Marketing Leader là gì? 7 yếu tố để trở thành nhà Marketing Leader tài ba

Một đội nhóm, một công ty cũng như một con thuyền, muốn bơi xa cần có người lèo lái giỏi. Người đội trưởng hay Marketing leader có vai trò hết sức quan trọng. Vậy vai trò của người Marketing leader là gì? Và những yếu tố nào sẽ biến bạn trở người trưởng nhóm tài ba?

Marketing Leader là gì?

Cụm từ này trong tiếng Anh có thể hiểu rộng ra là đứng đầu thị trường. Thường là để chỉ những doanh nghiệp có thị phần lớn, có khả năng dùng ảnh hưởng của mình tác động đến xu hướng thị trường.

Ở phạm vi nhỏ hơn, Marketing Leader là cá nhân lãnh đạo một nhóm nhân viên, chuyên viên về Marketing. Để có thể đứng được ở vị trí này, bạn không chỉ cần có chuyên môn vững mà còn cần có kinh nghiệm dày dặn và kỹ năng quản lý.

khai-niem-marketing-leader
Khái niệm Marketing Leader

Nhiệm vụ của người làm Marketing Leader

Như đã giải thích cho câu hỏi “Leader Marketing là gì” ở trên, một người trưởng nhóm Marketing sẽ làm nhiệm vụ của một người quản lý. Là Marketing Leader bạn sẽ không chỉ trực tiếp lên kế hoạch mà còn phê duyệt các chiến dịch truyền thông trong công ty.

Cụ thể nhiệm vụ của vị trí này là:

  • Quản lý nhân sự trong đội nhóm Marketing, phân công, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc cho từng cá nhân.
  • Xây dựng và phát triển các chiến dịch truyền thông cho doanh nghiệp để tiếp thị sản phẩm dịch vụ qua các nền tảng.
  • Giám sát việc sáng tạo nội dung trên các nền tảng như Facebook, Landing Page…
  • Theo dõi ngân sách quảng cáo và phân bổ sao cho hợp lý.
  • Phối hợp cùng bộ phận sale xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
  • Phê duyệt nội dung các ấn phẩm quảng cáo như bảng biểu, Poster..
  • Phân tích thị trường và xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu.

nhiem-vu-cua-nguoi-marketing-leader-la-gi
Nhiệm vụ của người Marketing Leader là gì

Ví dụ thực tế về Marketing Leader

Để các bạn dễ hình dung hơn, chúng ta hãy đi vào một ví dụ cụ thể, hay đúng hơn là cá nhân cụ thể nhé!
Nhắc với sự thành công rực rỡ của Apple hiện nay, chắc chắn chúng ta đều sẽ nhắc đến hai vị CEO: Steve Jobs hay Tim Cook. Nhưng nhân vật đứng sau các chiến dịch quảng bá rầm rộ của thương hiệu này lại chính là giám đốc Marketing: ông Phil Schiller.

XEM THÊM:  Infographics là gì? Cách làm Infographic chuẩn quy trình

Ông gia nhập vào Apple vào năm 1987, và ông đã góp phần tạo nên sự thành công của Macbook, iTune, iPhone, iPod, và Appstore. Ông cũng là người đặt nền móng và thực hiện chuyển hội nghị WWDC sang trực tuyến đầu tiên của Apple.

Trong ngần ấy năm giữ cương vị ông đã khiến những tính năng của iPhone trở nên phổ biến và rất nhiều những mẫu Smartphone sau này để học hỏi theo. Có thể nói đến như mở khóa bằng vân tay, sau đó mà mở khóa bằng khuôn mặt.

Như vậy Apple cũng chính là một Marketing Leader và có ảnh hưởng rất lớn tới lĩnh vực công nghệ và hệ sinh thái công nghệ.

Trong phạm vi nhỏ hơn, có thể là một công ty, trong phòng Marketing, khi muốn đưa ra chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm A. Người lên kế hoạch sẽ là trưởng phòng hoặc trưởng nhóm, sau đó người này sẽ phân công nhiệm vụ của từng cá nhân.

