Storytelling là gì ? Bật mí 7 cách xây dựng Storytelling cho bài content marketing hấp dẫn 

Storytelling hiện nay có phải là phương thức Marketing mới đang được áp dụng phổ biến ? Áp dụng phương pháp này vào bài content marketing mang lại những lợi ích gì cho người bán hàng ? Hapodigital sẽ giải đáp chi tiết từng thắc mắc liên quan đến Storytelling nhé.

Storytelling là gì ?

Storytelling dịch từ tiếng Anh sang có nghĩa là kể chuyện bán hàng. Hơn một thiên niên kỷ qua, đặc biệt là vào những năm gần đây, “Storytelling” là thuật ngữ được giới Marketer liên tục nhắc đến. Đây là hình thức marketing dựa trên việc xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyện hấp dẫn, lý thú, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương hiệu sản phẩm/dịch vụ hay hình ảnh của hãng. 

Storytelling
Storytelling là gì ?

Trong cuốn sách Storytelling – “Branding in Practice” cho rằng “kể chuyện” chính là phương thức quan trọng để xây dựng và phát triển thương hiệu. Một thương hiệu muốn “tỏa sáng” trước hết phải được tạo dựng trên những giá trị rõ ràng và phải tạo được sự kết nối cảm xúc tới người tiêu dùng. Marketing kể chuyện có thể tác động tới cảm xúc và giúp nhóm khách hàng tiềm năng hiểu được những giá trị mà thương hiệu muốn tạo ra.

>>> Tham khảo: Content marketing: Lý do nên đầu tư & 38 thống kê hữu ích

                            Content facebook là gì? 10 cách viết content quảng cáo facebook hay và hấp dẫn

Storytelling gồm những định dạng nào ? 

Trong storytelling, có 2 hình thức đang được sử dụng phổ biến: 

Data storytelling – Kể chuyện thông qua số liệu

Đây là cách hiệu quả nhất mà doanh nghiệp sử dụng để chia sẻ về các thông tin kinh doanh và vận động các kết quả mà họ mong muốn. Data storytelling là phương pháp dùng để kết nối thông tin, dưới góc nhìn của một người dẫn chuyện đã được biến đổi một cách phù hợp với khách hàng mục tiêu. Hình thức này giúp những con số khô khan, nhàm chán trở nên đặc biệt hấp dẫn và vô cùng sinh động.

Storytelling

Visual storytelling – Kể chuyện thông qua hình ảnh

Câu chuyện được kể bằng việc sử dụng các nội dung hình ảnh. Câu chuyện sẽ sử dụng đến thuật nhiếp ảnh, những video hay hình minh họa kết hợp với kỹ thuật đồ họa, âm thanh, giọng nói,……

XEM THÊM:  TVC là gì ? Tổng hợp kiến thức cần biết về TVC quảng cáo

Storytelling

Đây là một chiến lược marketing dùng để nâng tầm cho câu chuyện hay và hấp dẫn, trở nên có ý nghĩa hơn bằng cách đặt khách hàng vào vị trí trung tâm câu chuyện. Câu chuyện được xây dựng các bối cảnh phù hợp để kích thích cảm xúc qua hình ảnh và âm thanh, truyền tải đến người xem đầy hiệu quả xuyên suốt hành trình trải nghiệm của khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ lâu dài với khách hàng, kéo theo kết quả kinh doanh đầy tích cực. 

5 quy tắc “vàng”  trong Storytelling

Storytelling được coi là một phương tiện để truyền đạt thông tin có sức ảnh hưởng vượt thời gian và dần càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nghệ thuật kể chuyện trong marketing online không chỉ đơn thuần là những câu chuyện đơn giản với mục đích giải trí mà trước hết cốt truyện phải được xây dựng dựa theo 5 nguyên tắc cơ bản G.R.E.A.T (Kết nối – Phần thưởng – Cảm Xúc – Tin cậy – Mục tiêu).

