KOC là gì? Nếu bạn là một người làm trong lĩnh vực Marketing thì chắc chắn đã từng bắt gặp cụm từ này ở đâu đó không dưới 1 lần đúng không. Thế nhưng bạn có thật sự hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ này hay không.
Hãy cùng tìm hiểu về các KOC và lý do tại sao họ đang dần trở thành xu hướng mới trong ngành Marketing hiện nay qua bài viết sau đây nhé!
KOC là gì?
KOC là tên viết tắt của cụm từ Key Opinion Consumer, hiểu đơn giản là những người có tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực hay nhóm đối tượng nào đó trên thị trường.
Công việc của họ chủ yếu là trực tiếp trải nghiệm một sản phẩm, hay dịch vụ nào đó và đưa ra những đánh giá, nhận xét dựa trên những quan điểm cá nhân chia sẻ cho đông đảo với những người theo dõi họ thông qua các nền tảng mạng xã hội cá nhân.
Công việc này hiện nay vẫn còn khá mới mẻ, tuy nhiên đối với giới trẻ thì có lẽ nó đã sớm trở thành ngành nghề được các bạn trẻ hướng đến và mong muốn có thể theo đuổi.
KOC thường chỉ những người có tầm ảnh hưởng chưa quá lớn, tuy nhiên các đánh giá của họ thường dựa trên những trải nghiệm thực tế từ cá nhân. Vậy nên các đánh giá của họ thường có những tác động cực kỳ lớn tới quyết định của khách hàng hiện nay.
Bản chất khách hàng sẽ thường quan tâm và đánh giá cao các trải nghiệm thực tế hơn là những lời quảng cáo, “vuốt ve” của những người nổi tiếng hiện nay. Vậy nên KOC dường như trở thành một trong những xu hướng Marketing mới, và được nhiều các nhãn hàng, doanh nghiệp để ý tới.
KOC khác gì KOL?
KOC và KOL có sự khác biệt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin trong phần dưới đây nhé.
KOC khác gì KOL
1. Độ phổ biến
Hiện nay chỉ cần với một cái click chuột, chúng ta có thể tìm thấy hàng tá thông tin về một nhân vật nào đó. Và những người này thường có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn trong các cộng đồng, mức độ phổ biến và được biết đến của họ là rộng rãi đối với nhiều độ tuổi, cộng đồng hay các lĩnh vực.
Họ cũng thường xuyên tham gia vào các chiến dịch truyền thông để truyền tải thông điệp, truyền cảm hứng để tạo sức lan tỏa. Thì những người này thường được gọi KOLs (Key Opinion Leaders).
Còn đối với KOC thì chỉ đơn giản là những người tiêu dùng, họ trực tiếp trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời đưa ra những quan điểm cá nhân để đánh giá về sản phẩm và dịch vụ đó. Sau đó chia sẻ rộng rãi các trải nghiệm đó đến với những người tiêu dùng khác mà không thông qua bất cứ một chiến dịch hay dự án truyền thông nào khác.
Những KOC cũng thường không được quá nhiều người biết đến, nếu các đánh giá của họ uy tín thì thường sẽ chỉ nổi tiếng trong một lĩnh vực hoặc cộng về 1 lĩnh vực nào đó, ví dụ: làm đẹp, ăn chay,…
Mức độ phổ biến
Từ đó ta thấy được KOL thì thường tập trung vào quảng bá thương hiệu trong phạm vi lớn, còn KOC sẽ tập trung vào việc bán hàng, cũng như các đánh giá sản phẩm, dịch vụ.
2. Quy mô số lượng khán giả
Các KOLs sẽ thường được phân loại dựa trên lượng người theo dõi trên mạng xã hội của họ. Đây cũng chính là thước đo, và tiêu chí đầu tiên để đánh giá, cũng như lựa chọn KOLs trước mỗi chiến dịch.
Đối với các KOC thì lượng người theo dõi thường không phải yếu tố quyết định để nhãn hàng đánh giá, chọn lựa. Vì thường các nhãn hàng sẽ đánh giá cao các nhận xét của họ với các sản phẩm, dịch vụ họ đã trải nghiệm để xem mức độ chân thực, cũng như sự khách quan.
Đối với nhiều KOC, họ thường tập trung vào việc đánh giá chất lượng một cách cực kỳ khách quan nên lượng theo dõi vẫn còn hạn chế.
Nhưng đổi lại những người theo dõi họ thường là tệp khách chất lượng mà các nhãn hàng mong muốn hướng đến, cũng như có thể tiếp cận.
3. Khả năng chuyên môn
Trong khi KOLs thường được đánh giá là người buộc phải có kiến thức đủ sâu, rộng cũng như chuyên môn để có thể dẫn dắt người dùng trải nghiệm, sử dụng sản phẩm. Thì đối với KOC, họ chỉ cần đứng trên cương vị là một người tiêu dùng và đưa ra những đánh giá chân thật của mình về sản phẩm đã sử dụng.