Thiết kế sẽ là người làm Banner, Poster hay video quảng cáo và đưa cho trưởng nhóm duyệt. Nhân viên Digital Marketing sẽ lên kế hoạch về ngân sách thông quan chỉ đạo của trưởng nhóm.

Phil-Schiller-nguoi-dung-sau-nhung-chien-dich-truyen-thong-cua-apple
Phil Schiller người đứng sau những chiến dịch truyền thông của Apple

7 yếu tố giúp bạn trở thành một Marketing Leader đúng nghĩa

Ở vị trí lãnh đạo chắc chắn về phúc lợi hay những kinh nghiệm tích lũy được chắc chắn là không hề nhỏ. Vậy nếu bạn muốn có được vị trí này, bạn cần có những tố chất gì?

1. Marketing Leader là cố vấn không phải quản lý

Yếu tố đầu tiên ban đầu có vẻ hơi mâu thuẫn với những gì mà chúng ta vừa định nghĩa về Marketing Leader nhỉ. Nhưng thực tế thì ranh giới giữa cố vấn và quản lý rất mong manh.

Bất cứ nhân viên nào cũng nên được khuyến khích để phát huy khả năng và tinh thần tự giác khi làm việc. Một người lãnh đạo không phải là người cầm tay chỉ việc mà nên đưa ra phương hướng, cố vấn để nhân viên có cơ hội thể hiện.

2. Marketing Leader có khả năng kết nối mọi người trong team

Bạn đã từng nghe câu nói rằng “muốn đi nhanh hãy đi một mình, nhưng muốn đi xa hãy đi cùng với nhau” chưa. Khi làm việc nhóm không thể tránh được việc có những khác biệt trong quan điểm làm việc.

marketing-leader-la-nguoi-ket-noi-moi-nguoi
Marketing Leader là người kết nối mọi người

Nếu như mỗi người đều đề cao cái tôi mà không phối hợp với toàn đội thì chắc chắn chất lượng cũng như tiến độ công việc sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ người thiết kế cần phối hợp tốt với nhân viên viết bài sale để thể hiện tốt nhất thông điệp bài viết truyền tải.

XEM THÊM:  Tư duy Marketing là gì? 3 đặc điểm của người có tư duy Marketing

Nhưng nếu hai cá nhân này thường xuyên mâu thuẫn thì rõ ràng công việc sẽ có vướng mắc ngay. Đây là lúc mà người Marketing Leader cần kết nối tất cả mọi người để có sự phối hợp nhịp nhàng trong toàn đội.

3. Hỗ trợ hợp tác liên chức năng thống nhất mục tiêu chung

Hãy lấy một ví dụ để bạn dễ hình dung nhé. Giả sử bạn cần in 100 tờ rơi cho công tác phát mẫu sản phẩm. Phần thiết kế và in ấn đã được team bạn phụ trách nhưng phần thanh toán lại do bộ phận kế toán xử lý.

Nếu như giữa các bộ phận không có sự phối hợp ăn ý thì sao? Bạn phải là người phá bỏ rào cản đó vì một Marketing Leader giỏi sẽ là người kết nối các cá nhân lại vì một mục tiêu chung.

4. Khả năng phân bổ thời gian làm việc nhóm

Marketing trong thời đại 4.0 phát triển và thay đổi không ngừng nghỉ. Vì thế cương vị của trưởng nhóm là phân bổ thời gian làm việc, họp hành hay đào tạo cho thật hợp lý.

Đừng bắt nhân viên của mình tham dự vào những buổi họp lê thê hoặc với tần suất quá nhiều. Cũng nên tránh giao hay kiểm tra tiến độ công việc ngoài giờ hành chính. Thay vào đó, hãy làm sao để kiểm soát và đẩy nhanh tiến độ công việc.

5. Khai thác và đề cao khả năng sáng tạo

Một ngành nghề như Marketing cần nhất là sự sáng tạo. Chính vì thế, người lãnh đạo cần đề cao và biết cách khai thác sự sáng tạo của mỗi cá nhân. Để làm được điều này, có thể thực hiện các buổi Brainstorm.

