Để các chiến dịch Marketing được tối ưu hóa, các Marketer thường sử dụng Content Pillar để tăng độ nhận diện cho sản phẩm và dịch vụ. Vậy Content Pillar là gì? Pillar Page là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những khái niệm này ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Content Pillar là gì
Content Pillar là một thuật ngữ ngành Marketing, là nền tảng cho đa số các nội dung sẽ triển khai trên trang website hay Social Media của bạn. Hiểu một cách đơn giản, Content Pillar chính là dàn ý chính được phát triển từ Big Idea, là từ 3 đến 5 chủ đề bạn thường xuyên thảo luận.
Bạn sẽ có những chủ để trụ cột bao trùm lên chiến lược nội dung. Từ đó, bạn sẽ sáng tạo thêm các ý tưởng nhỏ xung quanh một cách khoa học và có hệ thống nhất.
Pillar page hay còn được biết đến là trang trụ cột, bao gồm tất cả các phương diện khác nhau của một chủ đề được tìm kiếm nhiều trên một trang.
Thuật ngữ liên quan Content Pillar: Topic Cluster và Subtopic là gì?
Đi cùng với cụm từ Content Pillar luôn là các thuật ngữ liên quan như Topic Cluster và Subtopic. Liệu bạn có biết những từ này có nghĩa là gì không?
Topic Cluster là cụm chủ đề, gồm một nhóm các bài viết và các trang được liên kết với nhau. Điểm chung giữa chúng là theo một chủ đề nhất định thay vì tập trung tối ưu theo các từ khóa.
Ví dụ về Subtopic
Subtopic là những chủ đề phụ, hay chủ đề con, hỗ trợ cho các topic lớn nhằm làm rõ nghĩa cho chúng.
Ví dụ topic lớn là “SEO” thì các chủ đề phụ đi kèm có thể là “SEO Offpage” hay “SEO Onpage”, bổ nghĩa cho topic lớn là SEO.
Yêu cầu của Content Pillar
Một Content Pillar theo tiêu chuẩn cần đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
- Chủ đề của Content Pillar có dung lượng lớn, mang tính tổng quát cao, có thể triển khai.
- Nội dung có thể đào sâu ở đa phương diện, chi tiết hơn và mang tính chuyên môn cao.
- Keyword chính trong Content Pillar phải có lượt tìm kiếm cao và ổn định, không nên chọn những keyword bất ổn định, không lâu dài.
- Các link dẫn cần có quan hệ mật thiết, liên quan đến nhau và cùng hướng về Content Pillar.
- Bài viết không lặp lại, sao chép từ các nguồn khác.
Content Pillar mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì?
Trong các chiến lược Marketing hướng đến sự phát triển bền vững đều không phủ nhận được vai trò mà Content Pillar mang lại cho doanh nghiệp, đó là:
- Nội dung có tính khoa học, tuần tự, có sự kết nối chặt chẽ, giúp tối ưu hóa nội dung và giúp khách hàng không mất thời gian khi tìm kiếm các chủ đề liên quan.
- Đưa ra định hướng rõ ràng, giúp người đọc theo dõi theo mạch tuần tự, theo các luồng được phân định trước.
- Giúp doanh nghiệp có được sự tín nhiệm của khách hàng, gia tăng quan hệ với khách hàng để sản phẩm và dịch vụ, thương hiệu có thể tăng độ nhận diện.
7 bước tạo bài Content Pillar hiệu quả
Content Pillar mang tính phổ quát và rộng lớn, nhiều Marketer khi làm quen sẽ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Dưới đây là các cách để tạo ra một Content Pillar hoàn hảo:
1. Chọn chủ đề cho Content Pillar
Trước khi bắt tay tạo dựng một Content Pillar, bạn phải xác định được Big Idea (chủ đề cốt lõi) cho trang web của mình. Chủ đề này phải có giá trị về mặt nội dung, đồng thời hỗ trợ đa phương diện, khía cạnh cho sản phẩm hoặc dịch vụ bạn nhắm tới. Đơn giản hơn, nó có thể cung cấp kiến thức cho khách hàng trong hành trình mua sắm.
Chủ đề bạn chọn cũng cần có dung lượng hợp lý, nếu không sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển website sau này. Một chủ đề lí tưởng sẽ tạo được ít nhất 20 – 30 bài viết.
2. Định hình chân dung khách hàng mục tiêu
Một bước quan trọng không kém trong phần Content Pillar chính là phác họa được chân dung của khách hàng mục tiêu. Họ là ai ? Khi vào trang web họ cần những gì? Cần thỏa mãn yêu cầu gì của họ? chính là những câu hỏi bạn cần đặt ra khi lên Content Pillar.
Đối tượng mục tiêu
Xác định được khách hàng mục tiêu sẽ giúp các bài viết của bạn được tối ưu hóa, đi vào trọng tâm, tránh trường hợp lan man dài dòng.
3. Xác định danh sách chủ đề phụ
Để Content Pillar phát huy tác dụng tối đa nhất, cần lập một danh sách những chủ đề phụ có liên quan đến chủ đề chính và tiến hành triển khai các bài viết xung quanh chúng. Để xác định được chính xác, có thể dùng các công cụ hỗ trợ tìm kiếm bằng từ khóa, hay tiến hành phân tích từ phía đối thủ.
Cách đơn giản nhất, dễ thao tác và chi phí 0 đồng chính là lên Google tìm kiếm một trụ của Pillar, kéo xuống kết quả và những chủ đề liên quan sẽ xuất hiện. Bạn sẽ nhận được một lượng Subtopic và Topic Cluster lớn với những topic chất lượng, có lượt truy cập cao.
