Slogan là gì ? Tổng hợp những slogan hay và độc đáo

 Phần lớn dân Marketing đều biết rằng Slogan rất quan trọng nhưng ít ai có thể hiểu tường tận và chính xác về nó. Slogan là gì ? Thế nào là một Slogan hay ? Bài viết này của Hapodigital sẽ giúp các bạn có định nghĩa rõ nét hơn về Slogan cũng như giới thiệu một số Slogan hay nhất của các thương hiệu lớn.

Slogan là gì ? 

Slogan tuy chỉ là một câu nói ngắn gọn nhưng chứa đựng thông điệp, có thể mang những âm điệu mạnh mẽ hoặc mềm mại tùy theo sản phẩm/ dịch vụ mà thương hiệu cung cấp. Nói ngắn gọn thì Slogan là “khẩu hiệu tiếp thị” của các doanh nghiệp, thường được sáng tạo bằng các cách như chơi chữ, điệp âm, hoặc nghĩa mở rộng.

Slogan hay
Slogan là gì ?

Nhiều người cho rằng, Slogan chỉ là một câu nói do phòng Marketing nghĩ ra nhằm quan trọng hóa sản phẩm. Nhưng thực tế, để lên được một Slogan hay và hiệu quả thì “khẩu hiệu quảng cáo” sẽ phải trải qua rất nhiều bước nghiên cứu. Từ âm điệu, số từ cho đến thị trường triển khai, tất cả đều phải được quy chuẩn hóa để vừa phù hợp với thị trường, vừa làm nổi bật hơn đối thủ lại có thể gây được tiếng vang trong tâm trí khách hàng.

Vai trò của slogan với thương hiệu

Một phần không thể thiếu trong marketing thương hiệu

Trong quảng cáo của doanh nghiệp, Slogan vừa như là một tagline vừa mang vai trò chiến lược thương hiệu dài hạn cho doanh nghiệp. Slogan tốt không chỉ  để lại ấn tượng sâu sắc mà còn có khả năng chiếm lĩnh niềm tin khách hàng dành cho sản phẩm của doanh nghiệp. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp thường phải thử rất nhiều Slogan trước khi tìm ra một slogan tốt nhất.

Mặc dù Slogan có thể không thể cải thiện được vị trí tìm kiếm của thương hiệu trên internet nhưng nó lại có thể in đậm dấu ấn thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Đó là mục tiêu marketing mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được và Slogan chính là chiếc chìa khóa thần kỳ mang đến điều đó, giúp thương hiệu của doanh nghiệp trở nên dễ dàng ghi nhớ, đáng tin cậy và ấn tượng hơn.

XEM THÊM:  Advertising là gì ? Bật mí 8 bước xây dựng advertising campaign hiệu quả 

Đòn bẩy của tên thương hiệu

Doanh nghiệp nào cũng mong muốn tên thương hiệu của mình sẽ thật nổi bật và thu hút. Slogan lại luôn đi kèm với tên thương hiệu với vai trò giải thích cụ thể về tên thương hiệu trên các phương tiện truyền thông nhằm giúp khách hàng hiểu và ghi nhớ. Do đó, Slogan chính là đòn bẩy giúp cho tên thương hiệu luôn thu hút, nổi bật với khách hàng.

Slogan có thể kêu gọi hành động giúp thương hiệu được yêu mến

Slogan đóng vai trò ý nghĩa quan trọng trong việc quảng bá tên thương hiệu, nó hoạt động như một cầu nối giữa khách hàng và thương hiệu. Bởi vậy, Slogan thành công là khi nó vừa mang lại lợi ích đến với thương hiệu vừa thể hiện được sự cam kết của thương hiệu đến khách hàng. Quan trọng hơn cả, Slogan ngoài việc thu hút khách hàng còn phải lôi cuốn được mọi người bao gồm cả khách hàng lẫn các cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp hành động theo thông điệp mà Slogan truyền tải.

Có những công ty tạo ra Slogan để trở thành chuẩn mực làm việc cho toàn bộ nhân viên nhằm nhắc nhở họ về ý nghĩa thực sự mà thương hiệu của doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng.

