Marketing mix là gì ? Tổng hợp kiến thức về Marketing mix bạn cần biết

Khái niệm Marketing Mix chắc chắn không còn xa lạ tuy nhiên để hiểu thực sự bản chất của nó cũng như sự phát triển của mô hình này không phải ai cũng nắm được cụ thể. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có kiến thức tổng quát về Marketing Mix.

Marketing mix là gì ? 

Marketing Mix (còn được gọi là Marketing hỗn hợp) là tập hợp các công cụ tiếp thị hữu ích được các Marketers sử dụng một cách phổ biến nhất hiện nay, công cụ này giúp tiếp thị quảng cáo đến đúng phân khúc khách hàng mục tiêu. 

Marketing Mix vốn được chia loại theo mô hình 4P gồm có: Place (phân phối), Product (sản phẩm), Price (giá cả) và Promotion (xúc tiến) được dùng trong hoạt động Marketing hàng hóa. Theo thời gian, mô hình này được mở rộng và phát triển thành Marketing 7P – bao gồm Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý) nhằm tăng cường sức mạnh cho hoạt động marketing khi sản phẩm biến mất dừng lại ở sản phẩm hữu hình mà còn là những dịch vụ vô hình. Ngoài ra Marketing Mix còn có mô hình 4C và 4E mà các marketers cần biết.

Tham khảo thêm:

Mô hình Marketing mix 4P

  • Product (Sản phẩm)

Yếu tố xuất hiện đầu tiên trong mô hình chuỗi 4P là Product (sản phẩm). Sản phẩm là yếu tố nền tảng đầu tiên trong chiến lược marketing của mọi hoạt động kinh doanh. Đây là điểm cốt lõi trong việc đáp ứng mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu sản phẩm không tốt thì mọi nỗ lực của doanh nghiệp đều thất bại. Sản phẩm trong Marketing là đối tượng hữu hình (ví dụ như công nghiệp sản xuất thiết bị, máy móc) hoặc các dịch vụ vô hình (như spa, khách sạn du lịch, dịch vụ viễn thông).

  • Price (Giá cả)

Trong chiến lược Marketing Mix, Price (giá cả) là yếu tố đặc biệt quan trọng. Yếu tố này đại diện cho số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để sử dụng hoặc sở hữu sản phẩm/dịch vụ bao gồm: chi phí nguyên liệu, thị phần, chức năng sản phẩm và giá trị cho cảm xúc của khách hàng. Xây dựng chiến lược định giá trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay là một việc vô cùng thách thức cho các Marketers. Nếu sản phẩm được định giá quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực nhiều để nâng cao số lượng sản phẩm bán ra mới có thể thu về được lợi nhuận. Và ngược lại, nếu định giá sản phẩm quá cao, khách hàng sẽ dễ dàng chuyển đổi hành vi sang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh – nơi có giá thấp hơn so với sản phẩm của doanh nghiệp. Những yếu tố quan trọng trong chiến lược giá gồm có điểm giá ban đầu, giá niêm yết, thời kỳ thanh toán, chiết khấu phần trăm,,…

marketing mix

  • Place (Phân phối)

Place (phân phối) là nơi mà một sản phẩm có thể được trưng bày, được giới thiệu, trao đổi và mua bán. Kênh phân phối có thể là đại lý bán lẻ, điểm bán tại các trung tâm thương mại hay các trang thương mại điện tử trên internet. Sở hữu hệ thống phân phối chuyên nghiệp là một yếu tố cần thiết giúp đưa sản phẩm trọn vẹn đến tay khách hàng. Khả năng cao là công sức quảng cáo hay sản xuất sản phẩm có thể bị lãng phí nếu doanh nghiệp không đầu tư vào mảng này bởi sẽ không đảm bảo được chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường và cung cấp tới khách hàng.

  • Promotions (Xúc tiến thương mại)
XEM THÊM:  Inbound Marketing là gì? Cách sử dụng Inbound hiệu quả

Chữ P thứ 4 trong chiến lược 4P là Promotion (P4) – tức là xúc tiến thương mại. Đây là tập hợp các hoạt động hỗ trợ bán hàng, giúp khách hàng nhận diện được sản phẩm và dịch vụ của công ty. Khi đã xây dựng được ấn tượng tốt về sản phẩm và dịch vụ, khách hàng sẽ dễ tính hơn trong việc thực hiện giao dịch mua bán, góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi đối với khách hàng tiềm năng. Thành tố này bao gồm các hoạt động như: quảng cáo, quan hệ công chúng, catalog và bán lẻ, cụ thể hơn là quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên đài phát thanh hay quảng cáo trên báo chí…Cùng với lượng ngân sách lớn hơn, doanh nghiệp có thể thực hiện đầu tư quảng cáo trên các kênh phát thanh, gameshow truyền hình được đông đảo khán giả theo dõi, tổ chức các sự kiện tri ân dành cho khách hàng thân thiết,… giúp gia tăng độ nhận biết thương hiệu với khách hàng đại chúng.

