Marketer làm gì hay công việc của Marketer là gì là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ mong muốn được giải đáp đúng không. Thuật ngữ này thì không còn xa lạ gì trong thời đại hiện nay nữa, nhưng để hiểu đúng và đủ thì chắc chắn không phải ai cũng biết.
Và để giải đáp cho vấn đề này, các bạn hãy cùng tham khảo các thông tin trong bài viết sau đây nhé!
Marketer là gì?
Marketer là một thuật ngữ được sử dụng chỉ những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông Marketing tại các doanh nghiệp hiện nay. Những người này thường đảm nhận các công việc như tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thị trường để đưa ra các kế hoạch, chiến dịch thúc đẩy doanh thu, hay quảng bá sản phẩm, dịch vụ và tạo dấu ấn thương hiệu trên thị trường.
Nhiệm vụ chính của các Marketer là tạo ra điểm khác biệt cho sản phẩm mình cung cấp so với các đối thủ khác trên thị trường, cũng như nghiên cứu nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng nhằm mục đích tạo ra các nhu cầu mới, sản phẩm mới, giúp doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển.
Công việc của một người làm Marketer
Công việc của Marketer hàng ngày như thế nào và để có thể hiểu rõ điều này, thì hãy cùng tìm hiểu trong các thông trong phần dưới đây nha.
Công việc Marketing là làm gì
1. Lên kế hoạch chi tiết và các mục tiêu rõ ràng
Một Marketer thường bắt đầu ngày mới bằng những công việc như checklist công việc ngày hôm nay, mục tiêu các task công việc hàng ngày và rà soát các task công việc vẫn đang dang dở để hoàn thành mục tiêu đúng deadline.
Bên cạnh đó, việc định hướng các chiến lược phát triển lại mỗi ngày cũng là điều cực kỳ quan trọng trong công việc hàng ngày của Marketer. Họ sẽ thường bắt đầu các công việc bằng cách tạo ra một bản kế hoạch lớn tổng thể và từ đó chia ra các đầu mục nhỏ, các công việc liên quan và lần lượt hoàn thành chúng theo tiến độ nhất định.
Trong mục tiêu của Marketer thường không cố hữu mà sẽ luôn được kiểm tra lại liên tục để điều chỉnh cho phù hợp với xu hướng. Các mục tiêu trong kế hoạch Marketing luôn gắn kết chặt chẽ với nhau để tạo ra một sợi dây liên mạch tạo nên sự thành công của toàn bộ chiến dịch.
Xem thêm: Chiến Lược Marketing & Cách Xây Dựng Chiến Lược Hiệu Quả
2. Quan sát, theo dõi và phân tích số liệu liên quan đến đối thủ cạnh tranh
Thương trường luôn là nơi có sự cạnh tranh khốc liệt hàng ngày, hàng giờ. Vậy nên các Marketer cần phải có đủ kiến thức, cũng như sự hiểu biết để có thể nắm được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng như đối thủ. Từ đó đưa ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp, giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số hơn đối thủ trên thị trường.
Việc nghiên cứu này thường được tiếp cận và xử lý thông tin thông qua trang web, trang facebook, hay chính các sản phẩm và dịch vụ của đối thủ. Tìm hiểu những điều này để đưa ra những đánh giá khách quan, bên cạnh đó thực hiện các chiến lược tiếp cận khách hàng tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm.
Chính vì thế, các Marketer không những cần phải nghiêm túc nghiên cứu và phân tích đối thủ cẩn thận mà còn phải giúp doanh nghiệp đáp ứng tối đa các nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
3. Tìm kiếm tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
Khách hàng mục tiêu luôn là đối tượng quan trọng được các doanh nghiệp chú trọng và hướng đến tìm kiếm. Và đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong công việc của Marketer.
Một trong những công cụ mà Marketer thường sử dụng để tìm ra đối tượng này chính là “Customer portrait: – hay còn được hiểu là chân dung khách hàng tiềm năng. Và để có thể vẽ nên được bức chân dung hoàn chỉnh cho khách hàng, các marketer cần phải trải qua quy trình gồm 3 bước như sau:
- Thu thập các thông tin mà họ cho là cần thiết về đối tượng khách hàng mục tiêu
- Phân tích các dữ liệu liên quan đến hành vi mua sắm, tiêu dùng, đời sống của những người được cho là khách hàng mục tiêu.
- Cập nhật hồ sơ và đầy đủ các thông tin liên quan lên hệ thống quản lý.
