Marketing truyền miệng là gì, có phải là định nghĩa chúng ta vẫn nói vui là quảng cáo chạy bằng cơm diễn ra mỗi ngày. Đây thực sự là một kênh quảng cáo thú vị với sức mạnh to lớn mà nếu tận dụng được chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả khổng lồ.
Bài viết dưới đây sẽ gửi tới bạn đọc cái nhìn tổng quan và chi tiết về loại hình Marketing đặc biệt này.
Cái nhìn tổng quan về Marketing truyền miệng
Truyền thông theo kiểu truyền miệng hiểu đơn giản là việc giới thiệu, tư vấn sản phẩm hay dịch vụ giữa hai bên qua nói chuyện, nhắn tin…. Hình thức thường dựa trên sự trải nghiệm hoặc lòng tin của người dùng trước đó nên hiệu quả khá tốt.
Ví dụ, khi bạn đi ăn và tìm được quán ăn ngon, phục vụ tốt thì sẽ có xu hướng chia sẻ với bạn bè hay người thân.
Tổng quan về Marketing truyền miệng
1. Marketing truyền miệng là gì?
Theo định nghĩa được đưa ra từ những năm 1988 thì Marketing truyền miệng – Quảng cáo truyền miệng hay tiếp thị truyền miệng là 3 khái niệm giống nhau. Đây là cụm từ được dịch ra từ thuật ngữ WOM – Word of mouth. Tức là sự trao đổi bàn bạc của hai bên mà không có sự tác động của hình thức quảng cáo nào.
2. Bản chất của Marketing truyền miệng là gì?
Ngay từ cụm từ truyền miệng chúng ta cũng hình dung được bản chất của hình thức này. Đây là hình thức giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp giữa hai hoặc nhiều người với nhau. Có thể là ngồi nói chuyện, nhắn tin, gọi điện,
Bản chất của hình thức này chính là sự tin tưởng của chúng ta dành cho người giới thiệu. Cụ thể ở đây là người thân, bạn bè, nhưng mà ta quen biết và đã trải nghiệm sản phẩm.
Bản chất Marketing truyền miệng là niềm tin
3. Thực tế Marketing truyền miệng có hiệu quả hay không?
Có thể nói đây là một trong những yếu tố quyết định đến 50% khả năng mua hàng của người tiêu dùng. Nhất là nếu đó là những sản phẩm đắt tiền, hoặc những sản phẩm có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe.
Như vậy, có thể thấy nếu tận dụng tốt, thì đây là hình thức tiếp thị rất hiệu quả.
4. Marketing truyền miệng cần phải có kế hoạch hay không?
Mặc dù là “truyền miệng” nhưng để đem lại thành công cho doanh nghiệp thì cũng cần có kế hoạch, chiến lược Marketing chi tiết.
Có thể thấy rất rõ nhiều đơn vị khi xử lý không tốt đã gây ra khủng hoảng truyền thông. Nếu làm không tốt đây chính là con dao hai lưỡi khiến doanh nghiệp lao đao không có lối về.
Một trong những bài học nhãn tiền là Hanoimilk, vào những năm 2001, Hanoimilk đã rất thành công trong việc quảng cáo cho izzi nhờ vào mẫu quảng cáo vui nhộn. Tuy nhiên, đến cuối những năm 2008, việc bị phát hiện có chứa melamine (một chất ảnh hưởng đến sức khỏe) đã khiến người tiêu dùng quay lưng.
Khi mà nhà nhà không chọn, người người rỉ tai nhau không nên chọn mua sữa đó, hành trình trở lại của Hanoimilk trở nên gian nan hơn bao giờ hết.
Xem thê
5. Nền móng của chiến lược Marketing truyền miệng là gì?
Một cái cây muốn lớn mạnh vững chắc cần có bộ rễ khỏe. Chiến dịch truyền thông cũng vậy, nền móng của quảng cáo truyền miệng chính là trải nghiệm khách hàng.
Nhãn hàng cần cho những khách hàng thấy được sự hài lòng của những người đã sử dụng dịch vụ, sản phẩm của họ. Lý do của việc này là vì theo một thống kê, có đến 92% khách hàng sẵn sàng mua những sản phẩm mà người thân đã dùng. Và khoảng 70% tin tưởng nếu có người khác đã từng mua sản phẩm đó.
Nền móng của Marketing truyền miệng là niềm tin
4 nguyên tắc của Marketing truyền miệng bạn cần biết
Trong bất cứ cộng đồng nào, những tin hót luôn được truyền đi rất nhanh chóng. Giống như một chuỗi domino, một khi tin đã được truyền đi, sẽ khó để nó dừng lại. Vì thế muốn truyền miệng thành công, hãy nhớ 4 nguyên tắc sau:
1. Phải có điều gì đó đặc biệt – USP
Chẳng ai muốn nói về một chủ đề chán ngắt và không được nhiều người quan tâm. Vì thế hãy làm cho mẩu tin của mình thật đặc biệt. Unique Selling Point, hãy chọn ra điểm độc đáo nhất của sản phẩm mình đang bán.
