Chiến Lược Marketing & Cách Xây Dựng Chiến Lược Hiệu Quả

Marketing giờ đây trở thành yếu tố quyết định sự sống còn của bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh. Sự phát triển nhanh hay chậm, mạng lưới phủ sóng rộng hay hẹp đều phụ thuộc rất lớn vào chiến lược marketing ngắn, trung và dài hạn. Vậy làm sao để phát triển được marketing trong công ty? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về lĩnh vực này và có giải pháp hiệu quả hơn trong việc đề ra chiến lược marketing.

Chiến lược marketing là gì?

Marketing hay còn tên gọi khác là tiếp thị, là một hình thức giúp bạn kết nối, gắn kết đối tác và khách hàng của doanh nghiệp. Vai trò của marketing là làm mọi cách khác nhau để thu hút khách hàng biết, sử dụng thương hiệu để nâng cao tầm ảnh hưởng với thị trường, đồng thời duy trì lâu dài mối quan hệ với khách hàng.

Chiến lược marketing là gì
Marketing là bộ phận không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp

Chiến lược marketing là xác định phương hướng, mục tiêu được thực hiện từ nhiều phương pháp, giải pháp khác nhau. Mọi phương thức thực hiện đều liên quan đến các nhóm khách hàng chi tiết là các cách truyền thông, kênh cung cấp và cơ cấu tính giá.Chiến lược marketing sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề, trong đó có những vấn đề cơ bản sau:

  • Xác định được chính xác thị trường: Thị trường doanh nghiệp của bạn sẽ cạnh tranh là gì?
  • Xác định được khách hàng trọng tâm: Khách hàng của bạn là ai? Họ cần gì?
  • Định hướng chiến lược cạnh tranh: Sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ được định vị như ở đâu? Như thế nào. Tại sao khách hàng mua hàng của bạn mà từ chối lời mời từ đối thủ cạnh tranh.
  • Marketing Mix: Sẽ là những cải tiến, thay đổi liên quan đến sản phẩm, kênh, truyền thông, giá, …để phù hợp với từng giai đoạn.

Tùy từng loại hình doanh nghiệp với tính chất, quy mô khác nhau sẽ có những chiến lược khác nhau. Dù chiến lược của bạn có ngắn hạn hay dài hạn thì cũng cần phải xác định được những yếu tố cơ bản trên. Việc xây dựng kế hoạch marketing cần những người có chuyên môn và am hiểu về lĩnh vực này và sản phẩm, dịch vụ công ty.

Tại sao cần xây dựng chiến lược marketing online?

Với thời đại 5.0 cùng sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, marketing online càng có nhiều sân diễn để tiếp cận các khách hàng tiềm năng của mình, tăng doanh số cho công ty. Không quá khó để nhận ra những lý do mà bạn cần thực hiện ngay một chiến lược marketing online hiệu quả cho công ty mình.

XEM THÊM:  12 cách tăng view Youtube hiệu quả nhất mà bạn cần biết
Chiến lược marketing là gì
Đầu tư cho marketing để đem lại lợi nhuận lớn

Thị trường khách hàng rộng lớn giúp bạn cùng lúc tiếp cận được rất nhiều khách hàng tiềm năng. Nhờ thị trường người dùng internet khổng lồ giúp thu hẹp khoảng cách giữa người dùng và doanh nghiệp, marketing online có thể tiếp cận đến khách hàng mà không cần tốn quá nhiều chi phí để gặp trực tiếp khi điều kiện địa lý và tài chính chưa cho phép.

Có thể thấy, có không ít doanh nghiệp không có chiến lược marketing online hiệu quả và số ít khác mặc dù có marketing chiến lược nhưng lại hoạt động không đem lại không hiệu quả như mong muốn. Điều này chứng tỏ hiệu quả của một chiến lược truyền thông ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tiếp cận và phân phối thông tin đến khách hàng, đối tác.

Nếu doanh nghiệp của bạn không xây dựng chiến lược marketing hiệu quả thì rất dễ bị đi sai hướng. Không chỉ lãng phí tiền bạc, thời gian mà còn đánh mất khách hàng vào tay đối thủ, và hậu quả cạn kiệt tài nguyên và tình trạng phá sản là một tương lai có thể nhìn thấy được. Cạnh tranh không chỉ diễn ra thực tế trước mặt, mà còn diễn ra hàng ngày hàng giờ trên internet.

Cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Có thể nói, marketing online đã trở thành một trong những kênh quảng bá lớn nhất hiện nay trên cả nền tảng google, facebook, email cho đến youtube, tik tok… Các doanh nghiệp đều có cách định hướng, tiếp cận và phát triển với những chiến lược tiếp thị riêng của mình. Sau đây là những cách giúp bạn xây dựng được chiến lược marketing hiệu quả:

1. Xác định mục tiêu & thiết lập KPI chiến lược

Bất kể một chiến lược hay một kế hoạch nào trước khi bắt đầu đều phải xác định mục tiêu đạt được.  Hãy xác định mục tiêu chiến lược này của doanh nghiệp để có góc nhìn toàn cảnh về doanh nghiệp và chiến lược. Ví dụ: Mục tiêu của chiến lược là đến tháng 9 năm nay sẽ phủ sóng sản phẩm toàn miền Bắc,…

Chiến lược marketing là gì
Xác định mục tiêu & thiết lập KPI chiến lược

Thiết lập KPI chiến lược sẽ rõ ràng hơn giúp bạn nắm rõ được khối lượng công việc cũng như doanh số đạt được. Hãy thiết lập KPI của toàn chiến lược và từng nhân sự chịu trách nhiệm cùng thời gian deadline hợp lý. Tuy nhiên hãy thiết lập KPI một cách thực tế, tránh kỳ vọng quá cao.

Ngoài ra bạn cũng cần theo dõi KPI thường xuyên, phân tích kỹ các chiến lược Digital Marketing trước đó để hiểu và dự đoán được mức tăng trưởng phù hợp với nguồn lực hiện tại. Có thể sử dụng công cụ, phương pháp hiệu quả giúp đo lường các KPI như Google Analytics, BuzzSumo,…

2. Nắm bắt được khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là đối tượng mà chiến dịch cần hướng đến. Xác định được khách hàng mục tiêu là bạn đã có được những thông tin quan trọng để xây dựng được các bước khác thuận lợi và phù hợp hơn. Đặt khách hàng mục tiêu của bạn làm trọng tâm trong mọi hoạt động và hãy thấu hiểu họ tốt nhất.

Hãy xác định chân dung khách hàng của bạn về các yếu tố nhân khẩu như: độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân và địa điểm. Sau đó có thể khai thác sâu hơn về sở thích, mục tiêu, nghề nghiệp,… của khách hàng. Ngoài ra cũng cần xác định thêm xem ai là người sẽ có ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu của bạn để có chiến lược phù hợp và kinh tế nhất.

XEM THÊM:  Slogan là gì ? Tổng hợp những slogan hay và độc đáo

3. Phân tích và học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ

Để có một kế hoạch hay chiến lược marketing hiệu quả không đơn giản “một sớm, một chiều” là có thể xong, hoàn chỉnh. Đó là cả một quá trình mà bạn không ngừng học hỏi, nỗ lực và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá khứ từ bản thân và các doanh nghiệp đi trước. Việc phân tích những bài học trong quá khứ sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng mới hơn cho chiến lược của mình.

Phân tích những bài học trong quá khứ giúp cho bạn hoàn thiện chiến lược của mình hơn
Phân tích những bài học trong quá khứ giúp cho bạn hoàn thiện chiến lược của mình hơn

Xác định khoảng thời gian mà bạn muốn phân tích, bắt đầu đặt lịch Google Analytics khớp với khung thời gian này. Đồng thời hãy dùng Google’s Benchmarking Reports ở trong tài khoản Analytics để có số liệu so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, đừng quên việc phân tích chiến lược Marketing của các đối thủ cạnh tranh, sử dụng SEMrush là vũ khí khá lợi hại để biết được các chiến lược SEO của các đối thủ cạnh tranh.

Bạn có thể tạo một bảng phân tích các hoạt động trên các trang trực tuyến, cũng như các sàn của các đối thủ cạnh tranh. Hãy luôn làm mới bản thân, làm khác và luôn tìm ra yếu tố mới trong mọi việc. Không quá ngạc nhiên vì marketing yêu cầu luôn sáng tạo ra những điều mới lạ mới, tạo nên ấn tượng mạnh cho khách hàng của bạn.

4. Xác định được các nguồn lực và bám sát ngân sách truyền thông

Nguồn lực của một chiến lược marketing bao gồm ngân sách thực hiện, kênh truyền thông và nhân lực thực hiện. Dù là chiến lược như thế nào thì tất các nguồn lực đều phải được chuẩn bị hết sức kỹ càng. Mỗi nguồn lực đều phải được phân tích kỹ và lên chi tiết.

