R&D là gì ? Tổng hợp các kiến thức về bộ phận R&D trong doanh nghiệp bạn cần biết

Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, R&D đóng vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh mà còn khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Hôm nay độc giả cùng với Hapodigital cùng tìm hiểu về R&D là gì cũng như các kiến thức liên quan về R&D nhé.

R&D là gì ? 

R&D nghĩa là nghiên cứu và phát triển ( trong tiếng Anh là Research and Development ). 

R&D đề cập đến những hoạt động mà các công ty thực hiện để đổi mới và ra mắt các sản phẩm/dịch vụ mới. Mục tiêu của R&D thường là đưa các sản phẩm/dịch vụ mới ra thị trường, giúp làm tăng lợi nhuận của công ty.

R&D là gì
R&D là gì ?

Các hoạt động R&D được thực hiện bởi tất cả các công ty trong mọi lĩnh vực và ngành công nghiệp. Doanh nghiệp phát triển thông qua những cải tiến và sự phát triển của hàng hóa và dịch vụ mới. 

Các công ty liên quan đến dược phẩm, chất bán dẫn và phần mềm, công nghệ có xu hướng chi tiêu nhiều nhất cho R&D.

>>> Tìm hiểu thêm: PR là gì ? 7 bước xây dựng chiến lược PR hiệu quả cho doanh nghiệp

Bản chất của R&D

Thuật ngữ R&D thường được gắn với sự đổi mới cả trong thế giới doanh nghiệp và chính phủ hoặc trong khu vực công và tư nhân. R&D giữ cho một công ty ở vị trí đứng đầu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt. 

Nếu không có chương trình R&D, một công ty khó có thể tự tồn tại được và phải dựa vào những cách khác để đổi mới, chẳng hạn như tham gia vào các vụ sáp nhập hay mua lại hoặc quan hệ đối tác. Thông qua R&D, các công ty có thể xây dựng thiết kế các sản phẩm mới và cải thiện dịch vụ hiện có.

R&D là gì

R&D tách biệt với hầu hết những hoạt động khác mà một công ty thực hiện. Các công ty thường không kỳ vọng hoạt động nghiên cứu và phát triển sẽ mang lại lợi nhuận ngay lập tức. Thay vào đó, chúng được dự kiến sẽ đóng góp đến lợi nhuận dài hạn.

Ưu và nhược điểm của R&D

Về ưu điểm: 

Một vài ưu thế thuận lợi khác mà nhìn chung hoạt động R&D sẽ mang lại cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Bằng sáng chế: Nghiên cứu và Phát triển thành công giúp doanh nghiệp có cơ hội sở hữu được bằng sáng chế cho những dịch vụ và sản phẩm do chính mình sáng tạo. Bằng sáng chế là phương tiện giúp doanh nghiệp định vị vị trí và thương hiệu một cách đơn giản hơn, lưu giữ mức lợi nhuận dài hạn lâu dài.

XEM THÊM:  Marketing Online là gì? 5 bước lập kế hoạch Marketing online

Chi phí: khi hướng hoạt động R&D đến việc giảm thiểu chi phí bỏ ra cho quy trình sản xuất. R&D có thể mang đến cho doanh nghiệp một quy trình mới ít tốn kém hơn nhằm tăng biên lợi nhuận và nâng cao tính cạnh tranh với sản phẩm của đơn vị đối thủ.

Tài chính: với trường hợp doanh nghiệp cần gây quỹ cho một hoạt động nhất định, R&D là cách chứng minh tốt nhất về tầm nhìn cũng như tiềm năng sẵn có của mình. Bằng cách thể hiện năng lực một cách linh hoạt về sáng tạo và đổi mới, nhà đầu tư sẽ thấy được khả năng tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp và  quyết định số tiền bỏ ra để đầu tư.

Tuyển dụng: sự sáng tạo bao giờ cũng là điểm hấp dẫn và đầy thu hút đối với những tài năng thực thụ. Với hoạt động R&D thành công, doanh nghiệp sẽ là điểm đến đầy mong muốn của nhiều ứng viên xuất sắc cho vị trí công việc phù hợp.

R&D là gì
R&D có nhiều ưu điểm góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp

Bên cạnh những ưu điểm, R&D đôi lúc cũng mang lại một số bất cập nhất định cho doanh nghiệp như sau:

Chi phí cao: để hoạt động nghiên cứu luôn được duy trì một cách toàn diện và tiên tiến, doanh nghiệp cần bỏ ra một khoản kinh phí lớn để thiết lập cũng như liên tục đầu tư sau này. Đây là một nhược điểm lớn bởi không phải công ty nào cũng có đủ tiềm lực tài chính để duy trì một hoạt động như vậy.

Thời gian: sau khi tiến hành hoạt động về R&D, sẽ không có kết quả ngay lập tức mà phải mất một khoảng thời gian khá lâu để sản phẩm thực sự tiếp cận tới thị trường. Đây là một rủi ro đối với các công ty không quá lớn bởi khoản đầu tư liên tục trong thời gian dài chờ đợi.

Kết quả không chắc chắn: không phải lúc nào sản phẩm nghiên cứu cũng đạt được thành công và được đón nhận. Trong một số tình huống, công việc nghiên cứu buộc phải dừng lại giữa chừng và bắt đầu lại với một sản phẩm mới. 

Điều kiện thị trường: thị trường luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ thách thức cũng như nguy cơ đối với nghiên cứu phát triển chính là sự xuất hiện của dòng sản phẩm mới khiến thành tựu cũ trở nên lỗi thời và thất bại.