Cụ thể hơn đó là các Marketer sẽ phải mở ra các cuộc điều tra để tìm được chính xác đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp cần hướng tới và tiếp cận. Điều quan trọng nhất là phải xác định được các thành phần khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp.
4. Theo dõi phản hồi từ truyền thông, đo lường và đánh giá số liệu
Một trong những điều mà Marketer nào cũng cần lưu ý và quan tâm hàng ngày đó là việc lắng nghe những phản hồi từ khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mình cung cấp.
Dư luận sẽ là thước đo chất lượng chính xác nhất mà các bạn không mất công, mất chi phí để thử nghiệm. Hãy luôn lắng nghe để có những điều chỉnh về sản phẩm phù hợp, giúp tình hình kinh doanh triển vọng hơn, cũng như nhận được sự đón nhận tích cực hơn từ người tiêu dùng.
Ngoài ra các kênh truyền thông cũng là cách để Marketer giao tiếp, cũng như lắng nghe những phản hồi từ thị trường. Các kênh đó phải kể đến như: Youtube, Zalo, Facebook, Website,…
Đánh giá, đo lường mức độ hiệu quả chiến dịch
5. Sáng tạo nội dung phù hợp, thu hút khách hàng
Bên cạnh công việc nghiên cứu, thì có lẽ cụm từ sáng tạo là điều mà các Marketer ai cũng cần có để có thể đưa ra các nội dung mới mẻ, chiến lược truyền thông hấp dẫn, mang đậm cá tính và đặc trưng riêng của bản thân, cũng như của doanh nghiệp.
Nghề Marketing không chỉ đơn giản là làm việc với con số, mà việc sáng tạo lên những chiến lược hấp dẫn, các nội dung độc đáo để có thể đánh vào tâm lý, nhu cầu khách hàng một cách nhanh nhất cũng cực kỳ quan trọng.
Các nội dung sáng tạo sẽ là công cụ thể hiện điểm mạnh trực tiếp của thương hiệu, tính năng vượt trội của sản phẩm, và quan trọng hơn hết nó sẽ là nơi khiến cho chất lượng và uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu được khách hàng thấu hiểu, và cảm nhận. Vậy nên các Marketer thường xuyên phải cập nhật các xu hướng mới, để tạo ra các sản phẩm phù hợp, giúp đẩy mạnh truyền thông tự nhiên và thu hút đối tượng khách hàng.
6. Xây dựng nội dung Content
Đây là một trong những kỹ năng quen thuộc của một Marketer chuyên nghiệp. Với công việc này thì cụ thể các Marketer sẽ sáng tạo các nội dung trên các nền tảng như Website, Facebook, Blog,… cùng nhiều các công việc liên quan khác. và rất nhiều những thứ khác nữa.
Trong ngành Marketing có hàng loạt các thể loại Content Marketing mà bạn cần tiếp xúc và sử dụng mỗi ngày để phục vụ cho mục đích truyền thông. Các Marketer sẽ là người tạo ra các nội dung ấn tượng, nhằm mục tiêu mang đến tính viral rộng rãi. Để thông qua đó có thể tiếp xúc với nhiều khách hàng mục tiêu.
Thông qua các nội dung truyền tải, người dùng sẽ hiểu về doanh nghiệp, thương hiệu cũng như sản phẩm của bạn từ đó giúp các bạn xây dựng lòng tin, độ uy tín cho thương hiệu trên thị trường.
Xây dựng các nội dung cung cấp thông tin
7. Giáo dục, duy trì quan hệ với khách hàng
Marketer làm gì? Đó chính là việc tìm kiếm cũng như gây dựng mối quan hệ với hàng loạt các khách hàng tiềm năng. Các Marketer sẽ bắt đầu làm việc này ngay từ khi khách hàng tìm kiếm về thương hiệu của họ trên mạng Internet.
Họ nuôi dưỡng mối quan hệ này hàng ngày, hàng giờ thông qua các Email Marketing. Họ sẽ gửi đi hàng loạt các email hay tin nhắn về các chương trình khuyến mại, thông tin sản phẩm, sự kiện sắp tới nhằm xác đích sở thích, hành vi của khách hàng.
Ngoài ra các Marketer cũng thường duy trì việc này thông qua các email cá nhân theo dữ liệu data họ cập nhật được để có thể chạm đến khách hàng, cũng như tăng khả năng chuyển đổi thành doanh số.
