Thị trường ngách là gì? Hé lộ cách tìm kiếm thị trường ngách tiềm năng

Để tăng doanh thu, lợi nhuận cũng như độ nhận diện thương hiệu, làm việc với cả thị trường rộng lớn dường như có chút khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp thường tìm đến các thị trường ngách. Vậy thị trường ngách là gì? Làm thế nào để tìm được những thị trường ngách tiềm năng? Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc cho bạn bằng bài viết dưới đây.

Những kiến thức cơ bản về thị trường ngách

Trước khi tiến hành một kế hoạch hay chiến lược về thị trường ngách, chúng tôi xin cung cấp cho các bạn một số kiến thức cơ bản về thị trường ngách và các khái niệm liên quan:

1. Thị trường ngách là gì? Điểm mạnh và điểm yếu của thị trường ngách

Thị trường ngách (Niche Market) là một nhánh, một phân đoạn nhỏ của thị trường rộng lớn. Trong các ngành nghề hay lĩnh vực khác nhau sẽ có những ngách nhỏ khác nhau. Hiểu đơn giản, thị trường ngách chính là một phân khúc thị trường nhỏ hẹp chưa ai hoặc ít người khai phá, chứa đầy tiềm năng để sinh lời.

thi-truong-ngach-la-gi

Thị trường ngách là gì?

Thương hiệu ngách là gì? Đó là tên gọi của các thương hiệu kinh doanh các sản phẩm hay dịch vụ nhắm vào thị trường ngách.

Thị trường ngách cũng có hai mặt ưu và nhược:

Điểm mạnh của thị trường ngách:

  • Lựa chọn tiếp cận và khai thác thị trường ngách sẽ giúp doanh nghiệp tránh chạm mặt trực tiếp các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp lớn thường chú ý vào các thị phần sẵn có của họ, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ chọn các ngách khác nhau của thị trường.
  • Thị trường ngách giúp doanh nghiệp đánh trúng tâm lý của những người mua hàng là các khách hàng mục tiêu với những điểm chung và nhu cầu cụ thể.
  • Mỗi sản phẩm sẽ có lợi nhuận ròng cao hơn các sản phẩm đại trà khác, nhưng do thị trường ngách có quy mô nhỏ nên tổng lợi nhuận cũng sẽ nhỏ hơn.

Điểm yếu của thị trường ngách:

  • Quy mô thị trường ngách nhỏ, hoạt động của công ty không thể duy trì.
  • Các doanh nghiệp lớn tấn công thị trường ngách sẽ gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp nhỏ vì không cân sức.
  • Thị trường ngách cũng tiềm ẩn nhiều bất ổn, do khách hàng mục tiêu không cố định, dễ bị thay đổi và tác động theo xu hướng.

2. Đặc điểm nhận biết thị trường ngách

Thị trường ngách bao gồm một số đặc điểm như sau:

Tính năng đặc biệt

  • Khi một sản phẩm mang những tính năng nổi trội, thậm chí ưu việt và xuất sắc hơn rất nhiều so với các sản phẩm đại trà, đó sẽ là dấu hiệu của một sản phẩm đánh vào thị trường ngách.
  • Các công dụng và tính năng của sản phẩm dường như không được tìm thấy trên các sản phẩm thông thường, có thể chính người tiêu dùng cũng chưa để ý đến điều đó. Thế nhưng, khi các tính năng đặc biệt này được tập trung phát triển thì ta có thể khẳng định đến 90% đây là sản phẩm mà doanh nghiệp dùng để tấn công vào thị trường ngách.
XEM THÊM:  Thumbnail là gì? Bí quyết tạo Thumbnail bắt mắt

vi-du-ve-cong-nang-vuot-troiVí dụ về công năng vượt trội

Không quá phổ biến trên thị trường

Một dấu hiệu nữa để nhận biết thị trường ngách là sản phẩm không đại trà, rất hiếm đơn vị cung cấp. Việc có ít nơi cung ứng có thể từ nhiều lí do khác nhau, chẳng hạn như là doanh nghiệp mới thành lập, sản phẩm mới ra mắt, hay do các doanh nghiệp đầu tư vào phân khúc thị trường này không nhiều.

Chưa có quá nhiều đối thủ lớn quan tâm

Sản phẩm chưa có được sự quan tâm của các đối thủ lớn, mang tính chuyên biệt cũng có thể là dấu hiệu của thị trường ngách. Dấu hiệu này mang tính chủ quan, kỳ thực các đối thủ lớn có thể bỏ qua phân khúc này do lợi nhuận đem về không lớn, hoặc đơn giản là họ chưa nhìn thấy tiềm năng tương lai của thị trường này.

