Brainstorm là gì? Bí kíp để brainstorm hiệu quả trong Marketing

Nếu quan tâm đến lĩnh vực Marketing chắc hẳn bạn đã nghe tới brainstorm. Đây là điều hết sức cần thiết để tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh mới. Vậy định nghĩa chính sách của brainstorm là gì?

Brainstorm là gì? Tầm quan trọng của Brainstorm

Brainstorm hiểu đơn giản theo tiếng Việt là động não. Thông qua các buổi hội thảo, hop team để từng cá nhân được phát biểu ý kiến của bản thân. Các ý tưởng dù kì lạ hoặc có vẻ bất khả thi cũng khuyến khích được chia sẻ.

dinh-nghia-brainstorm

Định nghĩa BrainStorm

Nhờ có quá trình này mà có thể tìm kiếm và phát triển những ý tưởng Marketing mới. Cách brainstorm hiệu quả thường gặp nhất chính là đưa ra định hướng rõ ràng, lập bản đồ Mindmap.

1. Nguồn gốc của Brainstorm

Thuật ngữ này xuất hiện vào năm 1953, được phổ biến rộng rãi nhờ Alex Faickney Osborn qua cuốn sách “Applied Imagination”. Ông là người sáng lập và điều hành tập đoàn BBHO của Mỹ. Động não là một cụm từ được Alex sáng tạo khi bản thân cũng gặp tình trạng “bí ý tưởng”

Ông đã tổ chức các buổi họp tư duy nhóm và nhận ra những nhân viên tham dự đã đưa ra rất nhiều ý tưởng mới lạ. Các vấn đề phức tạp đã được giải quyết nhanh chóng khi có sự thay đổi của những quan điểm tư duy khác nhau.

2. Một số thuật ngữ liên quan đến Brainstorm

Để động não một cách có hệ thống và đem lại hiệu quả, có một số thuật ngữ mà bạn nên biết, ví dụ như

  • Analyze: Phân tích vấn đề.
  • Conceptualize: Khái niệm hóa.
  • Conjure up: Gợi lên.
  • Create deliberate: Tạo nên có chủ ý
  • Share ideas: Chia sẻ ý tưởng

3. Tầm quan trọng của Brainstorm

Trong bất cứ lĩnh vực nào không chỉ riêng với Marketing, khi có bất cứ vấn đề gì mà bản thân cần xác định để phân tích thì áp dụng brainstorm là cần thiết. Động não sẽ giúp bạn hình thành các ý tưởng liên quan đến chủ đề đó và giải quyết vấn đề được trọn vẹn hơn.

tam-quan-trong-cua-brainstorm

Tầm quan trọng của Brainstorm

XEM THÊM:  Các công cụ đo lường hiệu quả Marketing, chỉ số KPI đánh giá xác thực

Đồng thời việc tạo thói quen brainstorm trong doanh nghiệp cũng thúc đẩy khả năng sáng tạo của từng cá nhân, nâng cao hiệu quả làm việc nhóm. Động não không chỉ áp dụng trong công việc mà còn hữu ích trong đời sống mỗi ngày.

Brainstorm thường áp dụng trong các lĩnh vực nào?

Trong quá trình brainstorm sẽ xuất hiện brainstorm ideas. Brainstorm ideas là gì? Đó là các ý tưởng hình thành trong khi chúng ta động não suy nghĩ. Những lĩnh vực cần áp dụng brainstorm bao gồm:

  • Quảng cáo.
  • Khi cần giải quyết một vấn đề khó khăn.
  • Quản lý công việc.
  • Xây dựng đội ngũ.

Các bước tiến hành Brainstorm

Cũng như bất cứ hoạt động hay chiến dịch nào trong Marketing, một buổi động não cũng cần được thực hiện theo các bước rõ ràng để có thể đem đến hiệu quả như mong muốn. Sau đây là cụ thể 05 bước cần để tiến hành một buổi Brainstorm:

1. Chọn ra leader để điều khiển và đưa ra quyết định

Đây là cá nhân có vai trò dẫn dắt cũng như tổng hợp và đưa ra quyết định cuối cùng.

2. Đưa ra chủ đề

Quyết định chủ đề và để các cá nhân trong team đưa ra ý kiến và các ý tưởng xoay quanh nó.

3. Thiết lập quy định cần có

Đây là những điều luật để mọi người tuân thủ trong một buổi brainstorm. Ví dụ như:

  • Trưởng nhóm sẽ là người dẫn dắt,
  • Mọi người đều có quyền đưa ý kiến như nhau.
  • Hãy đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, kể cả ý tưởng lạ.
  • Không ai có quyền phê bình hay chê bai ý tưởng của ai.

4. Tiến hành brainstorm

Bắt đầu thực hiện dựa trên những tiêu chí trên. Hãy ghi chép lại thật đầy đủ những thông tin có trong buổi brainstorm hôm đó.