Glue (Kết nối): Đây là sự gắn kết giữa câu chuyện của bạn tới độc giả của mình. Điểm đặc biệt là phải khiến người đọc tin tưởng vào những điều mà bạn chia sẻ, nó sẽ giúp ích trong việc giữ vững được vị trí của bạn trên cao khi cạnh tranh với đối thủ. Thông điệp marketing cần phải có sự kết nối với những giá trị ý nghĩa, những điều mà khách hàng của bạn tin tưởng là có thật. Câu chuyện bạn kể cần phải xuyên suốt và nhắm vào một niềm tin nào đó, liên hệ với thị trường và với khách hàng mục tiêu. Giả sử như với vai trò là một doanh nghiệp cung cấp thực phẩm healthy, bạn không thể đưa ra một thông điệp khuyến khích, gợi ý ăn đồ ăn nhanh hay sử dụng đồ uống có cồn vì đi ngược với đối tượng khách hàng tiềm năng.

Storytelling

Reward (Phần thưởng): Những câu chuyện hấp dẫn và thu hút thường đề cập tới phần thưởng mà khách hàng sẽ nhận được như sự đẳng cấp, cảm giác an toàn, tính tiện nghi,.… Chắc chắn họ sẽ quan tâm lắng nghe nếu bạn nói cho họ biết những thứ họ có thể đạt được cho riêng mình, những gì tốt cho cuộc sống cá nhân hay những gì giúp họ đạt ước mơ. Ví dụ như khi kể chuyện về các sản phẩm cho người giảm cân, những giá trị như “không calories”, hay “an toàn cho sức khỏe”… chính là những điều mà những khách hàng mong muốn giành cho bản thân mình.

Emotion – (Cảm xúc): Cảm xúc chính là yếu tố quan trọng nhất trong khi kể chuyện. Một câu chuyện chạm tới những cảm xúc sâu lắng nhất của người nghe chứ không phải tư duy lý thuyết của họ sẽ là một câu chuyện tuyệt vời.

XEM THÊM:  Social marketing là gì? 10 social marketing được dùng nhiều nhất

Authentic – (Tin cậy): sẽ chẳng có ai muốn nghe câu chuyện của bạn nếu nó không có lấy 0,99% là sự thật. Câu chuyện mà marketer truyền tải cần phải đảm bảo 100% là thật. Đồng thời, song hành cùng với nó, nội dung cốt lõi muốn truyền tải cần được xây dựng dựa trên những thực tế về thương hiệu, về sản phẩm/ dịch vụ và trên những giá trị có thật

Target (Mục tiêu): nghệ thuật kể chuyện trong Marketing Online chỉ thành công khi câu chuyện được nhắm tới đúng mục tiêu và đối tượng khách hàng. Để đảm bảo điều này, các marketers cần hướng vào những nhóm người có sự tương đồng trong quan điểm.

Những lợi ích storytelling mang lại cho doanh nghiệp

Tỏa sáng thương hiệu

Thông qua những câu chuyện mà bạn kể tới khán giả, có thể thể hiện được phần nào tính cách và hướng đi của doanh nghiệp. Những nét độc đáo, riêng biệt  sẽ là thứ khiến khách hàng tìm đến và nhớ đến bạn dài lâu hơn.

Thiết lập vị trí dẫn đầu

Biết sử dụng phương pháp storytelling đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tạo dựng được một vị thế vững chắc trên thương trường. Đặc biệt trong thời buổi công nghệ hiện đại phát triển như bây giờ, khi mà ngoài kia có rất nhiều các phương tiện truyền thông trực tuyến bạn có thể tận dụng được để quảng bá thương hiệu. Thay vì những câu quảng cáo đơn giản, nghệ thuật kể chuyện sẽ dễ dẫn dắt người xem hơn nhiều.

Storytelling

Đánh trúng vào tâm lý khách hàng

Đối với những câu chuyện có thật, những câu chuyện dựa trên các sự việc, chi tiết có thật sẽ tạo được cảm xúc hiệu quả nhất. Bạn càng đặt được nhiều cảm xúc vào câu chuyện thì người đọc sẽ càng dễ cảm nhận được và đồng cảm hơn với điều đó. Hãy chân thật, hãy thực tế để đạt được những hiệu quả bất ngờ.

Duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới

Storytelling cũng là một cách giúp bạn duy trì được lượng khách hàng cũ của mình. Thông qua những câu chuyện thực tế, khách hàng sẽ cảm nhận như chính mình đang trải nghiệm. Đặc biệt là với những câu chuyện gần gũi với khách hàng. Những câu chuyện độc đáo cũng là điều thu hút người mới đến tìm bạn. 

7 cách xây dựng storytelling hấp dẫn cho bài content marketing 

Xác định góc nhìn và nhân vật

Câu chuyện nào cũng cần có nhân vật trong đó. Đó có thể là người thật hay một vật vô tri được nhân cách hóa, nhưng nhất định không phải là một nhân vật vô nghĩa.

Bạn có thể chọn lựa xây dựng nhân vật theo các hình tượng sau:

  • Nhân vật kết nối tình cảm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,..…
  • Nhân vật mang đến niềm hy vọng
  • Nhân vật mang đến niềm vui, sự hài hước
  • Nhân vật có nỗi đau, những trăn trở và đang đi tìm giải pháp.
  • Nhân vật có kinh nghiệm và đi chia sẻ, truyền tải, giải đáp khúc mắc.…
XEM THÊM:  Outbound Marketing là gì? Sự khác nhau Outbound Marketing và Inbound Marketing

Cho thấy hành động dẫn chứng thay vì nói suông về nó

Khi bạn chỉ đơn thuần miêu tả một sự việc thì người đọc sẽ không hề có sự liên tưởng gì tới nhân vật trong câu chuyện và sẽ không cảm thấy được sự kết nối cũng như khó hình dung hoặc tin tưởng vào những gì bạn kể.

Thay vào đó, hãy cho họ thấy những dẫn chứng và hành động cụ thể thể hiện điều đó.

Storytelling

Tạo ra anh hùng của câu chuyện

Anh hùng ở đây không có nhiệm vụ phải giải cứu thế giới mà họ chỉ đơn thuần đóng vai trò mấu chốt trong việc tìm ra giải pháp nhằm giải quyết vấn đề câu chuyện.

Trong nhận thức khách hàng, câu chuyện luôn sẽ có một sự chuyển đổi. Đó là quá trình nhân vật trong truyện tìm tòi, học hỏi để tìm ra giải pháp, nhận ra một góc nhìn mới hay biến thất bại thành thành công.

Để được như vậy cần phải có sự xuất hiện của một anh hùng, đó có thể là người thầy đưa ra lời khuyên, là sản phẩm với các lợi ích nổi bật hay chính nhân vật tự tìm cách vượt qua nghịch cảnh.

Đơn giản hóa câu chuyện

Muốn tăng được giá trị cho storytelling, bạn cần hiểu là vì sao khách hàng lựa chọn doanh nghiệp của bạn. Không ai muốn đọc một câu chuyện với nội dung vừa dài vừa nhàm chán. Bạn cần viết một cách ngắn gọn và súc tích, cô đọng những vấn đề chính. 

Tăng yếu tố cảm xúc

Một câu chuyện hay nhất định cần phải có cảm xúc chạm đến trái tim của người đọc. Một câu chuyện khiến người đọc thấy mình trong đó, họ đồng cảm, và sẽ tiếp tục theo dõi câu chuyện đó. 

Tạo tiêu đề gây chú ý mạnh

Việc đặt các tiêu đề giật tít, nhảm nhí không được hưởng ứng trong cộng đồng chia sẻ thông tin lành mạnh và minh bạch. Ta cần đặt những tiêu đề gây sự tò mò, kích thích cho người đọc nhưng không để họ thấy những gì sắp diễn ra trước. 

Kết hợp sử dụng các thủ thuật marketing khác

Đừng nên xem nhẹ việc xuất hiện hay kể câu chuyện thương hiệu của bạn trên các banner quảng cáo, trên radio hay trên TV vì chính ở trên đó câu chuyện thương hiệu của bạn sẽ sẽ trở thành một phần trong cuộc sống của khách hàng. 

Lời kết

Kết nối cảm xúc với khách hàng – khẳng định vị thế khác biệt và thu về lợi nhuận, Storytelling đã trở thành một phương pháp mạnh mẽ nhất trong thời đại số giúp các doanh nghiệp “tỏa sáng”. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này. 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300