu thế của mỗi người, để có thể tạo nên sự khác biệt cho chiến dịch, góp phần của cố sự thành công.

Bước 5: Đặt thời gian cụ thể thực hiện Campaign

Mỗi một chiến dịch sẽ thường có timeline thời gian hoạt động và diễn ra cực kỳ cụ thể. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến tiền độ mà nó còn là một trong các tiêu chí đánh giá thành công của một chiến dịch.

Bước 6: Đo lường hiệu quả chiến dịch Campaign

Bước cuối cùng này thường là không thể thiếu được sau khi kết thúc mỗi chiến dịch truyền thông. Việc đo lường này giúp cho doanh nghiệp biết được những điểm nào được và không được sau khi triển khai thực tế.

Ngoài ra, việc này cũng giúp cho đội ngũ Marketing nhìn nhận được thực tế và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Tổng hợp một số Campaign chất lượng có tiếng

Trước khi tự mình xây dựng những Campaign Marketing thì việc đi xem và học hỏi bởi các chiến dịch của các doanh nghiệp lớn cũng là một cách để bạn tìm thêm cho mình những ý tưởng mới cho kế hoạch của mình.

1. LinkedIn: “In It Together”

Đây là chiến dịch tiếp thị tích hợp đầu tiên đến từ Linkedin. Chiến dịch này bao gồm: Video trực tuyến, hình thức quảng cáo hiển thị, tài trợ và truyền thông xã hội, billboard quảng cáo ngoài trời, podcast, địa điểm phát thanh, báo chí và quan hệ đối tác, SEM – chiến dịch tối ưu công cụ tìm kiếm.

LinkedIn-In-It-Together

LinkedIn: “In It Together”

Chiến dịch này của Linkedin kèo dài trong suốt 12 tuần, và gần như được nhắm tới 4 thị trường mục tiêu là: San Francisco, Philadelphia, Los Angeles và Atlanta.

Tư liệu truyền thông của họ sử dụng hình ảnh đen trắng xuyên suốt. Thực hiện truyền tải nội dung như những câu chuyện thành công của người dùng nền tảng này.

Thông điệp hướng tới đó những người đã sử dụng nền tảng này và thành công chia sẻ về nơi giúp họ đạt được những thành tựu đầu tiên – đó là Linkedin.

2. Apple – Shot On iPhone

Đây là campaign có sử dụng UGC (nội dung do chính người dùng tạo nên). Tất cả những người dùng Iphone sẽ gửi những tấm hình mà họ tự chụp bằng thiết bị của thương hiệu này, và sau đó Apple sẽ đăng tải toàn bộ các hình ảnh này trên các bảng quảng cáo, với chất lượng hình ảnh cao.

Apple-Shot-On-iPhone

Apple – Shot On iPhone

Ngoài ra, Apple cũng ghi lại những cuộc phỏng vấn với người nổi tiếng đằng sau những tấm hình người dùng đó, và khéo léo sử dụng nó như một bản nhạc để lồng tiếng cho tất cả các khu vực trưng bày ảnh.

Mỗi bức ảnh, thương hiệu này đều chú thích rất rõ ràng tên tác giả, trích dẫn của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng, và sau đó mời người dùng chia sẻ ngược những hình ảnh cá nhân của riêng họ lên Instagram với hashtag #Shortonoiphone.

3. Heineken “Open Your World”

Thương hiệu bia toàn cầu này đang dần loại bỏ các câu CTV trong các chiến dịch quảng bá của mình vì họ cho rằng nó đã quá nhàm chán, và lỗi mốt. Đồng thời những CTV này sẽ ngày càng không còn có sức ảnh hưởng tới những người trong thời đại này.

Khẩu hiệu “Open your world” được Heineken xây dựng từ năm 2011 và cho tới nay, chiến dịch bài bản đó đã giúp họ đạt được 2 giải thưởng Cannes Lions.

Heineken-Open-Your-World”

Heineken “Open Your World”

Ý tưởng tổng thể của chiến dịch này là sẽ kích thích người tiêu dùng của họ thông qua một câu chuyện có ý nghĩa bằng cách mời những đối tượng có tính cách, suy nghĩ đối lập nhau hoàn toàn để cùng tìm ra điểm chung với nhau.

Thông qua những câu chuyện về bình đẳng giới, hiện tượng khí hậu toàn cầu, và cùng nhiều vấn đề khác nữa. Rồi sau đó, Heineken sẽ khuyến khích họ mở lòng và thấu hiểu thêm về đối phương, để cả hai sẽ có cơ hội hiểu nhau hơn.