Ngoài ra việc tiếp cận khách hàng và giáo dục họ trên các nền tảng mạng xã hội của công ty cũng là cách hữu ích để Marketer dễ dàng tìm ra đối tượng khách hàng mục tiêu.
8. Phân khúc khách hàng
Trong các chiến dịch Marketing thì hoạt động tiếp cận khách hàng mục tiêu thường được áp dụng nhiều hơn so với phương pháp sử dụng email marketing.
Nếu là một Marketer chuyên nghiệp thì chắc chắn các bạn sẽ biết mình cần đặt ra những câu hỏi gì cho những đối tượng khách hàng này để có thể phân loại đối tượng mục tiêu hướng đến.
Tùy thuộc vào sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn mà việc phân khúc khách hàng sẽ khác nhau. Các Marketer sẽ thường khơi gợi để tìm hiểu xem khách hàng đang gặp vấn đề gì, tìm ra “nỗi đau” của họ và từ đó sẽ phân loại được các khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu. Đồng thời tiếp cận để xây dựng mối quan hệ, độ uy tín cho khách hàng về sản phẩm, thương hiệu.
Xác định khách hàng mục tiêu
9. Thử nghiệm để đánh giá hiệu quả chiến dịch
Mỗi chiến dịch Marketing đều có những hoạt động, hay những chiến lược nhằm tạo ra các thử nghiệm để đánh giá khách hàng, cùng như đánh giá xem chiến dịch của mình thành công đến đâu.
Các Marketer sẽ lần lượt thử nghiệm các phân đoạn trong mỗi chiến dịch Marketing để giúp bạn nhận biết phần nào đem lại hiệu quả, phần nào không?
Họ có thể bắt đầu làm một số thử nghiệm nho nhỏ bằng cách thay đổi màu sắc, nội dung của CTA tại nhiều vị trí khác nhau. Hoặc là họ sẽ tiến hành kiểm tra cả 2 phiên bản cùng lúc của một Landing Page, hay một bài quảng cáo để đánh giá tệp khách hàng, cũng như độ hiệu quả của chiến dịch đó.
Với sự hỗ trợ của các công cụ về web hiện nay, các bạn sẽ biết được cách so sánh với những khách hàng tiềm năng. Chỉ những khách hàng tiềm năng mới có hành vi truy cập vào website để tìm kiếm sản phẩm, tìm hiểu thông tin,… Việc này có vẻ là một nhận xét điên rồ nhưng mà đa số các Marketer đều sẽ đánh giá chiến dịch của họ như thế.
Những tố chất làm nên một Marketer chuyên nghiệp
Với sự phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế và công nghệ hiện nay, và đặc biệt trong thời gian mà nguồn nhân sự chất lượng cực kỳ hiếm hoi thì việc xây dựng một đội Marketing chuyên nghiệp sẽ cần những yếu tố gì?
Tố chất của Marketer
1. Thích nghi nhanh
Trong bất cứ ngành nghề nào liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh thì việc phát sinh các sự cố, hay tình huống bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó các bạn Marketer cần phải có sự bình tĩnh, cũng như thích nghi nhanh với tình huống để có thể xử lý một cách linh hoạt.
Một Marketer giỏi và chuyên nghiệp là người có khả năng biến những tình huống khó khăn trở thành điểm mạnh và lợi thế cá nhân riêng biệt để có thể phát huy tối đa khả năng, cũng như trình độ của mình.
2. Biết quan sát, lắng nghe phản hồi
Bản chất của ngành nghề Marketing luôn là tìm cách để tiếp cận khách hàng mục tiêu và bán các sản phẩm của mình cung cấp. Chính vì thế việc quan sát, lắng nghe để có thể nắm bắt được tâm lý khách hàng là việc làm cần thiết, và mà tố chất cần có của một Marketer.
Từ việc nắm bắt được nhu cầu, cũng như mong muốn của khách hàng, các doanh nghiệp sẽ thông qua bộ phận Marketing để có thể tiếp cận gần hơn đến người tiêu dùng và phân phối sản phẩm đến họ, cũng như khẳng định uy tín trong lòng khách hàng.
3. Luôn sáng tạo, chịu tìm tòi, học hỏi cái mới
Khách hàng là thượng đế, do đó việc nghiên cứu và tìm hiểu khách hàng cũng Để tiếp cận và khai thác được các nhu cầu của khách hàng cũng cần có sự sáng tạo, nhiệt tình để có thể tạo được thiện cảm, cũng như lòng tin đối với họ. Không chỉ dừng lại tại đó các Marketer là người tạo ra các chiến lược, định hướng cho sự phát triển chung của công việc.