4. Viết, chỉnh sửa, tối ưu lại nội dung
Các tranh chính của các trụ trong Content Pillar cần sự chăm chút tỉ mỉ về cả chất lượng, số lượng và dung lượng. Bạn phải tìm cách cho người đọc thấy những gì họ cần tìm kiếm, những điều có lợi không chỉ đối với người tiêu dùng mà với cả thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn.
Sau khi hoàn thiện phần tổng quát, đừng quên đầu tư vào các chủ đề nhỏ hơn, khai thác mọi khía cạnh, mọi câu hỏi và nhu cầu của người dùng. Có thể dùng các liên kết để kết nối từ website của bạn đến những trang web khác để cung cấp những nội dung có giá trị.
Nội dung cần được sắp xếp chỉn chu và khoa học, thân thiện với người dùng. Bật mí nho nhỏ là bạn nên có tầm 20 liên kết nội bộ, liên kết chéo với nhau và Content Pillar để tạo một nội dung hoàn chỉnh, chặt chẽ.
5. Xây dựng trang trụ cột
Một phương pháp giúp bạn xây dựng trang trụ cột và để nội dung được tối ưu hóa là thiết lập một bản đồ (mục lục) rõ ràng. Khách hàng sẽ không mất nhiều thời gian để tìm được thứ mà họ mong muốn, hơn hết là giúp tải dữ liệu dễ dàng, không phải di chuyển qua quá nhiều trang.
Các chú ý để xây dựng một Content Pillar hoàn hảo là:
- Xây dựng mục lục rõ ràng, ngăn nắp và khoa học để khách hàng thuận tiện theo dõi.
- Các nguồn thông tin nội bộ hay liên kết ngoài cũng cần mô tả chi tiết.
- Làm nổi bật các thông tin nội dung của chủ đề chính như: Tiêu đề, thẻ H1, thẻ H2, thẻ H3,..
- Sử dụng các hình ảnh chất lượng cao, đúng kích thước.
- Để lại các thông tin liên hệ trực tiếp để giải đáp thắc mắc của khách hàng nhanh nhất.
- Nút Call to Action.
6. Chia sẻ, quảng bá bài viết thông qua các kênh
Sau khi hoàn tất quá trình chỉnh sửa và xây dựng, đã đến lúc bạn quảng bá thành phẩm của mình đến với công chúng. Bạn có thể chia sẻ đến bất cứ nơi đâu, như trên các trang Social Media, gửi email, chạy quảng cáo trên Facebook, Google,… hay liên kết với các blog khác để sản phẩm được phủ sóng rộng rãi.
Quảng bá trên các kênh Social Media
7. Cập nhật, điều chỉnh những thông tin cần thiết
Các trang web cũng cần sự bảo trì và cập nhật liên tục để kịp thời sửa các lỗi không mong muốn, xảy ra bất ngờ trong quá trình sử dụng. Cập nhật và sửa chữa thường xuyên không chỉ nâng cao uy tín mà còn giúp khách hàng có trải nghiệm tốt nhất.
Tuy nhiên cải tạo cũng cần có định hướng đúng đắn, tránh sửa chữa quá nhiều khiến sản phẩm đi xa so với định hướng ban đầu.
Tại sao cần phải triển khai các Topic Cluster và Content Pillar?
Thuật toán Google Humming được phát triển năm 2013 đã khiến kỹ thuật triển khai Content cũ bị lỗi thời và không còn hiệu quả.
Kỹ thuật triển khai cũ | Topic Cluster Cluster | |
Phương pháp | Một từ khóa cụ thể được tối ưu ở mỗi trang. | Một đề tài được tối ưu và xuyên suốt giữa các trang. |
Ví dụ minh họa | Hai từ khóa cho 2 bài giống nhau về chủ đề: Đau bao tử là gì? Cách chữa đau bao tử hiệu quảCách trị bệnh đau dạ dày hiệu quả |
Chỉ viết 1 nội dung cho đề tài với các từ khóa đồng nghĩa được tối ưu: Đau dạ dày là gì? Chữa đau dạ dày trong 3 bước dễ dàng |
Ví dụ so sánh giữa cách triển khai Content cũ và Content Pillar
Một số bất cập bạn sẽ gặp phải nếu triển khai theo cách cũ thay vì Content Pillar:
- Nhiều trang với các bài viết khác nhau nhưng lại có cùng nội dung, không mang lại nhiều giá trị cho người đọc.
- Thông tin rời rạc, thiếu liên kết, gây trở ngại cho việc tìm kiếm.
- Các thông tin được cung cấp không có chiều sâu, đơn giản và nhạt nhòa, không có nhiều giá trị cho người đọc.
Làm thế nào để khỏi choáng ngợp bởi hình thức nội dung này
Content Pillar cần một lượng bài viết lớn, cũng như rất nhiều các dữ liệu và thông tin nên các Marketer mới vào nghề có thể sẽ dễ choáng ngợp, không biết bắt đầu từ đâu hay triển khai ý từ chỗ nào.
Chúng tôi sẽ đề ra một số phương pháp để bạn dễ dàng kiểm soát và làm chủ Content Pillar:
- Xác định keyword chính.
- Xác định đúng chủ đề cốt lõi.
- Tổng hợp các chủ đề phụ thành các cụm chủ đề.
- Tăng chỉ số tiếp cận bằng các Inbounds link (các link liên kết).
- Tập trung khai thác từ cụm chủ đề đầu tiên.
Bài viết đã đưa cho bạn những thông tin cơ bản như Content Pillar là gì? Pillar Page là gì? cũng như các cách để xây dựng một Pillar Content hợp lý và hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích, thú vị cũng như giải đáp được các thắc mắc của bạn.