[SO SÁNH] SEO và Google Adwords. Cái nào lợi hơn?

Bạn đang so sánh SEO và Google Adwords, không biết lựa chọn hình thức nào để thực hiện dự án, nhằm tối ưu chi phí nhất?

Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này, điều bạn thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, cùng xem hết và đánh giá bạn nhé!

So sánh SEO và Google Adwords

Dưới đây là bảng so sánh về SEO và Adwords, để bạn phân biệt Google Adwords và SEO rõ ràng hơn, hiểu hơn về chiến lược Marketing, và biết giai đoạn nào mình cần làm gì.

SEO Google Adwords
Người dùng truy cập, doanh nghiệp không mất phí. Người dùng truy cập, doanh nghiệp mất phí trên mỗi lượt click.
Cần bỏ ra một khoảng thời gian dài, thậm chí 6-12 tháng để thấy xuất hiện trong những vị trí top đầu. Từ khóa có mức độ cạnh tranh càng cao, thì công cuộc SEO càng gian nan. Chỉ cần cài đặt và bật chiến dịch quảng cáo, bài viết sẽ hiện lên ngay vị trí top đầu.
Một khi đã đạt top, thì sẽ có lượng traffic về đều, và khả năng giữ top lâu bền nếu bạn làm nội dung tốt Tài khoản quảng cáo sẽ dừng chạy nếu như tài khoản hết tiền, hay không nạp thêm tiền vào.
Cần thời gian để lên hạng từ từ, tập trung vào một nhóm từ khóa trọng tâm, rồi sau đó phát triển dần lên, và mở rộng ra. Có thể đánh vào nhiều từ khóa, và chủ đề cùng một lúc trong một chiến dịch.
Lượt click vào bài viết SEO cao hơn (chiếm 65%) được đánh giá cao hơn từ góc nhìn của Google, và ngay cả người đọc. Không giới hạn lượt click, độ uy tín cũng cao hơn. Lượt click chiếm thấp hơn( chiếm 35%), dễ bị đối thủ chơi xấu như (click ảo, dùng tools click tặc,…) khiến doanh nghiệp bị hao mòn chi phí nhanh chóng, mà lại không thu về được kết quả gì.
Khó đo lường hiệu quả hơn Google Adwords Dễ dàng đo lường trong quá trình quảng cáo, tuy nhiên, về lâu dài phải kết hợp nhiều chỉ số để đánh giá, đòi hỏi người có chuyên môn cao.
Khi website được tối ưu chuẩn SEO, thì các từ khóa dài, từ khóa tiềm năng, hay các từ khóa khác có trong domain có sự cạnh tranh thấp cũng được kéo lên theo. Chạy quảng cáo chỉ ảnh hưởng duy nhất đến URL được quảng cáo, các trang khác dùng domain đó có ảnh hưởng rất ít.

Tổng quan về SEO

Bạn đọc sẽ cùng Hapo Digital tìm hiểu về khái niệm, cách thức hoạt động cũng như ưu nhược điểm của công việc SEO này.

1. SEO là gì?

SEO – Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là quy trình để nâng cao thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm Google. Từ đó người dùng dễ dàng tìm thấy website hơn.

ket-qua-seo-hien-len-cong-cu-tim-kiem-cua-google

Kết quả SEO hiện lên công cụ tìm kiếm Google

2. Cách thức hoạt động của SEO

Cách thức hoạt động của SEO nhằm xây dựng SERP (trang kết quả tìm kiếm) và hiển thị kết quả với người đọc theo quy trình như sau:

  • Thu thập dữ liệu (Crawling): con bot của Google sẽ dò quét, lấy dữ liệu từ các website.
  • Lập chỉ mục (Indexing): các trang web sau khi được thu thập dữ liệu, sẽ được lưu trữ trong một kho dữ liệu khổng lồ, là nơi công cụ tìm kiếm lấy dữ liệu để sử dụng sau này. Trong quá trình này, chúng phát hiện và lấy ra những cụm từ khóa miêu tả chính xác nhất về web, rồi phân loại trang web theo từ khóa. Và nếu như trang web của bạn vẫn chưa được lập chỉ mục, tức là chúng vẫn chưa được xuất hiện trên thanh tìm kiếm của Google.
  • Xếp hạng (Ranking): sau bước lập chỉ mục, công cụ tìm kiếm sẽ cung cấp những câu trả lời tốt nhất và xếp hạng thứ tự trên kết quả tìm kiếm. Hiện tại, có đến 200 yếu tố xếp hạng của Google mà các SEOer cần lưu ý.

giai-doan-lap-chi-muc

Giai đoạn lập chỉ mục

Và để xếp hạng được, cần phải thực hiện các công việc như sau:

  • Xử lý dữ liệu: người dùng thực hiện tìm kiếm, công cụ tìm kiếm sẽ xử lý, phân tích dữ liệu đã lưu lại từ trước, so sánh cụm từ tìm kiếm với các trang web đã được lưu lại ở trong cơ sở dữ liệu.
  • Tính toán độ liên quan: công cụ tìm kiếm tính toán độ liên quan giữa cụm từ tìm kiếm với các trang web đang so sánh, để xác định kết quả nào sẽ phù hợp nhất với mục đích tìm kiếm của người dùng.
  • Trả về kết quả: cuối cùng là trả về kết quả có sự tương ứng, phù hợp nhất với từ khóa người dùng đang tìm kiếm. Website đứng thứ hạng càng cao trong bảng xếp hạng chính là website có chất lượng tốt trong lĩnh vực và đây cũng chính là mục đích của công việc SEO.
XEM THÊM:  Link Wheel: Mô hình link nâng cao hiệu quả SEO trong 2024

3. Ưu điểm của SEO

Một số ưu điểm của công việc SEO đem hiệu quả về cho doanh nghiệp, có thể kể đến như:

3.1 Gần như miễn phí

Khi kết quả xuất hiện trên Google, người dùng click vào, doanh nghiệp không mất chi phí tiếp cận, mỗi tháng có thể lên tới trăm nghìn cho tới hàng triệu traffic miễn phí hàng tháng. Chi phí bỏ ra là thuê agency thực hiện dự án SEO, hoặc doanh nghiệp tự xây dựng thì chỉ mất phí duy trì không đáng kể.

3.2 Tiếp cận tốt  với nhóm khách hàng tiềm năng hơn

Khi bạn chạy quảng cáo Google Ads, doanh nghiệp cần đảm bảo chỉ số ROAS (doanh thu trên chi phí quảng cáo).

Khi đó, bạn chỉ tập trung vào nhóm từ khóa có khả năng tạo ra chuyển đổi cao nhất, đại diện khoảng 2-5 % nhóm khách hàng có nhu cầu lớn nhất..

Khi đó, 95-98% nhóm khách hàng tiềm năng chưa có nhu cầu mua ngay bị bỏ qua. Bởi nếu như chạy quảng cáo đến nhóm đối tượng này sẽ rất lớn, không thu được lợi nhuận cuối cùng.

Riêng SEO, không phải bỏ chi phí chạy quảng cáo, mà vẫn đảm bảo mở rộng được nhóm khách hàng tiềm năng đang tìm hiểu, hay có nhu cầu mua sản phẩm lên rất nhiều.

Từ đó, tối ưu được chi phí bỏ ra, mà lại nuôi dưỡng được nhóm khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi về sau.

3.3 Traffic từ SEO chuyển đổi tốt hơn

Người dùng chủ động tìm kiếm thông tin, và truy cập vào website thường có nhu cầu rõ ràng hơn, từ đó dễ dàng chuyển đổi hơn so với các kênh khác.

Đặc biệt, khi người dùng truy cập vào website thông qua kết quả tìm kiếm tự nhiên (SEO) giúp họ có thiện cảm, tin tưởng hơn vào thương hiệu của website. Nên từ đó, tỷ lệ chuyển đổi thông qua kênh SEO tốt hơn.