Ví dụ như Beamin với slogan” ăn ở nhà vẫn ngon” đem đến nhiều trải nghiệm ẩm thực mà chỉ cần ngồi nhà và lướt app.
Chiến lược đặc biệt của Baemin
2. Đề cao sự đơn giản, dễ hiểu
Truyền miệng không phải là một bài diễn văn, chính vì thế hãy đơn giản hóa mọi chuyện. Bới một thông điệp đơn giản, dễ hiểu sẽ giúp mọi người lan tỏa nó nhanh hơn.
Một ví dụ thường gặp là iphone, đa số những người không rành công nghệ thường nói đến các model mới ra bằng các cụm từ như ”có màu vàng hồng” “có thêm mấy camera” “có thêm màu xanh”. Tức là đều là những thứ ai nhìn cũng thấy, ai nghe cũng hiểu.
Đừng phức tạp hóa thông tin bởi vì truyền miệng cũng có đặc tính là lười, bạn biết không?
3. Làm hài lòng mọi người
Bán hàng chính là nghề làm dâu trăm họ, khách hàng vui vẻ họ sẽ quảng cáo cho bạn. Chính vì thế hãy cố gắng chiều lòng khách hàng hết mức có thể. Một khách hàng hài lòng sẽ có thể giúp bạn có được sự hài lòng từ bạn bè, người thân mà người đó giới thiệu.
4. Chiếm được niềm tin và sự tôn trọng từ phía khách hàng
Đứng trên cương vị người mua hàng, không ai muốn giới thiệu một sản phẩm hay dịch vụ mà họ không tin dùng. Cho đi là nhận lại. Vì thế hãy cố gắng xây dựng niềm tin với khách hàng, cho họ thấy họ được tôn trọng và nhận lại sự yêu mến.
Chiếm được niềm tin của khách hàng là điều cần thiết
Giá trị của marketing truyền miệng đối với doanh ngiệp
Quả thực, không thể phủ nhận những giá trị lớn lao mà hình thức quảng cáo này đem lại. Mặc dù có tỉnh rủi ro nhất định nếu như khách hàng vô tình có trải nghiệm không tốt, họ sẵn sàng cho bạn vào danh sách đen.
Nhưng nếu được tận dụng và xây dựng bài bản thì đây là hình thức Marketing rất hữu hiệu. Nó vừa giúp tối ưu chi phí quảng cáo lại thu hút được lượng lớn khách hàng. Bên cạnh đó cũng gia tăng sức mạnh hình ảnh thương hiệu và nâng cao doanh số bán hàng.
7 hình thức của Marketing truyền miệng
Có rất nhiều thương hiệu đã thành công một cách bất ngờ mà không cần đến chi phí quảng cáo khổng lồ. Và yếu tố làm nên kỳ tích đó là quảng cáo truyền miệng của khách hàng.
1. Buzz Marketing – Marketing truyền miệng qua tin đồn
Đây thường là một chiêu quảng cáo có ý đồ của doanh nghiệp để tạo nên một tin đồn nhằm đánh vào sự tò mò của khách hàng.
Thường gặp nhất có thể là chiêu lộ thông tin hay bản thiết kế của một sản phẩm còn chưa chính thức ra mắt để khách hàng bàn tán về nó.
Buzz Marketing
2. Viral Marketing – Marketing lan truyền thông tin
Hình thức này cần có trợ thủ đắc lực nhất là mạng xã hội. Hàng ngày chúng ta đều nghe đến cụm từ này. Viral đôi khi còn được ví như sự lây lan của virus nhưng điều khác biệt là nó đem đến vitamin tích cực cho người nghe.
Một trong những viral mà tôi thấy rất thú vị chính là những mẫu quảng cáo của Heineken. Những năm gần đây, hãng này thường truyền thông những thông điệp tích cực như: “Đã uống bia rượu – không lái xe”cùng Hashtag #UongKhongLai, #ViAnhEm,
3. Community Marketing – Marketing truyền miệng trong cộng đồng
Hình thức này thường gặp trong các hội nhóm, diễn đàn nơi các thành viên thoải mái chia sẻ quan điểm cá nhân về bất cứ lĩnh vực nào. Nổi bật có thể kể đến như: Webtretho, Otofun, Làm cha mẹ…
Community Marketing
4. Brand Blogging – Marketing truyền miệng bằng trang cá nhân
Cùng với sự bùng nổ của các trang mạng xã hội, các blog chia sẻ thông tin được nhiều người tìm đến như một kênh tham khảo khách quan. Tuy nhiên, cũng cần có sự chọn lọc để tránh những cá nhân đã được trả tiền để pr cho sản phẩm đó.
