Market share là gì? Bí quyết tăng cường thị phần cho doanh nghiệp

Market share trong kinh doanh có một vai trò rất quan trọng. Market share không chỉ có tầm ảnh hưởng với doanh nghiệp mà đôi khi còn là cả một ngành hàng hay thị trường. Vậy thuật ngữ Market share là gì?.Câu trả lời sẽ được bật mí ngay trong bài viết này.

Market share là gì?

Trước khi tiến sâu hơn, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thuật ngữ Market share là gì? cũng như các thông tin cơ bản về Market share.

1. Market share là gì?

Market share là một thuật ngữ Marketing, có nghĩa là thị phần, dùng để chỉ phần trăm thị trường doanh nghiệp chiếm được, hay hiểu đơn giản hơn nữa là sự phân chia thị trường giữa các doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trong cùng một ngành hàng.

2. Thông tin cơ bản về Market share

Thị phần thường thể hiện vị trí của các doanh nghiệp trên thị trường mà mình đang kinh doanh. Người nắm giữ thị phần lớn nhất thường là các thương hiệu top đầu trong ngành hàng đó. Đây cũng là yếu tố đầu tiên để đánh giá sự thành công của doanh nghiệp trên thương trường.

Tuy thị phần không phải thứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh, nhưng thị phần và sức mạnh thị trường thường có tỉ lệ thuận với nhau. Các doanh nghiệp có thị phần càng lớn thì vị trí hay sức mạnh trên thị trường cũng càng lớn.

3. Công thức tính thị phần

Thị phần, hay market share không phải là số lượng khách hàng doanh nghiệp có, mà là phần trăm hàng hoá bán ra hoặc dịch vụ cung cấp của một tổ chức so sánh với tổng số hàng hoá bán ra hoặc các dịch vụ của một thị trường.

Có 4 công thức tính thị phần chính:

  • Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp/ Tổng số hàng bán ra của toàn thị trường. Công thức này được áp dụng nhiều nhất cho tất cả các doanh nghiệp cũng như các ngành kinh doanh khác nhau.
  • Thị phần = Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/ Tổng sản phẩm được tiêu thụ trên toàn thị trường. Công thức này cho kết quả khá chính xác và cách tính đơn giản, dễ thực hiện.
  • Thị phần tương đối = Tổng doanh thu của doanh nghiệp/ Tổng doanh thu của các đối thủ cạnh tranh.
  • Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/ Tổng doanh thu của các đối thủ cạnh tranh.
XEM THÊM:  Mô hình AIDA là gì? Những điều cần biết về mô hình AIDA

Tầm quan trọng của Market share đối với doanh nghiệp

Market share không chỉ giúp các doanh nghiệp nắm được tình hình kinh doanh trong hiện tại, mà còn đưa ra các dữ liệu, cơ sở thực tế để các doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp. Một số vai trò quan trọng của Market share đối với doanh nghiệp là:

Thể hiện các dấu hiệu cạnh tranh giữa doanh nghiệp và các đối thủ: Khi tính toán được con số cụ thể từ công thức tính thị phần, các doanh nghiệp sẽ lên chiến lược sao cho mở rộng tăng trưởng thị trường, tạo sức cạnh tranh lớn hơn so với đối thủ.

Là một yếu tố để đánh giá tốc độ phát triển của doanh nghiệp: Thông thường các doanh nghiệp lớn với tốc độ phát triển ổn định sẽ có thị phần lớn.

la-yeu-to-danh-gia-su-phat-trien-cua-doanh-nghiep

Là yếu tố đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp

  • Là cơ sở để doanh nghiệp điều chỉnh, bổ sung các nguồn lực cần thiết như tài chính, đối tác, nhân sự,… từ đó đẩy nhanh tốc độ phát triển trên thị trường.
  • Giúp mở rộng quy mô, phát triển doanh nghiệp: thị phần càng lớn thì doanh nghiệp càng phát triển nhanh và sinh ra nhiều lợi nhuận.

Vai trò của Market share trong việc đo lường thị phần

Market share hay thị phần, sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược phù hợp để giành thị trường từ tay đối thủ.

Thị phần tương đối thể hiện vị thế của sản phẩm trong thị trường. Nếu thị phần tương đối nhỏ hơn 1, công ty có ít lợi thế cạnh tranh hơn so với bên đối thủ. Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1, lợi thế của doanh nghiệp cao hơn đối thủ. Nếu thị phần tương đối bằng 1 thì đối thủ và doanh nghiệp có sức cạnh tranh tương đương nhau.

Phương pháp tăng cường thị phần cho doanh nghiệp

Vì có sức ảnh hưởng to lớn đến doanh thu và lợi nhuận nên các doanh nghiệp đều muốn mở rộng thị phần lớn hơn đối thủ. Sau đây là một số phương pháp giúp thúc đẩy thị phần cho các doanh nghiệp:

1. Tăng cường bán hàng cho khách hàng hiện tại, chăm sóc khách hàng cũ

Bán hàng cho khách hàng cũ thường dễ dàng và đỡ tốn kém hơn so với việc theo đuổi một tệp khách hàng mới, bởi khách hàng cũ đã có những trải nghiệm trước đó về sản phẩm, họ dễ dàng tin tưởng và mua lại, thậm chí họ sẽ giới thiệu cho những người khác, giúp chúng ta có thêm khách hàng mới.cham-soc-khach-hang

XEM THÊM:  KOL là gì? Cách lựa chọn KOLs hiệu quả cao cho doanh nghiệp

Chăm sóc khách hàng

Một quy luật được nhiều doanh nghiệp áp dụng đó là quy luật 20/80, nghĩa là tập trung vào 20% khách hàng, người mang về 80% doanh thu. Quy luật này có thể áp dụng khiến doanh nghiệp thu về nhiều lợi ích, nhưng nó không mang tính tuyệt đối với tất cả.