Đối với ngân sách thực hiện chiến dịch

Ngân sách là điều kiện cần để có thể triển khai dự án. Bạn cần phải xác định được ngân sách tổng toàn chiến lược đến chi tiết từng hạng mục, phân bổ cụ thể ngân sách theo thứ tự ưu tiên theo mức độ quan trọng. Hãy tận dụng các kênh miễn phí để có thể giảm thiểu tối đa chi phí.

Ngoài ra trong quá trình thực hiện hãy kiểm tra thường xuyên. Nếu hạng mục nào hoạt động không hiệu quả tốn kinh phí, có thể xem xét tạm dừng và chuyển sang cho hạng mục khác hiệu quả hơn. Điều này giúp tránh tình trạng lãng phí, hao hụt ngân sách, tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

 Đội ngũ thực hiện 

Bạn cần nắm bắt được số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ nhân lực thực hiện của mình, phân bổ công việc theo chức danh, phòng ban cũng như chuyên môn. Tránh tình trạng phân bổ chồng chéo, quá tải hay quá ít việc ở một số bộ phận, nhân sự.

XEM THÊM:  6 giải pháp marketing online hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ
Chiến lược marketing là gì
Nhân lực là sức mạnh của doanh nghiệp

Dựa vào đội ngũ hiện tại cũng như tiến độ của chiến lược, bạn có thể xem xét có nên thuê thêm nhân sự hay thuê dịch vụ bên ngoài hay không. Để phát huy tinh thần của đội ngũ nhân lực, bạn cũng nên yêu cầu các thành viên phát biểu những ý tưởng của mình đối với chiến lược. Bên cạnh đó có cơ chế khuyến khích ý tưởng mới, hay hoàn thành trước deadline để nhân lực của bạn làm việc hiệu quả hơn.

Các kênh truyền thông 

Lên kế hoạch các kênh Digital Marketing thực hiện và chi phí gắn với mỗi kênh. Cần cân nhắc nên đầu tư kênh mới nào, giữ lại kênh nào hay bỏ kênh nào, mỗi kênh sẽ có một KPI cụ thể. Ngoài ra phải có mục tiêu rõ ràng đối với mỗi kênh truyền thông.

Rất nhiều kênh truyền thông bạn có thể tận dụng
Rất nhiều kênh truyền thông bạn có thể tận dụng

Các kênh truyền thông được lựa chọn là kênh nào. Việc lựa chọn kênh bên cạnh dựa trên nguồn ngân sách, kênh truyền thông còn dựa trên tiêu chí như độ phủ sóng, khách hàng mục tiêu thường sử dụng, thời gian,… Bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều các loại chi phí nếu biết cách tối ưu hóa các phương tiện truyền thông.

Xem thêm: Dịch vụ Backlink SEO Entity, Social Building – Top hàng nghìn từ khóa

5. Luôn có sự linh động cho kế hoạch

Đối với một chiến lược marketing, sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện là điều hoàn toàn có thể xảy ra, mặc dù đã rất cẩn thận. Các yếu tố tâm lý con người không thể lường trước được hết, khách hàng của bạn cũng rất nhiều người với nhóm tính cách khác nhau. Bạn nên thường xuyên kiểm tra, đo lường và giám sát hiệu quả của chiến lược marketing và nếu cần thiết có thể thay đổi.

Những điều cần chú ý khi lên kế hoạch cho chiến lược marketing

Hãy sử dụng Google Calendars để quản lý timeline. Chia sẻ điều này với các thành viên, nhân sự trong  dự án và có thể chỉnh sửa khi cần. Điều này giúp bạn và nhân sự của bạn nắm bắt được công việc cũng như tiến độ đang làm.

Các chiến dịch chính của chiến lược sẽ được làm nổi bật lên và quảng bá cả năm. Đồng thời, qua đó phân bổ khung thời gian từng chiến dịch một cách hợp lý. Song song với điều này là các tài liệu cần thiết giúp sức cho việc thành công của chiến lược.

Công tác kiểm tra là điều không thể bỏ qua. Hãy thường xuyên đo lường từ những yếu tố dù là nhỏ nhất. Kiểm tra, phân tích khách hàng mục tiêu, phân bổ ngân sách và không quê nhắc thử, hay thử nghiệm một cái gì đó mới.

Được đánh giá là yếu tố then chốt của công ty, marketing ngày càng trở thành lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp chú trọng và đầu tư. Chiến lược marketing luôn được ví là những vũ khí tối tân để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh nhất. Hy vọng những thông tin trong bài viết này, sẽ giúp cho doanh nghiệp có được chiến dịch marketing hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300