5. Hình thức Evangelist Marketing – Marketing truyền giáo
Cách Marketing này thường cần có đội ngũ tình nguyện viên giúp giới thiệu tên tuổi cũng như hình ảnh thương hiệu. Cụm từ truyền giáo có thể hiểu đơn giản hơn chứ không liên quan nhiều đến các tín ngưỡng.
Ví dụ, một bức ảnh được chụp ở cửa hàng McDonald’s Trung Quốc khi một nhân viên bón đồ ăn cho một người tàn tật đã nhận được cơn mưa lời khen. Thay đổi cái nhìn của nhiều người về thái độ phục vụ của hãng này.
Nhân viên của Mc Donald’s nhận được cơn mưa lời khen
6. Hình thức Grassroots Marketing – Marketing bình dân
Đây là hình thức khuyến khích chính những khách hàng trung thành trở thành đội ngũ những người cổ động cho hình ảnh doanh nghiệp.
Chẳng hạn như hãng HP có chính sách đại lý dành cho những nhân viên đã về hưu. Đây là những người am hiểu rõ nhất về sản phẩm cũng như hiểu rõ cách xử lý các vấn đề phát sinh. Đồng thời hành động này cũng ghi điểm trong mắt người dùng về sự tử tế của hãng với những người đã cống hiện cho họ.
7. Product Seeding/Celebrity Product Placement – Marketing có sự sắp đặt
Cái tên cuối cùng trong những cách quảng cáo truyền miệng là hình thức truyền miệng có sắp đặt. Phương pháp này chủ yếu sử dụng sự nổi tiếng của những nhân vật của công chúng, sự ảnh hưởng của họ chính là cách hiệu quả nhất để khách hàng tin dùng và mua sản phẩm.
Yếu tố xây dựng bản kế hoạch Marketing truyền miệng hiệu quả
Tin tưởng cũng là một dạng cảm xúc cần được bồi đắp. Và những yếu tố để bồi đắp sự tin tưởng để giúp marketing truyền miệng hiệu quả là:
1. Yếu tố người nói
Đây là yếu tố chủ chốt để quyết định chiến dịch của bạn có thành công hay không. Người nói có thể là khách hàng, hay một nhân viên kỳ cựu của công ty, một người nổi tiếng hoặc một fan cứng của bạn.
Dù là bất cứ ai, hãy chắc chắn rằng họ sẽ đề cập đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn với sự tích cực và tuân thủ nguyên tắc làm hài lòng mọi người. Bên cạnh đó, hãy chắc chắn người nói – người phát ngôn cho bạn không phát sinh những scandal có thể ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp.
2. Yếu tố chủ đề “truyền miệng”
Để tạo nên sự bàn tán, hãy đưa ra một chủ đề. Không cần thiết phải là chủ để quá phức tạp, sự đơn giản luôn đem lại nhiều hơn bạn mong muốn. Ví dụ, chỉ đơn giản với chủ đề màu sắc sản phẩm thôi cũng khiến topic trở nên rôm rả rồi.
3. Yếu tố công cụ chia sẻ là gì
Việc tiếp theo bạn cần làm là tìm ra công cụ để sự truyền miệng được nhanh hơn. Sự truyền miệng cần nhất là nhanh và dễ hiểu vì thế nên chọn công cụ nào đơn giản nhất. Ví dụ có thể là một logo ấn tượng, một thông điệp hài hước, hay một khuyến mãi hấp dẫn…
Khách hàng có thể chưa dùng, chưa mua sản phẩm nhưng lưu lại ấn tượng với họ là bạn đã thành công rồi.
4. Yếu tố có sự tương tác
Một buổi hội thảo hay nói chuyện bất kỳ đều cần sự tham gia từ hai phía là nhà bán và người dùng. Hãy tích cực tham gia các buổi thảo luận, trả lời kịp thời câu hỏi để gia tăng tương tác với khách hàng.
Durex có đội ngũ admin tương tác tốt với khách hàng
5. Yếu tố theo dõi
Luôn chú ý theo dõi để nắm bắt và biết được sản phẩm của mình đang được bàn tán theo chiều hướng nào. Có vướng mắc hay vấn đề gì phát sinh không để kịp thời điều chỉnh. Đừng để mọi người tự nói chuyện với nhau nhưng đến khi có thắc mắc về sản phẩm thì lại không có ai đứng ra giải đáp.
Kết luận
Tựu chung lại, bên cạnh những hình thức Marketing hiện có, Marketing truyền miệng đã và đang cho thấy vị thế vững mạnh của mình. Hy vọng chúng tôi đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích thông qua bài viết Marketing truyền miệng là gì, hẹn gặp lại trong các bài viết sắp tới.