Cầu nối xây dựng quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng

Bằng việc mang ý nghĩa tên thương hiệu, Slogan còn giúp cho thương hiệu tạo ra cảm xúc và kết nối với khách hàng nhằm thu hút họ đến với thương hiệu. Vai trò là cầu nối xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng được Slogan thể hiện mạnh mẽ.

Slogan hay
Slogan đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển thương hiệu

Gây ấn tượng về thương hiệu khiến khách hàng ghi nhớ thật lâu

Cấu trúc của Slogan thường đơn giản, ngắn gọn, âm tiết mang tính vui vẻ hoặc có tính vần điệu khiến người nghe dễ đọc, dễ hiểu và dễ nhớ. Một Slogan có đầy đủ những yếu tố trên sẽ giúp khách hàng dễ hình dung về thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời, khách hàng sẽ cảm thấy ấn tượng rồi ghi nhớ về thương hiệu đó một cách rất tình nguyện và tự nhiên trong đầu.

Slogan chạm vào cảm xúc của khách hàng, tạo cảm giác về sản phẩm cho người dùng

Trong quảng cáo, doanh nghiệp nào cũng muốn thông điệp của mình gửi đi sẽ đến được và ở lại trong tâm trí của khách hàng. Để làm được như vậy, Slogan phải mang cho khách hàng những cảm nhận về sản phẩm với những từ gợi cảm giác từ các giác quan như: thính giác, khứu giác, vị giác, thị giác,… Slogan phải chạm được vào cảm xúc của khách hàng và tăng khả năng nhận diện thương hiệu.

XEM THÊM:  Target Market là gì? Tầm quan trọng của Thị Trường Mục Tiêu

Slogan tạo sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, ngành nghề

Với mỗi ngành nghề, mỗi thương hiệu đều có sự khác nhau về mục đích hướng tới của sản phẩm dịch vụ. Do vậy, Slogan giúp doanh nghiệp làm rõ được sự khác biệt này, đồng thời nhấn mạnh những ưu điểm vượt trội của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác.

>>>Tham khảo thêm: 11 cách xây dựng thương hiệu tối ưu nhất bạn nên nắm rõ

Các yếu tố để tạo nên một slogan hay

Slogan hay phải liên quan đến thương hiệu

Tạo ra một Slogan hay chính là viết ra được câu nói có khả năng in sâu vào trong tâm trí khách hàng. Sẽ như thế nào nếu Slogan được khách hàng ghi nhớ nhưng họ lại chẳng biết là của ai ?

Vậy nên, hãy cố gắng đưa thông điệp của thương hiệu đến với khách hàng. Nếu “cao thủ” hơn, bạn có thể thiết kế thương hiệu của mình vào Slogan sao cho tăng được nhận diện mà lại không bị quá phô.

Slogan tốt hay xấu là do khách hàng quyết định

Đúng như vậy, một Slogan hay sẽ phụ thuộc vào việc khách hàng có nhớ tới hay không, nhớ nó với tín hiệu tích cực hay tiêu cực. Hãy thử viết ra vài cái Slogan sau đó tham khảo ý kiến từ bạn bè, người thân mà có nhân khẩu học trùng với tệp khách hàng của chiến dịch. Hãy xin ý kiến và ghi nhận những ý kiến trái chiều của họ một cách nghiêm túc. 

Ngắn gọn và súc tích là mục tiêu hàng đầu

Không có một khuôn mẫu hoặc quy tắc nào nói rằng “Slogan cần phải dưới bao nhiêu từ”. Nhưng sau quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, người đọc thường có khuynh hướng kém quan tâm đến những câu nói dài dòng và vòng vo. Độ dài của một Slogan hoàn hảo thường rơi vào khoảng từ 3 đến 5 từ.

Người đọc sẽ ghi nhớ nhanh hơn rất nhiều với số từ ngắn như vậy.