5. Đánh giá cuối buổi

Sau khi đã kết thúc, hãy tập hợp lại toàn bộ ý tưởng để đánh giá kết quả. Có thể loại bỏ những ý kiến trùng lặp hoặc không thật sự phù hợp.

Các kỹ thuật nên áp dụng vào quá trình Brainstorm

Từ nhiều thập kỷ nay, brainstorm luôn là kỹ thuật được tin dùng để sáng tạo các ý tưởng mới và giải quyết các vấn đề. Vậy có những kỹ thuật nào có thể áp dụng vào Brainstorm

1. Kỹ thuật bậc thang

Kỹ thuật này được ra năm đời bởi Steven Fogelberg, Janet Barnes-Farrell, Charles Lowe khuyến khích các thành viên đưa ra ý kiến cá nhân mà không sợ bị ảnh hưởng bởi bất cứ ai. 

Điều này giúp ý kiến đóng góp được đa dạng.  Ngoài ra, tránh được tình trạng có thành viên thì cực kỳ năng nổ, nhưng có người lại chỉ luôn lắng nghe. Kỹ thuật này được thực hành như sau:

  • Đưa ra vấn đề và cho toàn bộ thành viên thời gian suy nghĩ.
  • Lập ra một nhóm cốt cán với 2-3 người để họ thảo luận,
  • Tiếp đến, bổ sung thêm thành viên và yêu cầu hộ đưa ra ý tưởng.
  • Lặp lại cho đến khi toàn bộ thành viên đã trình bày suy nghĩ của mình. 

2. Brainwriting

Đây là kỹ thuật gần cũng thường xuyên được dùng trong các buổi brainstorm. Điểm mạnh của phương pháp này chính là nó loại bỏ được điểm yếu của brainstorm truyền thống,

Nếu như brainstorm thường chỉ cho phép 1 người nói một lần. Nên đôi khi có những người ít giao tiếp thấy ý tưởng của họ trùng lặp với người đã nói ra trước đó, họ sẽ ngại không dám nói lại. 

XEM THÊM:  5p trong Marketing - Chìa khóa thành công cho doanh nghiệp

Hoặc giả thiết, họ ngại trình bày những ý tưởng quá táo bạo, bất khả thi thì việc ghi lại ý tưởng đó sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Trạng thái tâm lý cần thiết khi Brainstorm

Trạng thái tâm lý quyết định rất lớn đến kết quả công việc, khi brainstorm cũng vậy. Hãy giữ cho đầu óc luôn được tỉnh táo. Các cá nhân tham gia cần tập trung tối đa để tránh phân tâm. Một buổi brainstorm không nên kéo dài quá 1 tiếng. Và quan trọng nhất là bạn cần kiên trì, không nóng vội khi thực hiện quá trình này.

tich-cuc-la-thai-do-can-co-khi-brainstorm

Tích cực là thái độ cần có khi brainstorm

Những điều cần tránh khi Brainstorm mà bạn cần lưu ý

Trái ngược với những điều cần thiết, có một số điều cần tránh khi thực hiện một buổi brainstorm. Cụ thể:

  • Chỉ trích, chê bai ý tưởng của nhau.
  • Chỉ một hoặc vài cá nhân thường xuyên đóng góp ý tưởng mới.
  • Không có người ghi chép lại trong buổi brainstorm.
  • Lựa chọn thời gian không hợp lý (sau buổi làm việc quá vất vả, khi mọi người đều mệt mỏi, hoặc chọn nơi họp quá ồn ào…)

Làm thế nào để Brainstorm tạo ra những ý tưởng tốt trong Marketing

Nếu được thực hiện có bài bản và đúng cách, brainstorm sẽ đem đến những hiệu quả khiến bạn bất ngờ. Có 2 phương pháp phổ biến để brainstorm đem lại những ý tưởng tuyệt vời trong lĩnh vực Marketing.

1. Brainstorm cá nhân – Individual Brainstorming

Nếu bạn là tuýp người với bộ não luôn tràn đầy ý tưởng nhưng lại không quá thích hợp với làm việc nhóm thì hãy thử cách này. Đầu tiên, hãy chọn một chỗ ngồi khiến bạn thư giãn và có thể tập trung tối đa.

Brainstorm-ca-nhan

Brainstorm cá nhân

Tiếp đó, sử dụng máy điện thoại hay bất cứ thiết bị nào có thể ghi âm hay giấy bút tùy bạn. Nói hoặc viết tất cả những gì bạn nghĩ được ngay cả nghe có vẻ hơi điên rồ hoặc phi thực tế. Cuối cùng, chọn lọc những cái bạn có thể thực hiện được ở mức độ tối đa.

2. Brainstorm theo nhóm – Group Brainstorming

Ngược lại nếu bạn là tuýp người thích giao tiếp và mong muốn được lắng nghe, chia sẻ thì làm việc theo nhóm sẽ phù hợp cho bạn. Hãy chọn thời điểm phù hợp nhất với các thành viên, có thể là 30 phút nghỉ ngơi giữa giờ sáng chẳng hạn.