3.4 Đầu tư SEO đem lại hiệu quả bền vững về lâu dài

Chạy quảng cáo Google Ads dễ lên xuống thất thường. Khi càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trên cùng một nhóm sản phẩm, dịch vụ, thì chi phí quảng cáo cũng sẽ tăng theo. Đến một thời điểm, chúng sẽ vượt qua lợi nhuận bạn có được.

Google Ads dễ để bắt đầu, tạo ra doanh thu ngay, nên đối thủ cạnh tranh sẽ ngày càng nhiều hơn. Và ngay khi bạn ngừng việc chạy quảng cáo, thì khách hàng cũng mất đi ngay lập tức.

Ngược lại, đối với SEO thì khó để lên top, nên thứ hạng khi đã lên thì khá ổn định. Điều khó khăn nằm ở chi phí đầu tư cho nội dung, vừa chuẩn kỹ thuật, lại phải tối ưu trải nghiệm của người dùng.

Bạn cần thật nhiều nội dung, và thời gian đủ lâu để Google đánh giá website có uy tín với người dùng hay không. Bởi những rào cản trên, nên đối thủ trong SEO không có nhiều như với chạy quảng cáo Google Ads.

Từ đó, mà kết quả khi làm SEO bền vững hơn, kể cả khi bạn không làm gì trong vòng 3-6 tháng, thì website vẫn giữ được thứ hạng, và chi phí duy trì web cũng rất thấp.

Làm SEO, đang đồng nghĩa với việc giữ traffic của nhóm khách hàng tiềm năng, và xây dựng thương hiệu lâu dài.

4. Nhược điểm làm SEO

Đây cũng chính là lý do khiến cho nhiều doanh nghiệp “ngại làm SEO”

4.1 Mất nhiều thời gian để có được thứ hạng

Nếu như làm SEO bài bản, không thủ thuật SEO lên top nhanh chóng (cũng dễ mất TOP nhanh), thì tốn nhiều thời gian và công sức. Bởi khi triển khai chiến dịch SEO, thông thường mất từ 6-12 tháng.

Mất nhiều thời gian mới có thể đạt doanh thu từ SEO.

Ở thời gian làm SEO, thì doanh thu gần như chỉ là con số 0. Quá trình thực hiện chỉ mới bắt đầu khởi sắc khi website bắt đầu đạt thứ hạng tốt ở nhiều từ khóa, và có traffic truy cập vào đó.

4.2 Thuật toán của Google

Vì lợi ích to lớn của Google mang lại, nên có nhiều SEOer tìm mọi cách để cho bài viết lên TOP nhanh nhất, khiến cho các kết quả tìm kiếm của Google không được chất lượng.

Nên thuật toán Google sinh ra, liên tục cập nhật để loại bỏ hết những bài viết, không thực sự hữu ích đối với người đọc.

thuat-toan-cua-google

Thuật toán của Google

Việc vi phạm thuật toán của Google, nhẹ thì mất thứ hạng, nặng thì có thể bị xóa vĩnh viễn.

Hiện nay, cũng có nhiều đơn vị, cá nhân áp dụng thủ thuật để mời chào doanh nghiệp, với mức giá siêu rẻ, cùng những hứa hẹn kết quả trên trời. Tuy nhiên, sau khi lên top một thời gian thì không thấy bài viết xuất hiện thêm một lần nào nữa.

XEM THÊM:  [GIẢI ĐÁP] Nên seo từ khóa có dấu hay không dấu tốt hơn?

Tổng quan Google Adwords

Khác với SEO, thì Google Adwords

1. Google Adwords là gì?

Google Adwords là hoạt động chạy quảng cáo trực tuyến của Google, thông qua đó bạn có thể tạo quảng cáo để tiếp cận trực tiếp với khách hàng quan tâm, và có nhu cầu mua sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

google-adwords-la-gi

Google Adwords là gì

Khi đứng ở TOP Google, các nhà tài trợ dễ dàng để thu hút khách hàng tiềm năng truy cập vào website của mình.

