FMCG là gì? Cơ hội và thách thức khi gia nhập ngành

FMCG, là thuật ngữ hay gặp khi tìm hiểu về hàng tiêu dùng. Vậy FMCG là gì? Hàng tiêu dùng nhanh là gì? FMCG logistics là gì? Chúng có giống nhau hay không? Mời quý bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

FMCG là gì?

FMCG là cụm từ viết tắt của thuật ngữ Fast Moving Consumer Goods – hàng tiêu dùng nhanh. Ngành hàng này bao gồm những hàng hóa thiết yếu trong đời sống của con người. Những mặt hàng này bao gồm các đồ gia dụng, thực phẩm, đồ uống, chăm sóc cá nhân…

So với trước đó, hiện tại một số mặt hàng trước đây không thuộc nhóm này hiện nay cũng được xếp vào nhóm tiêu dùng nhanh. Những nhóm hàng này là dược phẩm, văn phòng phẩm và điện tử tiêu dùng.

nganh-hang-FMCG

Ngành hàng FMCG

FMCG còn có một tên gọi khác là CPG (Consumer Packaged Goods – hàng tiêu dùng đóng gói). Đây là nhóm sản phẩm có lượng tiêu thụ lớn, được người tiêu dùng mua thường xuyên. Chi phí sản xuất hay lợi nhuận thu được khi bán những sản phẩm này tuy không cao nhưng sức mua lại rất tốt.

Nói đến đây chúng ta đã hiểu và phần nào nắm bắt được định nghĩa FMCG là gì. Cũng như FMCG bao gồm những mặt hàng nào mà chúng ta hay sử dụng mỗi ngày.

Các tiêu chí để xếp loại một mặt hàng có thuộc ngành FMCG hay không?

Hàng tiêu dùng nhanh có thể nói là thị trường đem lại lại lợi nhuận lớn và có khả năng quay vòng vốn nhanh. Vậy dựa vào những tiêu chí nào để xếp một sản phẩm nào ngành này?

1. Đứng từ góc độ của người tiêu dùng để phân loại

Một sản phẩm tiêu dùng nhanh đơn giản sẽ dựa trên chữ “nhanh”. Một mặt hàng chọn mua dễ dàng, giá cả thấp, thời gian sử dụng ngắn sẽ được xếp vào FMCG.

2. Đứng từ góc độ của các nhà tiếp thị

Khác với góc độ của khách hàng, nếu là một nhà bán hàng thì những mặt hàng có sức tiêu thụ lớn, đem đến doanh thu cao sẽ được phân vào nhóm tiêu dùng nhanh. Ngoài ra còn có yếu tố mạng lưới nhà phân phối rộng lớn.

XEM THÊM:  CRM là gì? Lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng CRM

FMCG-duoi-goc-do-cac-nha-tiep-thi

FMCG dưới góc độ các nhà tiếp thị

Phân loại ngành hàng FMCG

Cấu trúc ngành hàng hiện nay được chia làm 2 nhóm chính là FMCG (hàng tiêu dùng nhanh) và Non-FMCG (hàng tiêu dùng chậm).

1. Ngành FMCG tiêu dùng “nhanh”

Đúng như tên gọi, đây là nhóm gồm những sản phẩm mà từ khâu tiêu thụ, chọn mua đến sử dụng đều rất nhanh. Tuy nhiên trong nhóm này, chúng ta cũng phân loại nó thành 2 nhóm nhỏ hơn như sau:

  • Nhóm đồ ăn: bao gồm thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa, rau củ, đồ uống…
  • Nhóm không phải đồ ăn: như dầu gội, sữa tắm, những đồ chăm sóc và vệ sinh cá nhân.

2. Ngành FMCG tiêu dùng “chậm”

Ngành hàng này cũng là những sản phẩm mua 1 lần, tuy nhiên sẽ có vòng đời và thời gian sử dụng lâu hơn. Cùng với đó là giá trị sản phẩm hay lợi nhuận thu về cũng sẽ cao hơn. Sản phẩm trong nhóm này chủ yếu là đồ điện tử, ô tô, hàng may mặc cao cấp…

FMCG-hang-tieu-dung-cham

FMCG hàng tiêu dùng “chậm”

Sự khác nhau giữa ngành hàng FMCG và bán lẻ Retail

Nếu như có điểm nào được xem là khác biệt nổi trội giữa FMCG và bán lẻ Retail thì đó chính là những người tiêu dùng. Phân tích kỹ hơn chúng ta sẽ thấy ngay điều này. Nếu như với ngành FMCG nhà bán sẽ chủ yếu tập trung chăm sóc các nhà phân phối thì với bán lẻ Retail đó lại là khách hàng tiêu dùng.