Thứ hai, hãy chọn một nơi yên tĩnh để cả nhóm có thể tập trung tối đa. Chuẩn bị dụng cụ ghi âm hay ghi chép lại buổi hôm đó. Một chút trà bánh nhẹ cũng là ý kiến không tồi để mọi người cảm thấy thoải mái nhất có thể.

Phố biến các quy định đã đề ra để đảm bảo không ai vi phạm. Nếu bạn là leader hãy giữ cho ý kiến của mình là trung lập, khuyến khích mọi người chia sẻ. Nếu bạn là thành viên, hãy giữ thái độ của mình ôn hòa, không đánh giá hay chỉ trích người khác.

Nếu bạn là người giữ vai trò thư ký, hãy bảo đảm ghi chép toàn bộ các chi tiết của buổi brainstorm. Sau đó gửi lại cho cả nhóm để đánh giá lại các ý kiến.

Xây dựng các nhân tố đem lại những tác động tích cực trong quá trình Brainstorm

Cũng như xây dựng một ngôi nhà cần những viên gạch để tao nên nền móng vững chắc, brainstorm cũng cần có những nhân tố tích cực. Bởi một buổi động não dở tệ đôi khi còn khiến các thành viên cảm thấy ức chế và thờ ơ trong những lần brainstorm sau. Hãy xây dựng những nhân tố đem lại năng lượng tích cực bằng cách

XEM THÊM:  Storytelling là gì ? Bật mí 7 cách xây dựng Storytelling cho bài content marketing hấp dẫn 

1. Tạo ra không gian căn phòng phù hợp

Đừng chọn những nơi quá ồn ào hoặc không gian chật hẹp. Không gian phòng họp hoặc nếu có thể hãy sắp xếp một buổi dã ngoại nhỏ để các thành viên cảm thấy vui vẻ và tràn đầy năng lượng sáng tạo.

khong-gian-yen-tinh-de-brainstorm

Không gian yên tĩnh để brainstorm

2. Trình bày các vấn đề, mục tiêu, như một lời thách thức và đi tìm lời giải đáp

Hãy áp dụng tip này để kích thích tinh thần chiến đấu của toàn nhóm và dốc toàn lực để giành được thắng lợi. Nếu được, hãy đưa ra một phần thưởng nho nhỏ cho người được bầu chọn là có ý tưởng mới lạ, độc đáo nhất.

3. Xếp hạng mức độ các ý tưởng

Đây là yếu tố rất hữu ích để chúng ta đưa ra ưu tiên trong việc thực hiện các ý tưởng có được sau buổi brainstorm. Tất nhiên, chúng ta không bài xích hay xem nhẹ ý kiến của bất cứ ai, nhưng không phải cái nào cũng khả thi và có thể triển khai ngay.

Một số công việc cần đến Brainstorm

Trên thực tế, bất cứ công việc nào cũng cần có sự sáng tạo. Nhưng những công việc đòi hỏi sự động não, sự sáng tạo liên tục. Cụ thể:

1. Công việc sáng tạo nội dung

Những người làm sáng tạo nội dung chính là người thổi hồn và từng con chữ, từng hình ảnh. Và để luôn có được sự quan tâm đón nhận người đọc cần phải thường xuyên làm mới nội dung bằng brainstorm.

content-luon-can-brainstorm

Content luôn cần brainstorm

Xem thêm:

2. Công việc tiếp thị, Marketing

Đây cũng là những công việc cần đến hàng tá ý tưởng mới lạ, bắt trend để giữ chân khách hàng. Thường xuyên brainstorm là điều không thể thiếu nếu bạn làm việc trong lĩnh vực này. Nếu như bạn không muốn mình bị tụt hậu và đi vào lối mòn tư duy.

3. Áp dụng trong học tập

Như đã nói ở trên, không chỉ công việc mà trong học tập cũng cần có sự sáng tạo. Hãy tự tìm cho mình phương pháp hoặc khung giờ phù hợp để bản thân tập trung học tốt nhất.

Ví dụ như cá nhân tôi, khi cần học thuộc một bài thơ, tôi thương ngâm nga nó như một bài hát. Hay nếu bạn đang cần học thuộc từ vựng mới, hãy thử viết chúng lên giấy nhớ và dán ở những chỗ bạn thường xuyên nhìn thấy nhất.

Kết luận

Brainstorm là gì? Tới đây chắc chắn bạn đã hiểu rõ rồi đúng không nào. Việc thực hiện kiên trì brainstorm sẽ giúp khơi dậy và tối ưu hóa các ý tưởng mới. Vì thế chẳng có lý do nào mà bạn không áp dụng phương pháp này vào công việc và học tập. Hãy thử ngay nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300