Dù có lượng theo dõi thấp nhưng đại đa số KOC vẫn thường được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng vào các đánh giá hơn là các KOLs nổi tiếng. Bởi KOC thường mang đến các trải nghiệm thực tế, thường rất ít khi mang tính quảng cáo cho sự kiện.
4. Mục tiêu của nhãn hàng khi sử dụng KOC, KOL ra sao
Trong bất cứ một chiến dịch truyền thông hay quảng bá nào thì KOC hay KOL đều là các nhân tố không thể thiếu. Tuy nhiên, sử dụng như thế nào thì thường các nhãn hàng sẽ có những mục tiêu khác nhau để lựa chọn.
Khi sử dụng KOL, mục tiêu của nhãn hàng sẽ thường là nhằm tăng độ nhận diện cho thương hiệu, sản phẩm. Tăng độ phổ biến của sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng. Và thường KOL sẽ được sử dụng trong các buổi lễ ra mắt, chiến dịch truyền thông sản phẩm.
Phân biệt KOC và KOL
Khác với KOL thì KOC sẽ là những người xuất hiện và chịu trách nhiệm đưa ra các đánh giá dựa trên trải nghiệm chân thực của bản thân. Việc sử dụng KOC sẽ giúp nhãn hàng tăng được độ tin cậy của sản phẩm từ phía người tiêu dùng, cùng với đó sẽ tác động trực tiếp đến doanh số.
5. Tính xác thực khi đánh giá sản phẩm, dịch vụ của KOC, KOL
Hiện nay trước mỗi chiến dịch truyền thông, các nhãn hàng sẽ thường liên hệ với nhiều KOL để tăng độ phủ cho sản phẩm. Nhưng nhiều trường hợp bị phản tác dụng, vì những câu từ PR quá đà, đi sai với sự thật khiến cho khách hàng thất vọng.
Hiện nay, khách hàng ngày một trở nên thông minh, và thường sẽ rất khó có thể dẫn dắt họ bằng những chiêu trò PR từ người nổi tiếng.
Vậy nên, nghiễm nhiên các bạn KOC với độ phủ thấp hơn lại được tin tưởng và đánh giá cao hơn hẳn. Vì đại đa số khách hàng sẽ cho rằng họ đưa ra những đánh giá chân thật, khách quan hơn nhiều do đã có những trải nghiệm thực tế.
Dù là ưu hay nhược điểm thì KOC cũng thường không ngần ngại chia sẻ để người tiêu dùng lưu ý. Đó là một điểm cộng khiến cho KOC ngày càng được tin tưởng hơn.
Làm thế nào để đánh giá chất lượng của KOC?
Các nhãn hàng sẽ thường đánh giá chất lượng của KOC dựa trên các tiêu chí sau:
- Relevant: Đây là chỉ số đánh giá về mức độ viral (phổ biến), chỉ số này sẽ thể hiện trực tiếp mức độ phù hợp của KOC đối với sản phẩm. Bởi các KOC thường có xu hướng review trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng trong những lĩnh vực họ có chuyên môn thì khi chia sẻ và đánh giá sẽ có điểm Relevance Score tương đối cao (trên 60%) và thường xuất hiện trong bảng xếp hạng KOC.
- Performance: Đây là chỉ số đo lường tính hiệu quả trên nội dung mà các KOC chia sẻ, và lan tỏa. Một KOC có khả năng tác động lớn đến hành vi người dùng, là những người chia sẻ các nội dung thu hút được nhiều khách hàng quan tâm, hướng đến việc trải nghiệm, cũng như mua sản phẩm. Từ đó mang lại hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo, thúc đẩy doanh thu.
- Growth: Đây là việc đánh giá việc lựa chọn KOC phù hợp với chiến dịch quảng bá, hay truyền thông. Để có được chỉ số này tốt, doanh nghiệp cần dựa trên thông tin sản phẩm cũng như cập nhật liên tục các xu hướng mới trên thị trường để có được một kế hoạch Influencer chỉnh chu, bài bản. Từ đó tạo tiền đề cho việc lựa chọn các KOC phù hợp để cộng tác, nhằm tạo nên sự thành công cuối cho toàn bộ chiến dịch.
Cách KOC kiếm tiền như thế nào?
Cách mà các KOC hiện nay đang kiếm tiền gần như không hề khác với các KOL vẫn đang làm. KOC vẫn hoàn toàn có thể kiếm tiền từ Youtube thông qua các việc sản xuất các video đánh giá, trải nghiệm.
Cách KOC kiếm tiền
Bên cạnh đó các KOC cũng có thể nhận sản phẩm từ các nhãn hàng để thực hiện truyền thông, quảng bá và thu tiền hoa hồng.