3. Thị trường ngách đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Tuy cũng có tiềm ẩn rủi ro nhưng không thể phủ định thị trường ngách cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Các lợi ích có thể kể đến là:

  • Thị trường ngách giúp doanh nghiệp cải thiện và gia tăng mối quan hệ với các khách hàng.
  • Giảm cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ trên thương trường.
  • Khả năng hiển thị và tiếp cận sản phẩm tăng cao.
  • Là động lực để phát triển Buzz Marketing.
  • Có thể dễ dàng chuyên môn hoá thị trường.
  • Nguồn nhân lực và tài nguyên cần sử dụng ít hơn so với thị trường truyền thống.
  • Giúp thương hiệu phủ sóng và ghi dấu ấn với khách hàng.

5 bước để xác định được thị trường ngách phù hợp

Bất kì công việc nào cũng cần có kế hoạch cụ thể, sự tỉ mỉ chỉn chu trong từng bước. Sau đây là 5 bước không thể thiếu trong việc xác định thị trường ngách phù hợp:

1. Xác định điểm mạnh, lĩnh vực mà bạn đang quan tâm

Các doanh nghiệp trước khi tiến hành thâm nhập thị trường ngách cần xác định lĩnh vực mình đang quan tâm và có thế mạnh. Ý tưởng bạn vạch ra trong đầu cần có sự đam mê và căn cứ của thị trường để biến nó thành sự thật.

Bước đầu tiên xác định thị trường ngách là cân nhắc xem thương hiệu của bạn có thể mang lại điều gì có ích cho khách hàng. Sản phẩm của bạn cần phát huy thế mạnh cũng như sáng tạo điểm mới lạ sẽ để lại dấu ấn đậm sâu hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Một số câu hỏi có thể đặt ra để xác định thị trường ngách bao gồm:

  • Khách hàng mục tiêu bạn muốn hướng đến là ai?
  • Bạn và nhóm có những kỹ năng nào?
  • Bạn sẽ giải quyết vấn đề gì?
  • Thương hiệu bạn đang có điểm mạnh nào?
  • Bạn đặc biệt am hiểu lĩnh vực gì?

Xem thêm: Target Market là gì? Tầm quan trọng của Thị Trường Mục Tiêu

2. Nghiên cứu thị trường ngách

Sau khi lĩnh vực mà bạn muốn hướng đến được xác định, bạn cần xác định đến thị trường bạn muốn nhắm đến gồm những gì. Điều đó bao gồm xác định khách hàng mục tiêu để thu hẹp ngách thị trường thích hợp.

nghien-cuu-thi-truong-ngach

Nghiên cứu thị trường ngách

Để chân dung khách hàng mục tiêu hiện rõ nét, bạn cần nghiên cứu hành vi mua hàng, sở thích và điều không thích. Khi hoàn tất, bạn có thể đưa ra biện pháp để sản phẩm hay dịch vụ của mình thỏa mãn được nhu cầu của họ.

3. Nghiên cứu phương pháp của các đối thủ cạnh tranh

Có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, bởi vậy quá trình nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh có tầm quan trọng nhất định trong các chiến lược bán hàng. Từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng biết điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, giúp hạn chế rủi ro và có định hướng rõ ràng.

Nếu không tìm hiểu và phân tích kĩ đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ đối mặt với việc lãng phí nguồn lực và ngân sách cũng như dẫn dắt dự án đi sai hướng. Do đó doanh nghiệp không chỉ cần hiểu khách hàng mà còn phải hiểu cả đối thủ cạnh tranh.

4. Chọn sản phẩm ngách phù hợp với nhu cầu của thị trường

Một bước quan trọng mà doanh nghiệp cần làm đó là lựa chọn sản phẩm cụ thể sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Một bản chiến lược cùng sự chuẩn bị đầy đủ, chủ động sẽ dễ dàng đưa bạn đến thành công.

XEM THÊM:  Blog là gì ? Hướng dẫn tạo blog và viết blog kiếm tiền hiệu quả

Một số câu hỏi bạn có thể đặt ra để lựa chọn sản phẩm phù hợp là:

  • Sản phẩm nào cung cấp các giải pháp đến khách hàng?
  • Các công dụng của sản phẩm là gì?
  • USP của sản phẩm có gì vượt trội hơn đối thủ?
  • Doanh nghiệp có đủ nhân lực và ngân sách để thực hiện hay không ?
  • Đánh giá khả năng sinh lời với ý tưởng bạn vừa tìm được

Một dự án hay chiến lược dù có hay ho và độc đáo đến đâu cũng sẽ không thành công nếu không có khả năng tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, doanh nghiệp cần đánh giá khả năng tạo ra doanh thu và lợi nhuận của nó.

kha-nang-sinh-loi-cho-doanh-nghiep

Khả năng sinh lời cho doanh nghiệp

Thị trường ngách bạn lựa chọn liệu có tiềm năng để tạo ra lợi nhuận hay không? Sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp liệu có cần thiết với người tiêu dùng? Một ý tưởng kinh doanh cần sự bền vững trong tương lai thay vì chỉ chạy theo xu hướng của hiện tại.