Để có được những chiến lược về khách hàng chất lượng và hiệu quả, người làm Marketing phải luôn cố gắng sáng tạo để đưa ra những ý tưởng mới mẻ, độc đáo, đủ sức ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khách hàng nhằm mục đích phát triển cho doanh nghiệp.
Luôn sáng tạo và tư duy bắt kịp xu hướng
4. Khả năng chịu áp lực
Marketing là ngành nghề cần sự lăn xả, nghiên cứu thị trường sâu rộng, và có thể sẽ phải đối mặt với khối lượng công việc cực kỳ lớn mỗi ngày. Do đó, khả năng chịu áp lực tốt cũng là một trong những yếu tố làm nên một marketer chuyên nghiệp.
Khi có quá nhiều việc phải làm thì các Marketer cần phải có khả năng thu xếp, chọn lọc và sắp xếp công việc khoa học. Đảm bảo vừa có thể hoàn thành công việc, vừa có thời gian nghỉ ngơi, và giải tỏa tinh thần cho bản thân.
5. Có kỹ năng làm việc nhóm
Khi bắt tay vào bất kỳ dự án hay chiến dịch nào cũng cần có đội nhóm để làm việc cùng nhau. Do đó kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả là điều mà mỗi một Marketer đều cần tự rèn luyện cho bản thân.
Một Marketer giỏi và chuyên nghiệp là người luôn biết cách giải quyết các tình huống một cách khoa học, linh hoạt và khéo léo trong việc sử dụng ngôn từ, nắm bắt được tâm lý người đối diện để có thể đàm phán, thuyết phục đồng nghiệp, khách hàng một cách hiệu quả, và có thể phối hợp làm việc với nhau nhuần nhuyễn.
Thiết lập khả năng teamwork
6. Khả năng ngoại ngữ
Khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh là một trong những công cụ cần có của mỗi Marketer. Ngoài việc ngoại ngữ sẽ giúp các bạn có thể tham khảo, học hỏi được từ những thương hiệu nước ngoài để nâng cao vốn kiến thức thì tiếng Anh còn giúp các bạn có thể tự tin giao tiếp với các đơn vị nước ngoài.
Từ đó dễ dàng mang đến các chiến dịch kết hợp truyền thông chất lượng và dễ dàng tạo nên những dấu ấn, lòng tin cho các khách hàng.
Những bộ phận cần có trong ngành Marketing
Có rất nhiều bộ phận cần có trong ngành marketing và trong mỗi một công ty thì thường có những cái tên khác nhau. Và dưới đây là các bộ phận cần có trong ngành Marketing mà các bạn có thể tìm hiểu và ứng tuyển.
1. Team Quảng cáo (Advertising)
Bộ phận Quảng cáo là nơi có nhiệm vụ chính là quảng bá, cũng như truyền thông một ý tưởng, hay sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó của công ty trên thị trường dưới các hình thức đặt các bài quảng cáo trên các phương tiện truyền thông khác nhau.
Bộ phận quảng cáo
2. Team Quan hệ công chúng (PR)
Đây là nơi mà các chiến dịch truyền thông về việc tạo dựng nên các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Có thể là khách hàng doanh nghiệp hoặc khách hàng lẻ.
Quan hệ công chúng là làm gì?
3. Bộ phận Chăm sóc khách hàng
Về cơ bản thì Marketing cũng là bộ phận đóng vai trò, ghi nhận và giải quyết các vấn đề từ khách hàng. Đối với các doanh nghiệp thì khi bán hàng thì khách hàng không chỉ cần được chăm sóc từ lúc chưa mua hàng, mà ngay cả khi đã mua xong cũng vẫn cần được chăm sóc và quan tâm.
Khi bạn mang đến dịch vụ tốt thì các khách hàng khác sẽ tự tìm đến với họ thông qua truyền miệng, thông qua giới thiệu. Và khi bạn làm tốt điều này thì những gì mà bạn mang đến cho người tiêu dùng không còn dừng lại là các sản phẩm sử dụng nữa, mà còn là chất lượng thương hiệu. Nếu không thể làm tốt điều này thì các bạn đã tự làm mình thua cuộc trước những đối thủ khác trên đường đua thương trường.
