Tư duy Marketing là gì? 3 đặc điểm của người có tư duy Marketing

Không biết có bạn nào đang là một Marketer mà thường xuyên bị phàn nàn “tư duy marketing lạc hậu” từ cấp trên chưa. Vậy tư duy Marketing là gì mà lại khiến bạn lao đao đến vậy.

Tư duy Marketing là gì?

Cả cụm từ tư duy Marketing nghe có vẻ khá hàn lâm và hơi trừu tượng nên để định nghĩa chúng ta hãy tách cụm từ này ra nhé.

tu-duy-marketing-la-gi
Tư duy Marketing là gì

1. Tư duy là gì? Marketing là gì?

Đầu tiên, cụm từ tư duy là khả năng vận dụng suy nghĩ theo một phương hướng nào đó để giải quyết vấn đề . Tư duy được hình thành thông qua lý thuyết, trải nghiệm thực tế.

Ví dụ khi bạn mới nhận được tháng lương đầu tiên, bạn có thể chi tiêu không có kế hoạch khiến bạn rỗng ví vào cuối tháng. Tới tháng tiếp theo bạn đã có kế hoạch chi tiêu cẩn thận hơn. Đó trình là quá trình tư duy qua trải nghiệm thực tế.

Còn định nghĩa cho Marketing bao gồm toàn bộ các hoạt động để duy trì mối quan hệ và thu hút khách hàng.

2. Định nghĩa tư duy Marketing là gì?

Từ ví dụ trên có thể định nghĩa tư duy Marketing là các mà người làm Marketing suy nghĩ để đưa ra các chiến lược, kế hoạch để các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp hoạt động tốt nhất.

Trong quá trình tư duy có thể có tư duy đúng hoặc sai, nhưng nhân viên Marketing cần luôn có sẵn hướng giải quyết cho tư duy đó.

dinh-nghia-tu-duy-marketing
Định nghĩa tư duy Marketing

3. Tư duy Marketing được bắt nguồn từ đâu?

Như đã nói ở định nghĩa trên, tư duy Marketing bắt đầu từ những trải nghiệm thực tế hàng ngày liên quan đến kinh doanh hay truyền thông. Nếu bạn là sinh viên học ngành này thì sẽ được đào tạo trên ghế nhà trường.

XEM THÊM:  Affiliate marketing là gì? Lợi ích trở thành Affiliate marketer?

Nếu bạn làm việc trái ngành thì sẽ bồi đắp tư duy Marketing qua sách vở, tài liệu. Những người lao động thì học hỏi qua việc bán hàng mỗi ngày.

Khi nguồn gốc tư duy Marketing có xuất phát điểm khác nhau thì cách hiểu về định nghĩa này cũng sẽ khác nhau. Chúng ta có thể thấy xuất hiện những khái niệm như “tư duy chính thống” “tư duy kinh nghiệm” “tư duy không bài bản”.

Nói cách khác, không có đúng sai với những quan điểm này mà chỉ có sự khác nhau giữa những kiểu tư duy này mà thôi.

tu-duy-marketing-trong-ban-hang
Tư duy Marekting trong bán hàng

3 đặc điểm chính của người có được tư duy Marketing

Từ định nghĩa đã nêu ra, người có tuy duy Marketing là người hội tụ đủ 03 đặc điểm sau:

1. Khách hàng mục tiêu là ai? Họ đang có nhu cầu gì, muốn được giải quyết vấn đề gì?

Đây là những câu hỏi đầu tiên sẽ nảy sinh trong đầu họ khi gặp một vấn đề Marketing. Lấy ví dụ nếu sếp yêu cầu bạn lên kế hoạch truyền thông cho một sản phẩm về xương khớp.

Lúc này bạn cần hiểu rõ ai sẽ là người sẽ thường xuyên sử dụng hàng của mình. Chủ yếu sẽ là người cao tuổi, người ít vận động, người mắc bệnh xương khớp.