Xu hướng và triển vọng của nhóm hàng tiêu dùng nhanh

Theo trang VNEconomy, doanh số ngành tiêu dùng nhanh sẽ đặt mức tăng trưởng cao nhất trong quý 3/2022 này. Mặc dù trong khoảng thời gian nửa đầu năm nay dịch bệnh Covid 19 khiến nhiều cửa hàng ảnh hưởng nhưng sẽ hồi sinh mạnh hơn sau dịch.

Cộng thêm việc các trường học, nhà máy và khu công nghiệp đã được hoạt động bình thường sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ để vực dậy ngành tiêu dùng nhanh. Mặc dù vậy cũng còn tồn tại một số khó khăn như nguyên liệu đầu vào hay chi phí vận chuyển tăng cao hơn.

1. Cải tiến quy mô kinh doanh, cùng với hiệu ứng “Nữ hoàng đỏ”

Cũng chính vì những ảnh hưởng nói trên, các doanh nghiệp hay nhà cung cấp cần đổi mới cải tiến quy mô kinh doanh. Đi cùng đó là hiệu ứng “Nữ hoàng đỏ”. Với nguyên mẫu là nữ hoàng tên Iracebeth. Trong một đoạn của phim, nữ hoàng đỏ đã nắm tay nhân vật ALice và chạy như bay.

Cô cũng giải thích cho Alice rằng ở xứ sở thần tiên rằng: “Ở đây, bạn phải chạy liên tục để giữ nguyên vị trí. Nếu muốn đến được nơi khác, bạn phải chạy nhanh hơn ít nhất gấp đôi”.

hieu-ung-nu-hoang-do

Hiệu ứng nữ hoàng đỏ

Tức là các nhà bán muốn giữ chân khách hàng, phải liên tục thay đổi.

2. Do kết cấu có sự thay đổi nên chi phí kinh doanh tăng lên

Với ngành tiêu dùng nhanh, có rất nhiều yếu tố để đội chi phí kinh doanh lên cao. Từ chi phí cho các nhà phân phối, cho đến chi phí dành cho quảng cáo Facebook Ads, TVC… Chưa kể hiện nay người tiêu dùng có xu hướng mua online nhiều hơn thay vì chọn cửa hàng truyền thống. Các nhà bán cần có kế hoạch chuyển đổi nhanh chóng để bắt kịp xu hướng này.

3. Đang có sự chuyển đổi ngành hàng

Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ chính những khách hàng mục tiêu. Cùng với sự thay đổi quan niệm trong hành vi mua sắm. Lấy ví dụ nếu như trước kia người dân chưa thực sự chú ý đến việc giảm đường hay dầu mỡ thì hiện nay đã chú trọng hơn nhiều.

Bằng chứng là nhiều sản phẩm bắt đầu truyền thông về sản phẩm ít đường, không đường vì dụ như CocaCola.

4. Hai ngành mũi nhọn là làm đẹp và dinh dưỡng

Sự lên ngôi của hai ngành này cũng là điều không quá khó hiểu. Khi mà chúng ta quan tâm nhiều hơn đến chăm sóc cho sức khỏe và thẩm mỹ. Điều này có thể dễ dàng nhận ra qua sự nở rộ của nhiều thương hiệu làm đẹp cả trong và ngoài nước.

hai-nganh-mui-nhon-la-lam-dep-va-dinh-duong

Hai ngành mũi nhọn là làm đẹp và dinh dưỡng

5. Chú trọng vào nhãn hàng cao cấp, có nhãn hiệu riêng

Các nhãn hàng cao cấp, hoặc những thương hiệu cao cấp luôn là điều mơ ước của nhiều người. Bởi sở hữu những món hàng này khiến cho con người ta có cảm giác thỏa mãn và phần nào nâng cao thương hiệu bản thân.

XEM THÊM:  Social media là gì ? Các kiến thức cần biết về social media marketing

6. Đô thị hóa nông thôn, phát triển các ngành hàng thương mại truyền thống

Nếu như trước đây, các sản phẩm thủ công thường ít được người dùng biết đến do số lượng ít và chưa được truyền thông nhiều. Thì ngày nay, mọi thứ dường như đã thay đổi hoàn toàn. Các làng nghề được đầu tư nhiều hơn, thay vì quảng bá theo hình thức truyền miệng đã được công nghệ hóa, có website, fanpage, đầu tư quảng cáo

Những thay đổi này không chỉ giúp đô thị hóa nông thôn mà còn giúp gìn giữ và phát triển lớn mạnh các ngành hàng truyền thống. Lấy ví dụ như làng lụa Vạn Phúc, đan mây tre xuất khẩu.

