Đối thủ cạnh tranh là một thuật ngữ mà chúng ta có thể nghe thấy ở bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào. Tuy nhiên hiểu rõ cách khai thác cũng như sử dụng các công cụ cần thiết trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh trong hoạt động marketing của doanh nghiệp không phải ai cũng nắm được. Bài viết sau đây Hapodigital sẽ chia sẻ cho các bạn tổng quan về vấn đề này.
Đối thủ cạnh tranh là gì ?
Trong hoạt động kinh doanh, đối thủ cạnh tranh ( tiếng anh là Competitor ) là những cá nhân hay doanh nghiệp phục vụ cùng phân khúc khách hàng mục tiêu, cùng chủng loại sản phẩm, cùng thỏa mãn một nhu cầu nào đó của khách hàng. Qua việc hiểu biết sâu về đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp hình dung ra bức tranh tổng thể về thị trường và ngành mà doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh.
Các loại đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những đối thủ có cùng phân khúc khách hàng với doanh nghiệp, cùng kinh doanh một loại sản phẩm, cùng mức giá bán và có sức mạnh cạnh tranh trên cùng phân khúc.
Đối thủ gián tiếp: Là những đối thủ không có cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ giống doanh nghiệp nhưng lại đáp ứng cùng cho một nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm của những đối thủ gián tiếp còn gọi là sản phẩm thay thế, có nghĩa là chúng có thể thay thế cho nhau dù không phải là cùng chung 1 sản phẩm.
Đối thủ tiềm năng (hay chính là đối thủ tiềm ẩn): là những đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong cùng một ngành, cùng một phân khúc khách hàng nhưng chưa gia nhập vào thị trường. Họ vừa có thể là đối tác tiềm năng hoặc đối thủ cạnh tranh trong tương lai nếu họ chọn mở rộng kinh doanh.
Ý nghĩa của việc phân tích đối thủ cạnh tranh
Việc nghiên cứu để hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm dịch vụ, lựa chọn cách thức kinh doanh để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn so với đối thủ.
Phân tích đối thủ cạnh tranh còn giúp cho doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình với đối thủ, kết hợp với các yếu tố vĩ mô (văn hóa, kinh tế, pháp luật, môi trường) để xác định những cơ hội và thách thức, từ đó xây dựng, triển khai và điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và ổn định trong tương lai.
Chỉ khi hiểu biết kỹ về đối thủ thì bạn mới có thể đưa ra những chiến lược phù hợp để làm ra những sản phẩm tốt và vượt trội hơn họ. Có như vậy, doanh nghiệp của bạn mới có thể chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này.
Các bước nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong hoạt động marketing
Bước 1: Xác định và lập danh sách các đối thủ cạnh tranh
Để xác định đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp cần xét đến các tiêu chí về sản phẩm/dịch vụ mà đối thủ cung cấp cũng như tệp khách hàng mà đối thủ đang hướng đến có cùng ngành hàng với doanh nghiệp của mình không.
Bước 2: Đánh giá đối thủ cạnh tranh
Sau khi đã xác định và liệt kê danh sách các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trong một phạm vi nhất định, việc tiếp theo doanh nghiệp cần phải làm là đánh giá các đối thủ cạnh tranh đó dựa qua các tiêu chí như: quy mô hoạt động, thị phần nắm giữ, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và tất cả các chiến lược tiêu biểu mà đối thủ đang áp dụng.
Đánh giá đối thủ cạnh tranh một cách thật chi tiết và cụ thể sẽ rất hữu ích trong việc định hướng cũng như xây dựng nên các chiến lược Marketing của doanh nghiệp.