Đối với các khách hàng cũ đã mất, các nhà kinh doanh cũng cần tốn thêm một khoản ngân sách và thời gian để tìm hiểu, phân tích các nguyên do, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và thuyết phục khách hàng trở lại.

2. Đa dạng hóa các kênh tiếp thị

Một cách gia tăng thị phần hiệu quả đó là việc mở rộng, đa dạng hoá các kênh tiếp thị, bao gồm các kênh truyền thông quảng cáo và các kênh phân phối, bán lẻ.

da-dang-hoa-cac-kenh-tiep-thi

Đa dạng hóa các kênh tiếp thị

Các kênh truyền thông có thể đẩy mạnh đầu tư để tiếp cận với nhiều khách hàng mục tiêu đó là: truyền hình, báo chí, Internet, mạng xã hội,… Về các kênh phân phối, bán lẻ có thể tập trung vào các kênh như siêu thị, tạp hoá, bán hàng online,… hay qua các mối quan hệ có sẵn của doanh nghiệp.

3. Thâm nhập vào một hay nhiều thị trường mới

Khi doanh nghiệp đã có chỗ đứng vững chãi ở thị trường cũ, việc thâm nhập vào thị trường mục tiêu mới sẽ đẩy thị phần tăng lên. Điều kiện cần thiết trước khi tiến hành là cần có một hệ thống thông tin dày đặc về thị trường tiềm năng, các quyết định chiến lược đã được cân nhắc và nghiên cứu kĩ càng cả về chiều rộng và chiều sâu của thị trường mới.

nghien-cuu-chien-luoc-cho-thi-truong-moi

Nghiên cứu chiến lược cho thị trường mới

Sau khi nghiên cứu thị trường, lên các kế hoạch và chiến lược cụ thể, các doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án tiếp cận khách hàng bằng các kênh truyền thông như Internet, mạng xã hội, tiếp thị email, truyền hình,… sao cho phù hợp.

4. Cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp

Đầu tư vào chất lượng sản phẩm, chú trọng đa dạng hóa cũng là một phương thức hiệu quả để mở rộng thị phần và tăng sức cạnh tranh so với đối thủ.

Dẫu vậy, việc cải tiến các sản phẩm cũ hay giới thiệu các sản phẩm mới cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu không có sự chuẩn bị sẽ dễ dàng gây ra những tổn thất lớn. Do vậy, các nhà đầu tư không nên đốt cháy giai đoạn, cần thử nghiệm và có quá trình quản trị rủi ro nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường.

XEM THÊM:  Marketing Leader là gì? 7 yếu tố để trở thành nhà Marketing Leader tài ba

5. Khai thác nguồn lực nhân sự của doanh nghiệp

Các công ty cũng có thể tận dụng nguồn nhân lực của mình để việc mở rộng thị phần dễ dàng và hiệu quả hơn. Sử dụng nguồn lực hợp lý, dùng các nhân viên có năng lực cao nhất về thị trường mục tiêu sẽ giúp tiết kiệm các khoản chi liên quan đến đào tạo, đồng thời để các doanh nghiệp cân đối nhân sự vào các công việc khác hợp lý hơn.

Ảnh hưởng của Market share đối với doanh nghiệp

Market share có những ảnh hưởng nhất định tới chiến lược cũng như sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Những sửa đổi trong Market share đem lại những ảnh hưởng lớn hơn đến hiệu quả của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp trưởng thành hay theo chu kì, địa điểm phát triển ở mức thấp.

Tuy vậy, Market share lại không gây nhiều tác động đến các doanh nghiệp trong các ngành đang phát triển bởi tổng sản lượng toàn thị trường tăng lên, các công ty vẫn có thể tăng doanh số kể cả khi họ mất Market share.

anh-huong-cua-market-share-toi-doanh-nghiep

Ảnh hưởng của Market Share đối với doanh nghiệp

Cạnh tranh giành Market share ở các ngành công nghiệp chu kỳ cực kỳ tàn khốc. Các yếu tố kinh tế làm doanh thu, thu nhập cũng như tỷ suất lợi nhuận biến động lớn hơn mọi yếu tố khác.

Trong các ngành này, các doanh nghiệp đôi khi phải chấp nhận tạm thời mất tiền cho các sản phẩm để buộc đối thủ từ bỏ hay phá sản. Sau khi chiếm được Market share, họ lại tăng giá để lấy lại số tiền đã mất. Đây là lời giải thích cho việc tại sao có một vài ngành công nghiệp bị chi phối bởi các công ty lớn.

Ví dụ về thị phần

Dưới đây là một số case study về cách tính thị phần. Hình ảnh ở dưới là bảng tham khảo thị phần của Google trong thị trường công cụ tìm kiếm:

thi-phan

Thị phần

Trong tháng 5 năm 2021, với đơn vị đo lường được tính theo tháng, thị phần của Google chiếm đến 92,18% trên tổng số các công cụ tìm kiếm, từ đó ta rút ra kết luận: thị phần của Google lớn nhất và Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới.

Ở vị trí thứ 2 là Bing, chiếm 2,27% thị trường. Dù đứng vị trí thứ 2 nhưng khoảng cách với Google thật sự quá lớn, chênh lệch nhau lên đến hơn 40 lần.

Kết luận

Bài viết đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc như Market share là gì? cũng như các vấn đề liên quan đến Market share, đo lường thị phần. Hi vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về thị phần và các phương pháp mở rộng thị phần cho doanh nghiệp!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300