Quy trình xây dựng chiến lược toàn cầu của ngành hàng FMCG

Có 3 bước cần nắm rõ để xây dựng chiến lược toàn cầu.

1. Xác định danh mục sản phẩm là gì?

Đầu tiên, cần xác định rõ sản phẩm của bạn đang hướng đến đối tượng nào, sản phẩm có điểm gì nổi bật. Nếu bạn có nhiều hơn 1 sản phẩm thì nên làm nổi bật những điểm nào để định vị thương hiệu.

xac-dinh-muc-tieu-kinh-doanh-la-granola

Xác định mục tiêu kinh doanh là granola

Ví dụ bạn làm sản phẩm granola, bạn muốn khách hàng biết được đây là loại đồ ăn tiện lợi và tốt cho sức khỏe. Hãy tập trung vào những luận điểm đó để xây dựng kế hoạch.

2. Xác định tài sản của thương hiệu là gì?

Những tài sản này gồm có: logo, thương hiệu, khẩu hiệu hoặc màu sắc đặc trưng. Một vài ví dụ thành công có thể nói đến như dải lụa đỏ đặc trưng của CocaCola hay logo quả táo cắn dở của Apple.

3. Chia sẻ kế hoạch phát triển, và thống nhất về tầm nhìn chung

Sau khi đã hoàn thành hai mục trên, hai thống nhất với team của mình về định hướng và tầm nhìn phát triển chung nhất. Điều này sẽ đem lại cho bạn cái nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Đây cũng là khâu quan trọng để thương hiệu của bạn được phát triển bền vững.

Các công ty hàng đầu trong ngành hàng FMCG

Sau đây là danh sách những ông lớn trong ngành tiêu dùng nhanh, có thể bạn sẽ khá bất ngờ vì không nghĩ tới những sản phẩm mình dùng hàng ngày lại đến từ những cái tên lạ tai đó.

1. Công ty Henry J. Heinz

Henry J. Heinz là doanh nhân người Mỹ gốc Đức. Ông sinh ngày 11/10/1844 tại Pittsburg, Pennsylvania. Có lẽ bạn đã nhớ ra những lọ tương cà, tương ớt trong bếp nhà mình đến từ thương hiệu này rồi đúng không. Hiện nay tỷ lệ thâm nhập thị trường của Heinz lên đến 90,6%, một con số rất ấn tượng.

cong-ty-Henry-J. Heinz

Công ty Henry J. Heinz

2. Công ty Coca-cola

Đây là cái tên không còn xa lạ với người dân toàn thế giới. Nổi tiếng với sản phẩm nước ngọt có gas Coca-cola với doanh số lên đến gần 2 triệu sản phẩm bán ra trung bình mỗi năm.

cong-ty-Coca-cola

Công ty Coca-cola

3. Công ty Johnson & Johnson

Ông lớn này sở hữu đến hơn 250 nhãn hiệu trong nhiều lĩnh vực và được bán tại gần 180 quốc gia trên toàn thế giới.

cong-ty-Johnson-&-Johnson

Công ty Johnson & Johnson

4. Công ty Unilever

Chắc chắn từ nhà bếp đến nhà tắm của bất cứ ai đều có ít nhất 1 sản phẩm đến từ Unilever. Điều này đủ chứng minh độ phổ biến của các sản phẩm đến từ thương hiệu này.

5. Công ty P&G

Là tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia của Mỹ, P&G nằm trong top 500 do tạp chí Fortune bình chọn hàng năm dựa vào tổng thu nhập và mức đóng góp cho ngân sách quốc gia qua các loại thuế.

6. Công ty Nestlé

Nói đến Nestle các bạn có thể chưa nghe qua nhưng Milo thì chắc chắn ai cũng biết đúng không nào. Hãng sở hữu hơn 447 nhà máy và hoạt động tại gần 200 quốc gia trên toàn thế giới.

cong-ty-Nestlé

Công ty Nestlé

7. Công ty Vinamilk

Đây chắc chắn cái tên mà bất cứ người dân Việt Nam nào cũng biết đến và ít nhất từng một lần mua. Công ty này chủ yếu chuyên về sữa và sản phẩm về sữa.

8. Công ty Pepsico (Suntory PepsiCo) – The Pepsi Bottling Group

Đối thủ cạnh tranh truyền kiếp của CocaCola chinh là Pepsi, fan tin rằng đồ uống hai hãng này có hương vị khác nhau chứ không khó phân biệt như nhiều người vẫn nói.