Tuy nhiên, ngắn gọn thôi vẫn chưa đủ. Một Slogan hay cần ngắn gọn nhưng vẫn phải mang được đầy đủ thông điệp về thương hiệu. Có rất nhiều Slogan ngắn trên thế giới phải thêm phần “giải nghĩa” thì người đọc hiểu được.

Thậm chí, nhiều Slogan do không truyền tải được thông điệp dẫn đến hiểu nhầm về sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp đó cung cấp.

Slogan hay

Phải đảm bảo tính trung thực của Slogan

Thường là những Slogan có chứa những từ như “best” hay “nhất” sẽ ít được người dùng tin tưởng hơn. Bởi đơn giản ai cũng hiểu được rằng “Núi cao còn có núi cao hơn”. Việc tự nhận mình là “nhất” trong ngành sẽ khiến người tiêu dùng cho rằng doanh nghiệp đang phóng đại.

XEM THÊM:  KOL là gì? Cách lựa chọn KOLs hiệu quả cao cho doanh nghiệp

Slogan hay sẽ trường tồn với thời gian

Slogan không chỉ là một phần của chiến dịch Marketing mà nó còn liên quan đến thương hiệu. Vì vậy, đừng bao giờ tự giới hạn Slogan của mình ở mức độ không gian và thời gian. Hãy chọn ra những từ có nghĩa phù hợp với nhiều loại hoàn cảnh, quá khứ, hiện tại, đặc biệt là tương lai.

Xu hướng đặt Slogan của các doanh nghiệp lớn hiện nay là “hướng đến tương lai” với mong muốn liên tục phát triển và vững mạnh. Từ đó, khách hàng cũng có thể tin tưởng hơn vào một thương hiệu liên tục đổi mới và sáng tạo để mang tới những điều tốt nhất.

Phân biệt giữa slogan và tagline trong thương hiệu

Slogan thường dễ bị nhầm lẫn với Tagline. Đây là một thuật ngữ trong Marketing – nếu dịch nghĩa sang tiếng Việt cũng có thể hiểu là “khẩu hiệu”, tuy nhiên đừng nhầm lẫn giữa 2 từ này.

Slogan hay

Những slogan hay và độc đáo

“Hãy nói theo cách của bạn” – Viettel

“Mọi lúc mọi nơi” – Mobiphone

“Vươn cao Việt Nam” – Vinamilk

“Vững tiến vươn xa” – Ô tô Trường hải Thaco Group

“Bản lĩnh đàn ông” – Bia Tiger

“Một phần Tất yếu của cuộc sống” – Nước khoáng Lavie

“Tinh hoa quà Việt” – Hồng Lam

“Trắng gì mà sáng thế” – Công ty bột giặt Viso

“Không ngừng vươn xa” – Vinaphone.

“Chung niềm tin, vững tương lai” – Vietcombank

“Bếp là nhà” – Sunhouse

“Nâng giá trị cuộc sống” – Ngân hàng Vietinbank

“Giá trị tích lũy niềm tin” – Ngân hàng Habubank

“Mạnh mẽ, bền bỉ, tin cậy” – Công ty viễn thông FPT

“Nâng niu bàn chân Việt” – Thương hiệu giày dép Biti’s

“Viết nên cuộc sống” – Bút bi Thiên Long

“Ngon từ thịt Ngọt từ xương” – Hạt nêm Ajingon

“Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” – VinGroup

“1000 năm sau hoa sen vẫn nở” – Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm

“Khơi nguồn sáng tạo” – Cà phê Trung Nguyên

“Sẵn sàng một sức sống” – Sữa Cô gái Hà Lan

“Đánh bay mọi vết bẩn” – Bột giặt Omo

“Sức mạnh của giấc mơ”, “Tôi yêu Việt Nam” – Honda

” Sơn Nippon, Sơn đâu cũng đẹp” – Sơn Nippon

“Cùng Samsung tạo dựng một sự nghiệp vững chắc” – Công ty điện tử Samsung Việt Nam

Lời kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu được Slogan là gì ? cũng như các yếu tố để tạo ra một slogan hay và hấp dẫn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300