5. Cách để xác định thị trường ngách một cách hiệu quả

Các cách triển khai thị trường ngách sao cho hiệu quả là:

Nghiên cứu thị trường thông qua Google Search

Nhờ việc tìm kiếm thông tin trên Google, bạn sẽ có cách nhìn khách hàng mục tiêu ở nhiều góc độ khác nhau. Từ việc nghiên cứu đó, bạn sẽ xác định được xu hướng của thị trường trong tương lai, hay tìm ra các nhu cầu chưa được thoả mãn.

Thậm chí bạn có thể tìm hiểu các xu hướng bán hàng hot trong năm nay, cũng như khảo sát cách bán hàng của các đối thủ thông qua công cụ Google Search.

Tìm kiếm thị trường ngách thông qua sàn thương mại điện tử

Một trong những bước đột phá của thời đại cách mạng 4.0 chính là các sàn thương mại điện tử như Amazon, Lazada, Shopee, Sendo,… Với sự phát triển bùng nổ ấy, doanh nghiệp có thể tìm xu hướng tiêu dùng và phát triển thị trường ngách phù hợp thông qua các sàn thương mại điện tử.

Tìm kiếm thông tin trên đây có ưu điểm là sự gọn gàng, bố cục logic hợp lý, giúp bạn dễ dàng phân tích thông tin và lên ý tưởng kinh doanh.

cac-san-thuong-mai-dien-tu

Các sàn thương mại điện tử

Xây dựng bản đồ tư duy để tiến hành

Phương pháp này được các chuyên gia khuyên dùng bởi sự mạch lạc trong tư duy của nó, đồng thời cũng giúp bạn có những phát kiến mới mẻ. Bản đồ tư duy cũng là công cụ để kết nối các ý tưởng và sắp xếp chúng sao cho hợp lí và có hệ thống.

xay-dung-ban-do-tu-duy-hop-ly

Xây dựng bản đồ tư duy hợp lý

Một số phần mềm hỗ trợ xây dựng bản đồ tư duy có thể kể đến Draw.io, Text2MindMap,Novamind,…

Tìm kiếm cộng đồng có cùng ngành hàng

Với thời đại của “thế giới phẳng”, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các cộng đồng, hội nhóm có cùng nhu cầu và sở thích giống nhau. Để hướng đến khách hàng mục tiêu cũng như thị trường ngách tiềm năng thì đây thực sự là kênh Marketing 0đ.

Một số các hội nhóm đông thành viên cũng là ý tưởng hay để bạn tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu nhất.

Nghiên cứu từ khóa

Một điều cần chú trọng đó là việc nghiên cứu các từ khoá trước khi tấn công vào thị trường ngách. Tìm kiếm từ khoá thông minh giúp bạn có xếp hạng cao trên Google và khai thác lợi nhuận với tư cách chủ doanh nghiệp ngách.

ung-dung-Google-Adwords

Ứng dụng Google Adwords

Google Adwords là một gợi ý hoàn hảo cho việc nghiên cứu từ khoá với cách sử dụng dễ dàng và mang lại hiệu quả cao với các tiện ích khác nhau.

Những điều cần lưu ý khi tham gia vào thị trường ngách

Thị trường ngách với những lợi ích to lớn và rộng mở nhưng đi liền với nó cũng là một số thách thức với doanh nghiệp. Một số lưu ý cho doanh nghiệp có thể kể đến là:

1. Nguy cơ ngách quá nhỏ khó triển khai

Có những thị trường ngách rất nhỏ, khó tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để có thể tăng trưởng về kinh tế trong tương lai, doanh nghiệp cần có vị thế vững chắc trên thị trường và đảm bảo chất lượng cũng như các tính năng độc đáo của sản phẩm.
Doanh nghiệp cũng cần thực hiện nhiều chiến lược quảng bá để gia tăng mối quan hệ với khách hàng cũng như tăng tỷ lệ chuyển đổi.