Mô hình marketing mix 7P

 Ngoài 4 yếu tố trong mô hình marketing mix 4P, mô hình 7P thêm các yếu tố: 

  • People (Con người): bao gồm cả thị trường mục tiêu và những người liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp.

Đối với yếu tố People: nghiên cứu kỹ lưỡng là điều rất quan trọng để khám phá rằng  liệu có đủ số lượng người trong thị trường mục tiêu của bạn đang có nhu cầu cho một số loại sản phẩm và dịch vụ nhất định hay không hay nhân viên của công ty cũng là yếu tố  rất quan trọng trong việc vận hành hoạt động marketing. Vì vậy việc tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự,… chi phối rất lớn đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Những vai trò khác nhau của con người trong tiến trình kinh doanh của doanh nghiệp như:

Nhóm người liên lạc: liên hệ thường xuyên với khách hàng, đưa ra các chiến lược kinh doanh, thường nắm giữ các chức vụ quan trọng trong công ty.

Nhóm người hoạt động biên: Những người ở vị trí thấp nhưng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp tới khách hàng, từ đó hiểu rõ được nhu cầu khách hàng, trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó. Vì thế đội ngũ này giữ một vai trò đặc biệt quan trọng.

Nhóm người tác động: Những người không trực tiếp tham gia thực hiện dịch vụ, không tác động vào khách hàng mà tác động vào tiến trình thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp như là nghiên cứu Marketing, thực hiện chiến lược Marketing hay phát triển các dịch vụ mới.

Nhóm người độc lập: đảm bảo nhiều chức năng khác nhau trong doanh nghiệp, không tiếp xúc trực tiếp tới khách hàng, không trực tiếp tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ theo quy định. 

  • Physical Evidence ( Bằng chứng vật lý )

Là tập hợp những trải nghiệm thực tế trong mô hình dịch vụ bao gồm các cơ sở vật chất do con người hoặc thiên nhiên tạo ra nhằm tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

XEM THÊM:  Social media là gì ? Các kiến thức cần biết về social media marketing

Physical Evidence thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên với khách hàng. Đồng thời giúp thiết kế thương hiệu của bạn có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác về thiết kế logo, màu sắc, kiểu dáng, âm thanh, hình ảnh,…Tạo ra một hình ảnh thương hiệu in sâu trong tâm trí khách hàng.

marketing mix

  • Process ( quy trình )

Process được xem là một quá trình quan trọng bao gồm hệ thống và quy trình có ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dịch vụ đến khách hàng.

Process đối với các doanh nghiệp đều theo một quy trình nhất định. Tuy nhiên cần theo dõi xuyên suốt quá trình để điều chỉnh và cải tiến kịp thời nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu chi phí cho doanh nghiệp.

Mô hình marketing mix 4C

Đây là một mô hình marketing được Robert F. Lauterborn xây dựng vào năm 1990. Nó chính là mô hình 4Ps đã qua sửa đổi, do vậy mà khá giống với phiên bản mở rộng của mô hình Marketing Mix thay vì nằm trong mô hình đó. Các yếu tố của mô hình này gồm:

  • Customer solution – Giải pháp cho khách hàng

Mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải thực sự là một giải pháp tới khách hàng, sản phẩm đó phải giải quyết được nhu cầu thiết thực của khách hàng chứ không phải chỉ là giải pháp thu lời cho đơn vị kinh doanh. Để làm tốt điều này, doanh nghiệp cần nghiên cứu thật kỹ nhu cầu, mong muốn của khách hàng để tìm ra giải pháp thỏa mãn chúng.

  • Customer cost – Chi phí khách hàng bỏ ra

Là lượng chi phí mà khách hàng bỏ ra phải bao gồm cả chi phí sử dụng, vận hàng và bảo hành sản phẩm. Doanh nghiệp cần nghiên cứu để đưa ra giá bán sản phẩm thật hợp lý sao cho chi phí khách hàng bỏ ra tương xứng với lợi ích mà sản phẩm

  • Convenience – Sự tiện lợi

Doanh nghiệp cần phải chọn ra cách thức phân phối sản phẩm tiện lợi nhất cho khách hàng. 