2. Cách thức hoạt động Google Adwords

Cách thức làm việc của Google sẽ diễn ra với quy trình như sau:

  • Doanh nghiệp xác định nhóm từ khóa mà mình muốn tiếp cận đến khách hàng trên Google.
  • Người chạy quảng cáo đăng ký quảng cáo với Google, hay đối tác của Google.
  • Quảng cáo của doanh nghiệp sẽ xuất hiện trên Google khi có khách hàng tìm kiếm.
  • Và cứ mỗi khách hàng click vào mẫu quảng cáo đó (trên trang liệt kê kết quả tìm kiếm của Google), thì doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản tiền tương ứng (là số tiền đã đấu giá trước- người trả tiền cao nhất cho từ khóa) để đổi lại một khách hàng truy cập tới website.

Và cách Google xếp hạng thứ tự quảng cáo sẽ dựa vào 3 yếu tố chính:

  • Giá thầu: được hiểu là số tiền bạn chi cho vị trí quảng cáo trên Google của mình. Theo nguyên tắc Google ưu tiên cho những quảng cáo có giá thầu cao hơn trước.
  • Chất lượng quảng cáo, chất lượng trang web đích của doanh nghiệp: là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định vị trí xếp hạng mẫu quảng cáo.
  • Tác động dự kiến từ tiện ích quảng cáo của doanh nghiệp và các định dạng quảng cáo khác.

3. Ưu điểm Google Adwords

Hoạt động Google Ads đem lại một số hiệu quả trong hoạt động của website, cũng như trong doanh nghiệp nói chung như:

3.1 Đem về hiệu quả nhanh chóng

Bạn chỉ cần tạo chiến dịch, nạp tiền cho tài khoản chạy quảng cáo, rồi sẽ được ưu tiên hiển thị kết quả trước hàng nghìn khách hàng tiềm năng. Nếu như chiến dịch chạy có hiệu quả, thì bạn có thể chuyển đổi thành doanh thu ngay lập tức.

Hiện nay, Google đang áp dụng công nghệ Machine Learning để hỗ trợ cho quảng cáo. Nên trong quá trình theo dõi, kiểm soát báo cáo tài khoản, bạn có thể dần nắm được cách tối ưu chi phí, gia tăng chuyển đổi, và có được nhóm khách hàng tiềm năng hơn thế nữa.

3.2 Gia tăng nhận thức cho thương hiệu

Với Google Ads, bạn chỉ mất phí nếu như người đọc click vào link có chạy quảng cáo, và kể cả khi không click vào, thì người dùng vẫn nhìn thấy thương hiệu, và có khả năng sẽ nhớ về thương hiệu của doanh nghiệp.

thong-ke-quang-cao-giup-gia-tang-thuong-hieu-doanh-nghiep

Thống kê quảng cáo giúp gia tăng thương hiệu doanh nghiệp

3.3 Tiếp thị lại (remarketing) với những ai đã truy cập vào

Bạn có thể tiếp cận lại với những đối tượng đã từng click vào link chạy quảng cáo trước đó.

3.4 Đo lường quảng cáo dễ dàng

Google phát triển một hệ thống kiểm soát, đo lường, cũng như tối ưu một cách chi tiết. Và điều bạn cần làm là cài đặt “chuyển đối” đúng ở trên website.

Để bạn có thể nắm được việc mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo, có sinh lời hay không, doanh thu thế nào, từ khóa, hay mẫu từ khóa nào đem lại hiệu quả chuyển đổi cao nhất.

Xem thêm: Cách tiếp cận GDN hiệu quả

4. Nhược điểm Google Adwords

Bên cạnh những ưu điểm về doanh thu xuất hiện ngay lập tức, hay nhanh mở rộng thương hiệu. Thì việc chạy quảng cáo Google Adwords cũng có một số bất cập, mà doanh nghiệp cần lựa chọn và đánh giá sao cho phù hợp.