XEM THÊM:  Brainstorm là gì? Bí kíp để brainstorm hiệu quả trong Marketing

2. Sản phẩm của đối thủ mang tính đột phá hơn

Khi sản phẩm của đối thủ có lợi thế về công năng, mang tính ưu việt hơn, doanh nghiệp dễ dàng mất vị thế ở thị trường ngách. Do vậy, cần sự biến đổi linh hoạt, thay đổi và nghiên cứu một cách bao quát để tìm ra chiến lược phù hợp với sản phẩm và thị trường.

3. Đối thủ cạnh tranh ngành hàng ít

Ít đối thủ cạnh tranh dễ làm bạn chủ quan và ngủ quên trên chiến thắng. Trong thương trường, chỉ cần bạn đứng yên nghĩa là bạn thụt lùi. Nếu không chịu cải tiến sản phẩm và mãi theo lối tư duy cũ, nhu cầu của khách hàng sẽ được đáp ứng bởi những nhà cung ứng khác, và họ không cần các sản phẩm của bạn.

Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường cũng làm mọi cách để đổi mới và sáng tạo thị trường ngách của họ, bắt kịp xu hướng mới. Bởi lẽ đó, doanh nghiệp cần thay đổi và biến hoá liên tục để giữ các thị trường ngách tiềm năng.

4. Không nên chỉ lựa chọn một thị trường ngách

Bạn không thể đảm bảo vị trí của mình luôn dẫn đầu trên thị trường bởi có rất nhiều thứ biến đổi bất ngờ. Vậy nên hãy mở rộng phân khúc khách hàng, mở rộng thị trường ngách và đa dạng các phân khúc thay vì chỉ chăm chú vào một thị trường ngách nhất định.

Dựa vào ngành bạn đang kinh doanh, bạn có thể cân nhắc ít nhất 3 thị trường ngách phù hợp. Để có sự lựa chọn đúng đắn, bạn cần thường xuyên khảo sát nhu cầu khách hàng cũng như xu hướng thị trường để thay đổi và biến hoá sao cho phù hợp.

Các ví dụ thực tế về thị trường ngách

Thị trường ngách tồn tại ở hầu hết các ngành hàng, chỉ có điều các doanh nghiệp có đủ tinh tế và nhạy bén để phát hiện ra chúng hay không mà thôi. Dưới đây là những ví dụ thực tế về thị trường ngách ở các ngành hàng:

1. Ngành ẩm thực

Cả thị trường thực phẩm thuần chay năm 2020 đạt giá trị khoảng 15,4 tỷ đô la trên toàn cầu. Nhu cầu của các tín đồ thuần chay trên toàn thế giới đó là lối sống, dị ứng, hạn chế các sản phẩm về thịt ngày càng tăng. Hiểu được điều đó, công ty Divvies quyết định khai thác thị trường ngách đầy tiềm năng này.

san-pham-banh-thuan-chay-cua-Divvies

Sản phẩm bánh thuần chay của Divvies

Thông qua các chiến lược tiếp thị, doanh nghiệp này đã xây dựng được mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng, những người mong muốn bánh quy không hạt thuần chay, bỏng ngô, bánh nướng nhỏ,…

2. Ngành công nghệ

Thế giới đang tiến vào thời kì cách mạng công nghệ, kỹ thuật số, các sản phẩm hay dịch vụ công nghệ phục vụ đời sống của con người luôn được quan tâm, chú ý khai thác và đầu tư. Một số thị trường ngách mà doanh nghiệp có thể tiếp cận và phát triển với ngành công nghệ có thể kể đến là các phụ kiện điện tử, thiết bị bảo mật dữ liệu, phần mềm đóng gói.

3. Quần áo thể thao

Một ví dụ điển hình cho việc khai thác thị trường ngách ở ngành hàng quần áo thể thao chính là thương hiệu Under Armour. Kevin Plank, người sáng lập công ty đồng thời là một cựu cầu thủ bóng đá muốn có chiếc áo không thấm hút mồ hôi chỉ sau vài phút chơi bóng.

Vì thế thương hiệu ông lập ra đã phát triển một chiếc áo nén được làm bằng chất liệu chuyên dụng có thể giữ khô trong những hoạt động cường độ cao. Và thành công của sản phẩm đó, thương hiệu đã trở thành một công ty nổi tiếng về sản xuất thiết bị thể thao và giày dép trên toàn cầu.

hang-thoi-trang-the-thao-Under-Armour

Hãng thời trang thể thao Under Amour

Kết luận

Bài viết trên đã đề cập đến các thông tin cơ bản như Thị trường ngách là gì?, Thương hiệu ngách là gì? cũng như cách làm thế nào để tìm kiếm những thị trường ngách tiềm năng. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích cũng như đưa cho bạn những giải pháp thiết thực!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300