XEM THÊM:  SMART là gì ? Những điều bạn cần biết về mục tiêu SMART 

Cơ hội về nghề nghiệp trong ngành FMCG

Với một ngành rộng như FMCG chắc chắn cơ hội nghề nghiệp là không hề thiếu. Dựa và khả năng và nền tảng bản thân, bạn có thể tham khảo một số lựa chọn sau:

1. Giám đốc thương hiệu – Brand Manager

Vai trò của giám đốc thương hiệu và tìm và phát triển những điểm mạnh của sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó giúp cho những đứa con tâm huyết của doanh nghiệp lớn mạnh.

giam-doc-thuong-hieu

Giám đốc thương hiệu

2. Quản lý phụ trách về sức khỏe, an toàn (Health and Safety Manager)

Vị trí này cần duy trì và giám sát các tiêu chuẩn dành cho sản phẩm mà doanh nghiệp đã đề ra. Báo cáo chi tiết với các bộ phận phòng ban liên quan.

3. Quản lý bán hàng – Sales Manager

Quản lý bán hàng là người chịu trách nhiệm trực tiếp với doanh số bán hàng. Vị trí này cần kinh nghiệm và khả năng bám sát thị trường để bảo đảm tăng trưởng lợi nhuận cho công ty.

4. Quản lý cổ tức nội bộ (Stock Control Manager)

Đây là người có trách nhiệm phân phối và kiểm soát cổ tức trong nội bộ doanh nghiệp.

5. Chuyên viên phân tích quy trình (Procurement Analyst)

Đây là vị trí yêu cầu khả năng nắm bắt toàn bộ và phân tích quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó tối đa hóa sản phẩm, cũng như hiệu quả công việc.

6. Trưởng bộ phận kiểm soát nguồn lực (Head of Sourcing)

Vị trí liên quan đến vấn đề về nhân sự của công ty. Người này cần lên được kế hoạch để phân bố các nguồn lực trong công ty sao cho đem lại lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất.

Các bộ phận làm việc quan trọng trong FMCG

Có nhiều bộ phận nắm vai trò quan trọng trong FMCG, đó là:

1. Vị trí giám đốc kinh doanh quốc gia (National Sale Manager)

Đây là vị trí được coi như bộ mặt công ty. Giám đốc kinh doanh quốc gia sẽ là người định ra chiến lược kinh doanh, đàm phán và ký kết với các chàng hàng lớn và xử lý các vấn đề phát sinh.

2. Vị trí giám đốc kinh doanh khu vực (Regional Sale Manager)

Là người chịu trách nhiệm bán hàng hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trong 1 vùng được chỉ định.

3. Vị trí giám đốc kinh doanh vùng (Area Sale Manager)

Là vị trí dưới cấp của giám đốc kinh doanh khu vực, phụ trách đội bán hàng tại một tỉnh, thành phố và là người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng.

4. Vị trí giám sát kinh doanh (Sale Supervisor)

Là người triển khai và giám sát việc bán hàng từ cấp độ quản lý

5. Vị trí đại diện kinh doanh (Sale Representative)

Đại diện kinh doanh là người thay mặt cho doanh nghiệp đem sản phẩm đến khách hàng. Đây cũng có thể hiểu là một loại hình của nhà phân phối.

6. Vị trí nhân viên kinh doanh (Salesman)

Đây là vị trí chịu trách nhiệm giới thiệu trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Có thể nói vị trí này là vị trí am hiểu khách hàng nhất.

Salesman

Salesman

Kỹ năng cần có để làm việc trong lĩnh vực FMCG gồm những gì?

Vậy với cơ hội nghề nghiệp đa dạng trong ngành FMCG, bạn cần có những kỹ năng gì để có thể có được công việc tốt nhất?

1. Khả năng sáng tạo

Kỹ năng đầu tiên là luôn sáng tạo. Với một ngành luôn biến đổi như tiêu dùng nhanh, sáng tạo là kỹ năng sống còn để khách hàng chú ý, ấn tượng. Điều này sẽ quyết định họ có chi tiền cho những gì bạn bán hay không.

2. Thích ứng nhanh, yêu thích học hỏi

Những gì không theo kịp xu hướng sẽ dần bị đào thải. Đó là lý do vì sao bạn luôn phải cố gắng học hỏi và thích ứng để theo kịp thị trường.

3. Đầu óc về kinh doanh nhạy bén

Cuối cùng, hãy giữ một cái đầu lạnh và nhạy bén để nắm bắt tốt nhất khi cơ hội kinh doanh đến.
Kết luận

Hy vọng rằng sau khi đã đọc hết bài viết của chúng tôi, Bạn đã tự mình giải đáp được những câu hỏi FMCG là gì, fmcg logistics là gì? hàng tiêu dùng nhanh là gì?. Cùng với đó là kỹ năng bạn cần nếu muốn làm việc trong lĩnh vực này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300