4.1 Phức tạp, yêu cầu người có chuyên môn đánh giá

Việc bắt đầu cài đặt một chiến dịch quảng cáo trên Google thì không khó, tuy nhiên, sau một thời gian chạy, việc tối ưu và nâng cao khả năng cạnh tranh mới thực sự là điều khó khăn.

Bởi số lượng quảng cáo hiển thị trên mỗi kết quả tìm kiếm của Google chỉ có giới hạn nhất định, trong khi hiện nay số lượng đối thủ cạnh tranh ngày càng đông.

Hệ thống báo cáo, đo lường và tối ưu của Google thì rất chi tiết, và phức tạp. Buộc người chạy và tối ưu quảng cáo, phải hiểu và kết hợp hàng chục, có khi là cả hàng trăm chỉ số với nhau, để tối ưu hiệu quả quảng cáo.

Trừ khi bạn chuyên về kinh doanh trên thương mại điện tử, bạn nên cân nhắc tìm kiếm các chuyên gia quảng cáo Google về xây dựng và tối ưu hệ thống quảng cáo của doanh nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí mà đem lại hiệu quả tốt hơn là mình tự mày mò.

4.2 Mức độ cạnh tranh rất cao

Bất kỳ một công ty, doanh nghiệp nào khi có ý định bước vào ngành Marketing online, đều sẽ thực hiện chạy quảng cáo Google Ads và Facebook ads.

Và vai trò của Google ngày càng lớn, trong việc tiếp cận và gia tăng số lượng nhóm khách hàng tiềm năng. Nên các công ty cũng nỗ lực rất nhiều, cũng như đầu tư về chi phí để chiếm lĩnh các nhóm từ khóa tiềm năng, và ở vị trí tốt.

XEM THÊM:  File robot.txt là gì? Hướng dẫn cách sử dụng robots.txt trong SEO

rat-nhieu-doanh-nghiep-canh-tranh-trong-khi-luot-xuat-hien-co-han

Rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong khi lượt hiển thị có hạn

Nếu muốn chiến thắng, điều bạn cần là chiến lược hợp lý, có nguồn lực đầy đủ và thời gian để tối ưu hiệu quả hơn.

4.3 Về dài hạn, chi phí đầu tư Google Ads là rất lớn

Nếu muốn thương hiệu của bạn nằm ở vị trí đầu của kết quả tìm kiếm, và duy trì vị thế hiện tại, thì bạn phải tiếp tục bơm tiền vào.

Nếu không quảng cáo của bạn sẽ không xuất hiện nữa, và đối thủ cạnh tranh sẽ lấy đi khách hàng của bạn, không như SEO duy trì được thứ hạng bền vững ngay cả khi không chi tiền,

4.4 Bị hạn chế bởi chính sách của Google

Một số ngành bị Google hạn chế như: Rượu, bia, thuốc lá, sản phẩm 18+, dịch vụ bên thứ 3 (sửa chữa, đổ mực in…)… Tức là bạn không thể chạy quảng cáo, mà phải nhờ đến dịch vụ SEO để thực hiện đưa thông tin lên TOP web, để tiếp cận khách hàng.

Giải đáp thắc mắc về SEO và Google Adwords

Dưới đây là một số thắc mắc về SEO và Marketing, để từ đó bạn đọc dễ dàng phân biệt SEO và Google Adwords, cũng như biết được chúng đóng vai trò như thế nào về hiệu quả đối với doanh nghiệp.

1. SEO hay Google Adwords, cái nào tốt cho Marketing?

Mục tiêu chính của một doanh nghiệp trong các chiến dịch tiếp thị bằng Internet là nhiều khách hàng tiềm năng biết đến hơn, và khả năng mua sản phẩm, dịch vụ nhiều hơn.

SEO và Google Adwords cũng đều vậy, chúng đều là những cánh tay để giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả về doanh số, dù cho cách thức hoạt động có khác nhau đi chăng nữa.