Bước 3: Phân loại đối thủ cạnh tranh
Sau khi tìm hiểu đưa ra những đánh giá về đối thủ cạnh tranh tiếp theo đến việc phân loại và chọn lọc đối thủ. Các đối thủ cạnh tranh có thể được phân loại dựa trên những tiêu chí về cấp độ cạnh tranh như đối thủ trực tiếp, đối thủ gián tiếp, đối thủ tiềm ẩn hay dựa trên các tiêu chí về khu vực địa lý hay thị phần nắm giữ,…
Bước 4: Sử dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh
Việc sử dụng mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn có những đánh giá chính xác và mang tính hệ thống.
- Mô hình SWOT: là mô hình được sử dụng phổ biến nhất để phân tích đối thủ cạnh tranh. Dựa trên việc phân tích các nhân tố như điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) của đối thủ.
- Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter: là mô hình giúp đánh giá, phân tích 5 lực lượng khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp như quyền lực thương lượng của khách hàng, mức độ cạnh tranh trong ngành, quyền lực thương lượng của nhà cung ứng, đe dọa của sản phẩm thay thế và đe dọa gia nhập mới.
- Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM: là một mô hình giúp xác định các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp và so sánh các điểm mạnh/ điểm yếu của chính doanh nghiệp đó với đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chiến lược marketing phù hợp.
- Mô hình đa giác cạnh tranh: Mô hình đa giác cạnh tranh là mô hình gồm có nhiều yếu tố cạnh tranh dưới đồ thị dạng đa giác để mô tả khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trong mối tương quan với các đối thủ.
- Phân tích nhóm chiến lược: là khung phân tích cho phép doanh nghiệp phân tích các đối thủ cạnh tranh theo từng cụm dựa trên sự tương đồng của chiến lược thực hiện.
Bước 5: Lập báo cáo tổng hợp thông tin phân tích
Bạn nên có một bản báo cáo để tổng hợp các thông tin sau khi đã hoàn tất việc phân tích đối thủ một cách cụ thể và khoa học. Dựa trên các thông tin có được, doanh nghiệp sẽ những chiến lược marketing phù hợp nhằm củng cố chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường và mở rộng thị phần kinh doanh.
5 công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh trong hoạt động marketing hiệu quả nhất hiện nay
Dưới đây Hapodigital sẽ giới thiệu cho các bạn 5 công cụ giúp phân tích đối thủ cạnh tranh mang lại hiệu quả cao trong hoạt động marketting:
Ahrefs
Đây là công cụ tuyệt vời trong việc phân tích website của đối thủ, đặc biệt hữu dụng cho hoạt động đẩy mạnh SEO của doanh nghiệp. Công cụ này mang lại những lợi ích sau đây:
Thực hiện Audit Backlink: công cụ này phân tích backlink cực tốt. Từ việc sử dụng Ahrefs, bạn có thể tiến hành phân tích, đánh giá Audit link profile của đối thủ và từ đó tìm ra giải pháp SEO website phù hợp cho mình.
>>> Xem thêm: Tuyệt chiêu phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO
Lấy link tiềm năng: Sau khi lấy được Audit link profile của đối thủ, bạn có thể nghiên cứu, thử nghiệm, tìm ra Backlink chất lượng từ đó đề ra chiến lược để lấy được những Backlink này từ những địa chỉ uy tín. Khi đã lấy được, cơ hội tăng vị trí, thứ hạng website của bạn sẽ cao hơn.
Nghiên cứu từ khóa: Khi sử dụng Ahrefs search, bạn có thể nghiên cứu từ khóa tương tự như cách lấy từ khóa từ Google. Tuy nhiên, cách lấy từ khóa từ Ahrefs search phức tạp hơn từ Google nhưng lại được đánh giá cao về tính hiệu quả nhờ việc bạn có thể tham khảo từ khóa từ web của đối thủ bạn muốn.
Phân tích từ khóa: Khi bạn tìm kiếm trên Google với từ khóa: “Ahrefs là gì” sẽ có xuất hiện cái tên Ahrefs Keywords Explorer ở bảng từ khóa liên quan. Không phải tự nhiên mà xuất hiện cái tên này. Ngoài việc có thể giúp bạn nghiên cứu và lấy các từ khóa từ web đối thủ, Ahrefs còn giúp bạn phân tích và lựa chọn một cách có chọn lọc những từ khóa có thứ hạng tìm kiếm cao, phù hợp với đối tượng và lĩnh vực được chọn, giúp tăng khả năng lên top.