Tiếp đó, nắm bắt mong muốn nhận được những lợi ích gì khi mua. Mong muốn được hết cơn đau, mong muốn sản phẩm này an toàn, có giá phải chăng, có khuyến mại.

Từ đó bạn có thể đưa ra những hoạt động phù hợp như sampling, buổi giới thiệu sản phẩm ở tổ dân phố, chương trình dùng thử sản phẩm.

ban-can-hieu-duoc-khach-hang
Bạn cần hiểu được khách hàng

2. Làm sao để thỏa mãn được nhu cầu đó của khách hàng

Nhu cầu của khách hàng rất đa dạng và nhiệm vụ của bạn là thỏa mãn tối đa những nhu cầu đó. Nhu cầu hay kỳ vọng của khách hàng được hình thành dựa trên những cơ sở:

  • Trải nghiệm mua sắm của người trước đó.
  • Thông qua ý kiến đóng góp của người thân, bạn bè.
  • Sự hứa hẹn của doanh nghiệp hay đối thủ của doanh nghiệp đó.

Để thỏa mãn nhu cầu của khách, chúng ta cần hình thành tư duy sẵn sàng làm theo yêu cầu của khách hàng. Lấy sự hài lòng của khách hàng làm trung tâm và biến họ thành khách hàng trung thành.

Một ví dụ gần đây nhất là về chuỗi cửa hàng của Haidilao. Mặc dù mới chân ướt chân ráo xuất hiện ở Việt Nam, nhưng những dịch vụ độc đáo của họ khiến khách nào cũng hài lòng.

XEM THÊM:  KPI trong Marketing là gì? 10 KPI marketing bạn cần nắm rõ

Ví dụ, nếu bạn đi ăn một mình, họ sẽ mang tới một chú gấu bông để ngồi ăn cùng bạn. Hay luôn sẵn sàng thun buộc tóc cho các bạn nữ.

3. Làm sao để có được lợi nhuận thông qua việc thỏa mãn khách hàng

Khi khách hàng có được trải nghiệm tốt hơn, họ sẵn lòng chi tiền cho dịch vụ của bạn. Sự thỏa mãn tức thì chính là khái niệm mà đa số khách hàng thời nay muốn nhận được.

Ví dụ, hiện nay Tiki có dịch vụ Tikinow giao nhanh 2h, khi bạn đang cần gấp, bạn sẵn lòng bỏ thêm chút phí để nhận được hàng ngay. Sau vài lần trải nghiệm và thích thú dịch vụ này, bạn sẽ không ngại mà mua một gói Tikinow cho cả năm.

Đẩy nhanh trải nghiệm mua sắm cũng thể hiện bạn có thể hỗ trợ khách hàng đến đâu.

thu-loi-nhuan-qua-viec-thoa-man-khach-hang
Thu lợi nhuận qua việc thỏa mãn khách hàng

Cách để rèn luyện tư duy Marketing nhạy bén

Nếu đang gặp phải tình trạng tư duy lối mòn hay khả năng tư duy Marketing còn kém thì đây chính là những cách để bạn rèn luyện.

1. Thực chiến qua các dự án thực tế, chiến dịch thực tế

Trăm hay không bằng tay quen, không có gì quý hơn trải nghiệm thực tế. Việc tích lũy kinh nghiệm qua nhiều chiến dịch là cách để nâng cao khả năng tư duy của bạn.

Ví dụ khi bạn lần đầu tiên làm một sự kiện ngoài trời, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc phân công nhân sự. Nhưng tới lần thứ 2, thứ 3, thứ n thì bạn sẽ dễ dàng hơn nhờ đã hiểu rõ thế mạnh hay điểm hạn chế của từng thành viên.

2. Theo dõi những người có ảnh hưởng trong ngành, để học tư duy của họ

Câu nói “học, học nữa, học mãi” luôn đúng trong mọi thời đại. Hay đọc nhiều những case study, hay tham khảo những chiến dịch Marketing đã thành công để rút ra bài học cho mình.

Nếu có thể, hay trao đổi thật nhiều với những người có kinh nghiệm thực chiến lâu năm để hoàn thiện hơn lối tư duy của bản thân.