  • Communication : Giao tiếp/truyền thông 2 chiều

Tiếp thị truyền thông phải là quá trình giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng. Doanh nghiệp quảng bá về sản phẩm đến khách hàng – khách hàng sẽ phản hồi lại về ưu/nhược điểm của sản phẩm. Doanh nghiệp tiếp thu những phản hồi khách hàng đó để tạo ra Customer solution (giải pháp cho khách hàng) cũng là điều mà mọi doanh nghiệp cần xem trọng. Cần tránh xa các phương thức quảng cáo 1 chiều vì nó dễ gây nên ác cảm. Cần phải cho khách hàng cảm thấy mình được trân trọng, được lắng nghe, họ thấy doanh nghiệp đang vì họ mà làm nên sản phẩm. Chỉ khi nào khách hàng thấu hiểu và có những trải nghiệm sâu sắc về sản phẩm thì việc truyền thông 2 chiều mới được coi như thành công. 

marketing mix

Mô hình marketing mix 4E

Từ Product đến Experience

Theo mô hình 4Ps truyền thống, marketer chỉ chú trọng tập trung đến sản phẩm và dịch vụ mà họ bán ra như tính năng sản phẩm, mẫu mã bao bì,… Còn ngày nay, các nhà quản trị marketing đòi hỏi phải nghĩ xa hơn đến toàn bộ trải nghiệm sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của khách hàng.

Từ Price đến Exchange

Có rất nhiều sản phẩm/dịch vụ đang được cung cấp miễn phí ở trên mạng Internet, việc xác định mức giá cho các sản phẩm, dịch vụ ngày nay cũng phải thực sự có khác biệt.

XEM THÊM:  KOL là gì? Cách lựa chọn KOLs hiệu quả cao cho doanh nghiệp

Những chiến lược giá kiểu Freemium, miễn phí sử dụng dịch vụ trong khoảng giới hạn nhất định, hay tính phí các tính năng cao cấp đang trở thành xu thế mới trên thị trường.

Câu chuyện giờ đây không chỉ dừng lại ở mức định giá cho sản phẩm bao nhiêu để khách hàng thấy vừa lòng mà còn là xác định chiến thuật định giá như thế nào để cả hai bên là khách hàng và nhà cung cấp đều cảm thấy hài lòng, được hưởng lợi.

Từ Place đến EveryPlace

Ở thời đại công nghệ 4.0, con người không còn bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý nữa mà việc giao thương hiện nay là không giới hạn, không khoảng cách.

Có rất nhiều giải pháp tiếp cận, phân phối sản phẩm, dịch vụ khác nhau như thông qua mạng xã hội, website, ứng dụng nhắn tin OTT,…

Từ Promotion đến Evangelism – sự truyền tải thông điệp

Hiện nay, việc áp dụng chương trình khuyến mãi không thôi là chưa đủ. Các khách hàng còn có nhiều phương thức khác nhau để tìm mua sản phẩm, dịch vụ. Họ sẽ không còn là “con lừa” mà ở đâu có khuyến mại, có giảm giá, hay tặng quà là họ nhào vô mua sắm điên cuồng như trước.

Doanh nghiệp với vai trò là người truyền đi thông điệp sản phẩm cận phải nhận biết đâu là phương thức quảng bá, truyền thông hiệu quả, thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Sản phẩm với nội dung marketing độc đáo trên nền tảng digital, tổ chức các hoạt động PR, sử dụng người có tầm ảnh hưởng (KOLs),…chính là một trong những giải pháp làm truyền thông được các marketers áp dụng nhiều nhất thời gian gần đây.

marketing mix

Vai trò của marketing mix 

Đối với doanh nghiệp: 

Marketing mix giúp cho doanh nghiệp có thể hiện hữu lâu bền và vững chắc trên thị trường do nó có năng lực thích nghi với những thay đổi của thị trường và môi trường bên ngoài.

Marketing mix chỉ ra cho công ty biết được cần phải cung cấp cho thị trường đúng cái thị trường cần, phù hợp với mong muốn và năng lực chi trả của người tiêu dùng.

Marketing mix làm ra mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất của công ty với thị trường trong tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất.

Marketing mix mang đến các hoạt động tìm kiếm thông tin từ thị trường và truyền đạt thông tin từ doanh nghiệp ra thị trường, cung cấp dịch vụ, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tiêu thụ hàng hóa.

Đối với người dùng: 

Marketing mix không chỉ mang lại ích lợi cho doanh nghiệp mà nó còn mang lại lợi ích đáng kể cho người dùng. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và tăng trưởng khi nó mang lại những giá trị thiết thực cho người tiêu dùng.

Lợi ích của người dùng về mặt kinh tế nằm ở chỗ họ sẽ nhận được thành quả cao hơn so với khoản chi mà họ bỏ ra để mua hàng hóa.

Một sản phẩm thỏa mãn người dùng là hàng hóa phân phối có những lợi ích hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. 

Lời kết

Trên đây là bài viết mà Hapodigital đã cố gắng truyền tải tối đa những thông tin về Marketing Mix hữu ích đến bạn.

Chúng tôi chân thành cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc hết cho đến tận đây. Hy vọng có nhiều thông tin cần thiết bạn đã tìm thấy.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300