Google Adwords có ưu điểm lớn nhất là dễ xuất hiện thương hiệu trước người đọc, và thu được doanh thu ngay lập tức, và nếu như lợi nhuận vượt trội, đáp ứng được mức chi phí bỏ ra chạy quảng cáo, tức là chiến dịch ấy đã thành công.

Google Adwords phù hợp với những doanh nghiệp bắt đầu tiếp cận với hình thức kinh doanh online, để đem về ngay hiệu quả doanh thu trong doanh nghiệp. Và cũng đừng quên song song đầu tư cho SEO, để đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp về lâu dài.

Nếu như chạy quảng cáo Google Adwords mà không có kiểm soát, tối ưu thì khả năng cao gặp thất bại nhiều hơn là lợi nhuận thu về.

2. Đừng bỏ quên công việc SEO

Bên cạnh việc chạy quảng cáo Google Adwords để đem về doanh thu và mở rộng thương hiệu nhanh chóng, thì kế hoạch SEO là một công việc lâu dài, giúp doanh nghiệp tăng trưởng vững bền trong thời gian sau này.

Điều bạn cần làm là chia sẻ những nội dung có giá trị, đúng với ý định tìm kiếm của người dùng, thúc đẩy thêm bằng hệ thống link vững chãi, chất lượng, cùng với hệ thống mạng xã hội giúp thương hiệu của doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.

3. Có nên sử dụng cả SEO và Google Adwords cùng một lúc?

Nhiều người quan niệm khi SEO đã có được một lưu lượng truy cập ổn định, thì không cần phải dùng đến Google Adwords quảng cáo thêm làm gì nữa. Và đây là một suy nghĩ khá lệch lạc và sai lầm.

Bởi mặc dùng website đã có được vị trí thứ hạng tốt, thì bạn vẫn có thể sử dụng Google Ads để tiếp cận được nhiều hơn, cho cùng một từ khóa. Nhóm từ khóa tiềm năng, khi chạy quảng cáo thậm chí có thể tăng được doanh thu cao hơn, không chỉ với mỗi hoạt động SEO.

Kinh nghiệm chọn hình thức SEO hay Google Adwords

Sự thành công của một chiến dịch Marketing là sự linh hoạt của việc sử dụng các công cụ một cách tối ưu, SEO hay Google Adwords cũng như vậy. Và dưới đây là một số kinh nghiệm, để bạn xây dựng chiến lược hiệu quả hơn:

  • Nếu như bạn chưa từng chạy SEO hay Google Adwords, thì có thể chạy Google Adwords trước, để đánh giá hiệu quả của từ khóa và nội dung, từ đó tạo tiền đề để triển khai kế hoạch SEO, và tối ưu công việc chạy quảng cáo.
  • Nếu như bạn chạy quảng cáo chưa thấy hiệu quả, thì có thể thử cách còn lại.
  • Nếu như thực hiện một trong hai cái hiệu quả, thì bạn nên thực hiện nốt cái còn lại, hai bên sẽ hỗ trợ cho nhau, cùng gia tăng hiệu quả cho chiến dịch Marketing.
  • Nếu như bạn là doanh nghiệp nhỏ, và ngân sách bị giới hạn, cần có hiệu quả ngay thì hãy chọn Google Ads.
  • Nếu như bạn là một doanh nghiệp vận hành khá ổn định, cần chiếm lợi thế hơn so với đối thủ cạnh tranh, để mở rộng doanh thu và phát triển trong dài hạn, thì nên chọn SEO.

Trên đây, Hapo Digital đã giúp bạn đọc so sánh SEO và Google Adwords, ưu nhược điểm hai công việc này mang lại cũng như một số kinh nghiệm, để tối ưu chi phí và đem lại hiệu quả lâu dài cho doanh nghiệp.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức giá trị, và mở ra thế giới quan, tầm hiểu biết về thế giới Marketing rộng lớn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300