4. Nike: Just Do It

Từ khi mới ra đời, các sản phẩm của thương hiệu Nike chủ yếu là dành cho các vận động viên Marathon. Và sau đó một thời gian thì trên toàn cầu bắt đầu xuất hiện cơn sốt về thời trang thể thao, ngay lúc đó Nike hiểu rằng, nếu họ không hành động bây giờ thì sẽ không còn cơ hội để vượt qua các đối thủ.

Trong những năm cuối cùng của thập niên 80, Nike đã có bước chuyển mình vượt bậc, thông qua chiến dịch “Just Do It” chấn động toàn cầu.

Nike-Just-Do-It

Nike: Just Do It

Vào năm 1988, nhờ thành công của chiến dịch đó, Nike đã bán được hơn 800tr đô doanh thu, và sau đó 10 năm doanh thu của thương hiệu này đã gấp 10 lần và đạt ngưỡng hơn 9,2 tỷ đô.

Câu nói “Just Do It” tuy đơn giản nhưng lại bao hàm đầy đủ tất cả cảm xúc của những người đam mê, mong muốn có thể tập thể dục hàng ngày và mang đến cho họ nguồn động lực cực kỳ lớn.

5. Absolut Vodka: The Absolut Bottle

Mặc dù vẫn là những hình khối quen thuộc nhưng Absolut Vodka đã biết chai rượu của họ thành chai rượu dễ nhận biết thương hiệu nhất trên thế giới. Chiến dịch thực hiện bằng việc liên tưởng các hình ảnh thực tế tới hình dạng của chai rượu. Và họ đã thành công tới mức vẫn luôn sử dụng chương trình này trong suốt 25 năm.

XEM THÊM:  Tagline là gì ? Cách tạo ra tagline thu hút và hấp dẫn

Absolut-Vodka-The-Absolut-Bottle

Absolut Vodka: The Absolut Bottle

Câu chuyện Marketing chúng ta học được từ thương hiệu này đó là chỉ cần bạn biết lồng ghép sản phẩm vào những câu chuyện đời thường thú vị thì dù có nhàm chán nó cũng sẽ trở nên đặc biệt.

6. Miller Lite Campaign: Great Taste, Less Filling

Người thành công thường có lối đi riêng và Miller Lite chính là cái tên điển hình cho câu nói đó. Khi mà các ông lớn trong ngành bia đang ngày càng trỗi dậy nhanh chóng thì thay vì tìm cách cạnh tranh thì thương hiệu này tự tạo cho mình một sân chơi riêng và làm chủ nó.

Miller-Lite-Campaign-Great-Taste-Less-Filling

Miller Lite đã cực kỳ thành công khi tạo ra đế chế light beer – bia nhẹ” – và thống trị nó. Và để đánh bật những quan điểm bia nhẹ không dành cho cánh mày râu thì thương hiệu này lại làm các ấn phẩm quảng cáo lấy hình ảnh những người đàn ông cơ bắp, đậm chất quý ông đang sử dụng sản phẩm này.

7. Volkswagen: Think Small

Rất nhiều các chuyên gia đã đánh giá chiến dịch “Think Small” là một trong những chiến dịch Marketing đạt tiêu chuẩn vàng. Hình thành và phát triển từ năm 1960, thương hiệu này ra đời với mục đích thay đổi những quan niệm xưa cũ, và mang sản phẩm đến để thay đổi mọi người.

Volkswagen-Think-Small

Volkswagen: Think Small

Quảng cáo của Volkswagen thường luôn đi ngược lại với chuẩn mực xã hội lúc bấy giờ và tưởng rằng nó sẽ nhận về chỉ trích nhưng không. Chiến dịch quảng cáo đó đã bóc trần nhiều khía cạnh thầm kín của nhiều người trong xã hội và tự nhiên thương hiệu này vụt sáng và được hàng nghìn người Mỹ và trên thế giới hưởng ứng.

8. Dos Equis: The Most Interesting Man in the World

Dos Equis Campaign – The Most Interesting Man in the World
Bạn có thể biết người đàn ông này. Hút xì gà Cuba, được vây quanh bởi những cô gái đẹp và-quan trọng nhất-ông uống Dos Equis bia.

Bạn có thể đã bắt gặp ngừoi đàn ông này ở đâu đó. Ông ta hút xì gà Cuba, và được vây quanh bởi hàng tá cô gái đẹp và quan trọng nhất đó là ông ta đang sử dụng Dos Equis bia. – câu nói trong quảng cáo của Dos Equis.