6. Luôn giữ tinh thần nhiệt huyết trong công việc

Không ai muốn đi làm trong tâm trạng chán nản hay mất đi sự hứng khởi mỗi khi đến văn phòng. Bởi vì chỉ khi đặt hết đam mê và nhiệt tình vào công việc thì bạn mới có thể gặt hái được thành công.

Một người Marketing Leader sẽ là người thổi luồng gió tươi mới và truyền cảm hứng cho toàn đội.

marketing-leader-la-nguoi-truyen-cam-hung-lam-viec
Marketing Leader là người truyền cảm hứng làm việc

7. Luôn luôn đặt vị thế của khách hàng lên hàng đầu để phục vụ

Chỉ khi đặt mình vào vị trí của khách hàng mới hiểu được họ mong muốn điều gì. Mọi hoạt động từ xây dựng thương hiệu tới phát triển nội dung đều có sự tham gia của Marketing.

Người làm truyền thông phải là người hiểu rõ nhất tiếng lòng của khách hàng và đặt khách hàng ở vị trí cao nhất để phục vụ.

XEM THÊM:  5 Bước Tự Học Digital Marketing Cho Người Mới Bắt Đầu

Chiến lược Marketing dành cho người làm Market Leader

Trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều thương hiệu đến từ trong và ngoài nước dẫn đầu thị trường trong rất nhiều năm. Ví dụ nói đến sữa ta sẽ nhớ đến Vinamilk hay TH True Milk. Nói đến đồ công nghệ chúng ta có Apple hay Samsung.

Không phải tự nhiên mà những thương hiệu này có sự phát triển lớn mạnh như vậy. Vậy thì chiến lược Marketing nào mà những ông lớn này đã áp dụng để có được thành công như ngày hôm nay?

1. Bảo vệ lấy thị phần

Thị phần chính là yếu tố tối quan trọng cho một doanh nghiệp. Thị phần càng lớn, tầm quan trọng của doanh nghiệp cũng như doanh số thu về càng lớn. Để duy trì và bảo vệ thị phần, doanh nghiệp cần luôn đổi mới để thu hút và giữ chân khách hàng.

Có 6 cách mà doanh nghiệp thường áp dụng để giữ lấy miếng bánh thị phần của mình:

  • Phân bố nguồn lực tối đa vào việc phát huy thế mạnh doanh nghiệp.
  • Vừa bảo vệ thị phần vừa phát triển vào các thị trường ngách.
  • Tấn công đối thủ trước khi đối thủ tấn công mình.
  • Đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh cũng như mô hình kinh doanh.
  • Nếu nguồn lực chưa đủ vững vàng, hãy tập trung phát triển vào những gì mà mình mạnh nhất.

2. Tăng cường mở rộng thị phần

Một doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường không có nghĩa là sẽ luôn đứng đầu thị trường. Vì thế cần liên tục tích lũy cũng như bành trướng thị phần của mình. Tất nhiên, điều này đem lại hiệu quả về mặt doanh số tuy nhiên cũng sẽ ngốn khá nhiều chi phí truyền thông, quảng cáo.

thi-phan-cua-vinamilk-ngay-cang-lon
Thị phần của Vinamilk ngày càng lớn

3. Khám phá thị trường mới

Khi doanh nghiệp đã có được sản phẩm có vị thế nhất định, việc khai phá các thị trường tiềm năng mới là điều cần thiết để tiếp tục củng cố địa vị. Thị trường mới có thể đến từ những nguồn sau:

  • Nhóm khách hàng mới chưa hoặc ít biết về sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Nhóm khách hàng đang dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Ở khu vực địa lý khác, thậm chí là xuất khẩu ra nước ngoài. Thị trường nước ngoài không dễ để khai thác nhưng sẽ đem lại lợi ích không hề nhỏ về củng cố thương hiệu.

Marketing Leader là gì chắc hẳn bạn đã nắm rõ sau khi tham khảo bài viết trên của chúng tôi rồi đúng không nào? Vị trí này là vị trí quản lý tầm trung giúp bạn tích lũy rất nhiều kỹ năng cũng như kiến thức và là bước đệm thăng tiến cho những chức vụ cao hơn. Hãy cố gắng nỗ lực hết mình nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300