Chức năng và vai trò của bộ phận R&D trong doanh nghiệp

Chức năng: 

Bộ phận R&D đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp trong thời buổi hội nhập và phát triển chung của thế giới. Chức năng chính của bộ phận này gồm:

XEM THÊM:  Social media là gì ? Các kiến thức cần biết về social media marketing

Phân tích tổng hợp: Đây là công việc thường xuyên nhất của phòng R&D. Nhân viên của phòng phải luôn cập nhật các thông tin liên quan đến những dự án mới và thị trường cần tiếp cận rồi sau đó xác định nguồn thông tin có đáng tin cậy hay không rồi tiến hành phân tích, chắt lọc các thông tin theo hướng dễ hiểu nhất nhằm tiết kiệm tối đa thời gian cho các bên liên quan.

Phân tích dữ liệu: Các dự án có khối lượng dữ liệu lớn, mang tính trọng điểm và có sự tương tác tới của hàng triệu khách hàng cùng lúc thì bộ phận R&D có nhiệm vụ ghi chép và tổng hợp dữ liệu một cách đầy đủ để từ đó phân tích chuyên sâu và đưa ra góc nhìn khách quan, giúp các bộ phận khác hoàn thành công việc tốt hơn.

Nghiên cứu khách hàng: Bộ phận R&D đảm nhiệm công việc nghiên cứu độ tuổi, tính cách, hành vi, sở thích, khu vực sinh sống, mức thu nhập,…… của khách hàng. Nếu nhiệm vụ này làm tốt, quy trình chăm sóc khách hàng sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Chia sẻ thông tin: Từ các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn trong và ngoài nước, bộ phận R&D sẽ tiến hành làm các báo cáo chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ để từ đó giúp người tiêu dùng có cái nhìn rõ hơn về tổng quan ngành.

R&D là gì

Vai trò: 

Nghiên cứu và phát triển là hoạt động quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Bởi nó là sợi dây liên hệ mật thiết trong việc tạo ra sản phẩm mới và công nghệ mới, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. 

Đặc biệt, trong một số lĩnh vực như dược phẩm, hóa học, công nghệ hay quân sự thì R & D lại càng quan trọng. Bởi vì nếu như bạn không nghiên cứu, không cải tiến sản phẩm cũ hoặc ra mắt sản phẩm mới liên tục thì sẽ bị tụt hậu so với đối thủ, làm giảm vị thế cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, doanh nghiệp luôn phải tìm cách để tăng hiệu quả sản phẩm, đưa ra những ý tưởng mới để định hình thị trường. 

Ngoài ra, có một số quan niệm sai lầm cho rằng R&D chỉ có trong các công ty hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm và công nghệ cao. Thực tế, rất nhiều các công ty hàng tiêu dùng sau khi được thành lập đều dành một phần nhân sự để lập thành 1 team cho ra mắt các phiên bản mới của sản phẩm hoặc cải tiến thiết kế. Tuy nhiên, nguồn vốn mà các công ty trong lĩnh vực này bỏ ra thường ít hơn so với các công ty về phần mềm, dược phẩm. 

XEM THÊM:  Truyền thông nội bộ là gì ? Tổng quan về truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp 

Các kỹ năng cần có của nhân viên R&D 

Hiểu biết chuyên sâu về nghành nghề

Nhân viên R&D là người trực tiếp trong việc nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm, dịch vụ cho công ty nên chắc chắn cần phải am hiểu các kiến thức về ngành nghề cũng như sản phẩm mà mình đảm nhận để có được hiệu quả công việc một cách tốt nhất.

Kỹ năng giao tiếp

Người phụ trách R&D phải thường xuyên làm việc với đồng nghiệp để cùng nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như kết hợp với các bộ phận khác trong quá trình thử nghiệm và sản xuất. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp là rất cần thiết với nhân viên R&D để giúp quá trình làm việc diễn ra thuận lợi hơn.

R&D là gì

Khả năng chịu áp lực

Môi trường làm việc của bộ phận R&D rất năng động và chuyên nghiệp nhưng phải gặp không ít áp lực và căng thẳng. Do đó, ngoài vốn kiến thức cùng kỹ năng giao tiếp thì khả năng chịu áp lực cao cũng là một trong những ưu điểm để trở thành một R&D giỏi. Ngoài ra, người làm R&D cần phải chủ động, có khả năng ngoại ngữ tốt, am hiểu thị trường và các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để ngày càng phát triển và tạo ra những bước đột phá mới trong công việc.

Kỹ năng sáng tạo

Làm việc trong lĩnh vực này đòi hỏi bạn cần phải có tư duy đột phá, có sự sáng tạo bởi nó yêu cầu người làm phải liên tục nghĩ ra những cải tiến mới về sản phẩm và về công nghệ cho doanh nghiệp. Công việc của nhân viên R&D phải đầu tư khá nhiều chất xám bởi vậy nếu bạn không có sự nhanh nhạy, thông minh và nhiều ý tưởng thì sẽ rất dễ bị đào thải, khó có thể phát triển được trong lĩnh vực này.

Kỹ năng làm việc nhóm

Trong quá trình lên ý tưởng, nghiên cứu phát triển sản phẩm, mọi người phải cùng hỗ trợ nhau, cùng nhau làm việc thì mới có được những ý tưởng tốt nhất cho doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi người cần phải biết lắng nghe, có sự đánh giá khách quan và nhiều khi phải hạ “cái tôi” xuống. 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu về khái niệm R&D là gì cũng như vai trò của bộ phận R&D trong doanh nghiệp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300