3. Xem phim, đọc truyện, xem quảng cáo, các case study nhiều để hiểu về tâm lý

Marketing là nghề cần đến tính sáng tạo rất nhiều. Và bản thân phim ảnh, truyện hay quảng cáo cũng là đứa con tinh thần của sự sáng tạo.
Vì thế, hãy xem nhiều, tham khảo nhiều vì biết đâu bạn lại nảy sinh ra nhiều ý tưởng tuyệt vời từ đó. Đôi khi, những ý tưởng tuyệt vời lại đến từ những gợi ý rất đỗi đời thường.

doc-sach-de-hieu-biet-them-ve-tam-ly
Đọc sách để hiểu biết thêm về tâm lý

4. Đi du lịch trải nghiệm

Khi bạn cảm thấy cạn kiệt ý tưởng, thì việc đi đến một vùng đất mới, trải nghiệm một nền văn hóa mới là một ý tưởng không thể hợp lý hơn.

XEM THÊM:  Sale là gì? Các loại hình triển vọng của ngành Sale hiện nay

Điều này sẽ làm thế giới quan cũng như vốn sống của bạn đa dạng hơn. Marketing tốt nhất là dựa trên thực tế cuộc sống, diễn ra hàng ngày chứ không ở đâu xa.

5. Tiếp xúc với nhiều người khác nhau ở nhiều tầng lớp

Tiếp xúc với nhiều người, ở nhiều tầng lớp địa vị khác nhau sẽ đem đến cho bạn nhiều trải nghiệm thông qua câu chuyện của họ. Biết đâu trong tương lai họ lại chính là những khách hàng mục tiêu của bạn thì sao.

Việc hình thành tư duy Marketing của mỗi người là khác nhau

Tư duy không sẵn có khi chúng ta sinh ra mà có được qua thực tế hàng ngày. Vậy nên quá trình này với mỗi người cũng sẽ khác nhau.

Muốn thành công, không thể tư duy mơ hồ mà cần đúc kết nó lại. Hãy đọc, nghe và đút rút lại bằng cách ghi chép. Cuối cùng thường xuyên đọc lại và vận dụng nó.

Tư duy Marketing giữa mỗi người là không đồng nhất. Nhưng không có nghĩa là sẽ có lối tư duy Marketing nào tuyệt đối đúng. Những người được học hành bài bản không có nghĩa sẽ giỏi hơn so với người có nhiều năm thực hành và ngược lại.

Vì thế, nếu như chúng ta có những quan điểm trái ngược nhau khi làm việc, hãy cố gắng tìm ra điểm chung và dung hòa những khác biệt.

tu-duy-cua-moi-nguoi-luon-co-su-khac-biet
Tư duy của mỗi người luôn có sự khác biệt

Điểm khác nhau giữa tư duy Marketing, và tư duy quản trị Marketing

Tư duy Marketing đứng từ góc độ người quản lý và người làm Marketing chắc chắn sẽ khác nhau. Người quản trị sẽ có cái nhìn bao quát hơn từ việc hoạch định, lãnh đạo và vận hành.

Người làm công tác quản trị cũng cần có kiến thức về phân phối, truyền thông, giá cả sản phẩm, tư duy về thương hiệu. Điều này không chỉ cần có quá trình tích lũy từ ghế nhà trường mà còn là quá trình thực chiến lâu dài.

Thông thường, những bạn sinh viên hoặc mới đi làm sẽ khá yếu phần phân phối giá và nghiên cứu phát triển nhưng mảng truyền thông cho thương hiệu sẽ khá ổn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của kinh nghiệm đối với tư duy quản trị Marketing.

Kết luận

Tư duy Marketing không phải là điều có thể có ngày một ngày hai mà cần cả một quá trình rèn luyện. Hiểu được định nghĩa “tư duy Marketing là gì” sẽ khiến bạn hoàn thiện hành trình một cách dễ dàng hơn. Hãy kiên trì và sớm gặt hái thành công nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300