Dos-Equis-The-Most-Interesting-Man-in-the-World

Dos Equis: The Most Interesting Man in the World

Yếu tố tạo nên sự thành công của chiến dịch marketing về rượu, bia, các sản phẩm sang trọng là thường phải làm chúng trở nên thật “ngầu”, thật “sang”. Và rồi ngay sau đó cho xuất hiện slogan “The Most Interesting Man in the World-Người đàn ông thú vị nhất thế giới”, câu nói này ngay lập tức biến người đàn ông trở thành người quảng cáo trông “ngầu” nhất.

Và để kết thúc cho mỗi quảng cáo mà ông xuất hiện, sẽ luôn có một câu nói:”I don’t always drink beer, but when I do, I prefer Dos Equis. Stay thirsty my friends.” để gây ấn tượng với người xem đoạn quảng cáo.

9. Campaign California Milk Processor Board: Got Milk?

Nhờ có chiến dịch Marketing của thương hiệu California Milk Processor Board’s “Got Milk?”, doanh thu của toàn bộ ngành sữa tại California lúc bấy giờ đã tăng lên 7% chỉ trong một năm.

Campaign-California-Milk-Processor-Board-Got-Milk

Campaign California Milk Processor Board: Got Milk?

Những tác động của đoạn quảng cáo này còn vượt xa ra khỏi chỉ bang California, và cho tới ngày nay, có lẽ bạn vẫn sẽ thỉnh thoảng nhìn thấy những mẫu quảng cáo”Got + 1 từ gì đó” trên thế giới.

Điểm đáng chú ý ở đây, đó là quảng cáo này không hế muốn tập trung vào những tệp khách hàng không uống sữa, thay vào đó nó hướng đến tập trung vào những khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm từ sữa.

Một số câu hỏi về Campaign

Để làm rõ hơn về những khái niệm như Campaign Marketing là gì thì chúng ta hãy cùng đi trả lời các câu hỏi sau đây nhé.

Thuật ngữ Digital Marketing Campaign là gì?

Đây là một trong những phương thức mà doanh nghiệp ứng dụng một hay nhiều kỹ thuật tiếp thị trên các nền tảng số để tiếp cần với tệp khách hàng mà học hướng tới, nhằm thúc đẩy việc tăng trưởng doanh thu. Hoặc tăng cường độ uy tín cho thương hiệu, sản phẩm.

thuat-ngu-Digital-Marketing

Thuật ngữ Digital Marketing

Chiến dịch và chiến lược Marketing giống hay khác nhau?

Nghe thì có vẻ tương đương nhưng thực ra đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau đó nhé.

Chiến lược Marketing là tổng hợp tất cả các quyết định của doanh nghiệp xác định sử dụng trong hoạt động marketing nhằm mục tiêu có thể đạt được những KPI, doanh số đã đặt ra.

Chiến dịch Marketing là thuật ngữ chung để chỉ một hoạt động quảng bá, truyền thông có chủ đề, mục đích, thời gian rõ ràng, bài bản nhằm mục đích thúc đẩy bán hàng, hoặc tăng độ uy tín cho thương hiệu.

Tại sao Campaign của tôi lại không thành công?

Chiến dịch của bạn không thành công như mong đợi có thể đến từ những nguyên nhân sau:

  • Thiếu đi các chiến lược cụ thể
  • Chưa hiểu sản phẩm và khách hàng mục tiêu hướng tới
  • Thiếu những lời kêu gọi, tạo động lực, kích thích ham muốn tiêu dùng từ khách hàng
  • Thực hiện chiến dịch truyền thông trên kênh không phù hợp
  • Khả năng nhắm mục tiêu khách hàng chưa tốt
  • Sản phẩm hay dịch vụ không được như những gì quảng cáo

Các thuật ngữ sử dụng Campaign chỉ có trong Marketing là gì?

Ngoài ra, trong quá trình vận hành Campaign Marketing các bạn sẽ bắt gặp rất nhiều các thuật ngữ chuyên ngành như: Poster Campaign, PR Campaign, Sales Campaign,… Hãy trau dồi kỹ năng và kiến thức để có thể cho ra đời những chiến dịch truyền thông hiệu quả và tối ưu nhé!

Trên đây là toàn bộ các chia sẻ về Campaign Marketing là gì hay Marketing Campaign là gì? Hy vọng với những thông tin ở trên đây các bạn đã hiểu tầm quan trọng của một chiến dịch Marketing tốt sẽ giúp các bạn hưởng lợi nhiều như thế nào!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300