Theo dõi bộ key mà đối thủ sử dụng để tăng traffic website: công cụ này có khả năng giúp bạn tăng lượng traffic website. Việc theo dõi bộ từ khóa ở các website đối thủ của bạn sử dụng và tối ưu những từ khóa đó cho website của mình sẽ giúp bạn đạt được khả năng trên.
SimilarWeb
Đây là công cụ nghiên cứu đối thủ tối ưu được sử dụng rộng rãi trong việc phân tích đối thủ. Similarweb là một công cụ trực tuyến giúp bạn có thể phân tích được các nguồn truy cập “Nguồn Traffic” đến Website của bạn. Không chỉ phân tích website của bạn sở hữu điều đặc biệt là bạn còn có thể biết được lượng truy cập của đối thủ như: nguồn truy cập, số lượng truy cập, … một cách tương đối nhất.
Alexa – Công cụ nghiên cứu đối thủ miễn phí
Công cụ này sẽ cho bạn thấy mức độ phổ biến của trang web của bạn, cung cấp những phân tích dữ liệu của trang web bạn kiểm tra trong ba tháng qua. Alexa giúp bạn đánh giá hiệu quả của trang web, xem mình có thực hiện được những mục tiêu đặt ra cho trang web hay không. Ngoài việc đánh giá trang web của mình, Alexa còn cho phép bạn đánh giá trang web của các đối thủ khác. Một số tính năng của công cụ này: Cải thiện SEO website, chọn từ khoá phù hợp, So sánh các thước đo lượng traffic khác nhau, tìm ra những ý tưởng mới để nâng cao lượng traffic, tìm những từ khoá đối thủ đang sử dụng.
Google Alert – Công cụ tốt nhất để kiểm soát lượng Mentions
Chắc chắn đây là công cụ quá đỗi quen thuộc với những chuyên gia về SEO bởi Google Alerts là nền tảng tìm kiếm sự thay đổi nội dung tốt nhất, được nghiên cứu phát triển bởi Google. Được phát hành vào năm 2013 và cho đến nay, công cụ vẫn phát triển mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện để khắc phục những điểm yếu của mình. Với những thế mạnh về kiểm tra lượng mention của từ khóa, kiểm soát lượng mention mạng xã hội, kiểm tra backlink của các đối thủ…
>>> Xem thêm: Cách phân tích website đối thủ SEO hiệu quả từ A – Z
Google Analytics
Công cụ Google Analytics cho phép bạn tạo ra các bảng thống kê chi tiết về lượng khách đã viếng thăm một trang web bất kỳ. Công cụ này chính là giải pháp để các marketer nhìn nhận lại chính website của mình và phân tích website của đối thủ.
Bằng các kỹ thuật như hình dung kênh, thời gian khách hàng ở lại website, cung cấp thông tin nơi khách truy cập (mạng xã hội, quảng cáo, website),… Google Analytics có thể xác định được rằng website có đang làm việc hiệu quả hay không.
Ngoài ra công cụ này có liên kết được với Google Analytics Report hay Google Analytics E-commerce giúp bạn có thể phân tích được kỹ càng hơn được bất cứ website nào của đối thủ cạnh tranh.
Phân tích đối thủ cạnh tranh là một trong những công việc quan trọng giúp doanh nghiệp biết được thứ hạng của mình cũng như của đối thủ trên thương trường. Việc phân tích này sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức nếu như bạn làm thủ công và không tận dụng được những công cụ này để phân tích một cách bài bản và khoa học. Hy vọng với bài chia sẻ trên sẽ giúp bạn có kế hoạch nghiên cứu đối thủ và phát triển đúng đắn cho thương hiệu.