4. Bộ phận Direct Marketing
Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc mang những thông điệp quảng cáo truyền thông tới khách hàng thông qua các ấn phẩm như: Tờ rơi, biểu mẫu, biển quảng cáo ngoài trời,…
Tiếp cận khách hàng thông qua các ấn phẩm chất lượng
5. Bộ phận phân phối hàng hoá (Distribution)
Trong một chuỗi cung ứng thì phân phối là một trong những mắt xích không thể thiếu. Bộ phận này chịu trách nhiệm trực tiếp vận chuyển hàng hóa từ kho đến các nơi phân phối như: các cửa hàng, siêu thị,..
Phân phối sản phẩm là làm gì
6. Hoạch định và nghiên cứu thị trường (Market Research)
Đây là bộ phận có nhiệm vụ thu thập và phân tích các thông tin nhằm mục đích nghiên cứu thị trường. Việc làm này sẽ giúp cho doanh nghiệp liên tục nắm bắt được các nhu cầu, hay các phản ứng của người dùng về sản phẩm, hay dịch vụ của mình.
Các doanh nghiệp thường luôn tiến hành việc nghiên cứu thị trường liên tục để có thể theo kịp các xu hướng mới. Việc này giúp cho doanh nghiệp có thể nắm bắt và tạo ra được các sản phẩm mới, hoặc các chính sách phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.
Đưa ra chiến lược truyền thông phù hợp nhu cầu khách hàng
7. Bộ phận tạo kế hoạch truyền thông (Media Planning)
Các kế hoạch truyền thông thường liên quan trực tiếp đến các chiến lược Marketing. Đây là cách sử dụng các kênh truyền thông để có thể tiếp cận chính xác đến gần hơn với thị trường mục tiêu.
Các kênh truyền thông thường được lựa chọn để trình chiếu media quảng cáo là: mạng xã hội, truyền hình, báo chí, radio,…
Nghiên cứu chiến lược truyền thông ấn tượng
8. Bộ phận định giá sản phẩm (Product Pricing)
Trước khi định giá, các bạn cần quan tâm đến rất nhiều thứ như: chi phí sản xuất, chi phí phí vận chuyển. Đồng thời cũng phải quan sát mặt bằng chung giá với đối thủ trên thị trường để đưa ra chiến lược giá phù hợp.
Đa số tất cả các sản phẩm đều hiếm khi giữ nguyên giá trong suốt một khoảng thời gian dài. Vì có thể trong thời gian đó các chi phí cố định có thể thay đổi như: chi phí sản xuất, chi phí tiền lương, hoặc các đối thủ cạnh tranh của bạn cũng giảm giá đột ngột. Bạn cần phải nhận thức được đầy đủ mọi yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá cả trong mọi trường hợp.
Định giá sản phẩm hợp lý
9. Đội nhóm kinh doanh (Sales)
Sales cũng là một trong những bộ phận nằm trong Marketing. Bộ phận Sales sẽ bao gồm các công việc liên quan đến lập định kế hoạch bán hàng, đào tạo và dẫn dắt đội ngũ kinh doanh nhằm mục đích thúc đẩy chỉ tiêu bán hàng.
Công việc của bộ phận Sales cũng liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, cũng như đưa ra các kế hoạch tiếp cận, khai thác nhu cầu khách hàng. xếp một kế hoạch làm thế nào để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiện có. Nhân viên sales thường có vai trò trong việc hoàn thành các chỉ tiêu đó.
Thúc đẩy bán hàng thông qua đội ngũ sales
10. Bộ phận One-to-one Marketing
Bộ phận tiếp thị 1 – 1 thường liên quan đến các công việc như: giao tiếp, trao đổi một cách trực tiếp với từng khách hàng, thu thập các thông tin, phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ.
Những dữ liệu từ bộ phận này sẽ giúp công ty có thể dễ dàng đưa ra một số các điều chỉnh phù hợp để tiếp cận gần hơn với thị hiếu và sở thích của mỗi khách hàng.
Marketing One to one là làm gì
11. Bộ phận Impression Marketing
Đây là một thành viên của phòng Marketing, chức năng của nó là phải làm sao để khiến người tiêu dùng có được những nhận thức tốt nhất về sản phẩm, cũng như dịch vụ của doanh nghiệp bạn cung cấp.
Giáo dục khách hàng nhận thức về sản phẩm
Trên đây là các thông tin là thuật ngữ Marketer là gì hay để trở thành Marketer cần những gì mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có cái nhìn chính xác hơn về ngành nghề cũng như các bộ phận trong ngành Marketing. Chúc các bạn thành công!