Hoặc họ cũng có thể kiếm tiền bằng cách hợp tác với các nhãn hàng để bán hàng thông qua hình thức affiliate marketing.
Vì sao KOC đang dần trở thành xu hướng?
Trong thời đại công nghệ số ngày một phát triển như hiện nay, thì việc người dùng có thể tiếp cận với nhiều luồng thông tin, cũng như họ bị ảnh hưởng bởi các thông tin đó đến hành vi mua hàng là không thể tránh khỏi.
Nhưng khi có khách hàng sẽ càng cẩn thận hơn với việc đưa ra lựa chọn mua sắm, và họ sẽ mong muốn được tiếp cận với những nguồn đánh giá thực tế từ người dùng. Vậy nên KOC ra đời và họ nhận được sự tin tưởng gần như tuyệt đối của khách hàng.
KOC đang dần trở thành xu hướng
Cũng chính vì lẽ đó mà dần dần các nhãn hàng cũng bắt đầu chuyển đổi xu hướng sang tập trung vào các KOC nhiều hơn. Bởi vậy, các KOC dần dần thay thế KOL vì các yếu tố sau:
1. Tiết kiệm chi phí quảng cáo cho nhãn hàng
Khi hợp tác với KOL các nhãn hàng thường phải cân đối chi phí vì họ sẽ phải trả một khoản chi phí khá lớn cho KOL dựa trên mức độ nổi tiếng, độ viral của họ. KOL bạn lựa chọn càng nổi tiếng, thì chi phí thù lao cần chi trả càng cao, không những thế các công việc như sản xuất nội dung, sử dụng hình ảnh cũng sẽ mất thêm chi phí đi kèm.
Còn đối với KOC thì khác, họ sẽ chỉ cần mức thù lao cho mỗi chiến dịch thông qua hình thức hợp tác mà hai bên thỏa thuận với nhau. Hoặc họ sẽ chỉ lấy hoa hồng dựa trên các sản phẩm bán được thông qua kênh, hoặc ấn phẩm, video mà họ cung cấp.
Mức chi phí của KOC rõ ràng là tiết kiệm hơn, đồng thời cũng đảm bảo về mức độ thúc đẩy doanh thu trực tiếp cho nhãn hàng.
2. Tăng doanh thu hiệu quả
KOC là những người trải nghiệm trực tiếp sản phẩm, và mang đến những đánh giá về chất lượng, ưu nhược điểm của sản phẩm cũng sẽ được đánh giá trực quan, mà không phụ thuộc vào kịch bản PR từ nhãn hàng.
Vậy nên các đánh giá của KOC thường chân thực hơn, đảm bảo tính tin cậy cho người dùng. Từ đó tác động đến hành vi mua hàng, giúp nhãn hàng tạo hiệu ứng tốt hơn cho việc thúc đẩy doanh số hiệu quả.
3. Tăng cường lòng tin đối với khách hàng
KOC thường không chỉ mang đến những hiệu quả tức thì trong thời điểm hiện tại mà gần như sẽ tạo nên mức độ uy tín cho nhãn hàng trong lòng khán giả. Bởi việc cung cấp các trải nghiệm chân thật sẽ giúp cho khách hàng tin tưởng hơn vào dịch vụ, cũng như sản phẩm của doanh nghiệp trong suốt thời gian dài sau đó.
Xu hướng KOC giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh thu, tạo độ tin cậy, vậy nên có thể dễ dàng đo lường được ngay mức độ hiệu quả của chiến dịch. Từ đó doanh nghiệp có thể kịp thời đưa ra các phương án xử lý kịp thời nếu sản phẩm có phát sinh lỗi.
Nhờ những bước đi chậm mà chắc thì dần dần KOC cũng sẽ xây dựng được tên tuổi trong cộng đồng người tiêu dùng, và mang đến những hiệu quả cho doanh nghiệp thông qua các con số thực tế.
Lý do nên làm Marketing với KOC
KOC hiện nay đang là hình thức Marketing vô cùng hiệu quả, cho dù nó vẫn còn khá mới mẻ trên thị trường.
Tuy nhiên, đứng trên cương vị là một người sử dụng sản phẩm thì tiếng nói của họ mang đến sức ảnh hưởng lớn tới hành vi tiêu dùng. Vậy hãy cùng tìm hiểu các lý do, tại sao các doanh nghiệp nên sử dụng KOC ngay sau đây nhé.
1. KOC là cầu nối để quản lý quan hệ khách hàng với KOL
Đứng trên cương vị là một người tiêu dùng trải nghiệm trực tiếp các sản phẩm thì KOC sẽ là những người đầu tiên đưa ra các ưu, nhược điểm của sản phẩm để nhãn hàng có thể nắm bắt và kịp thời chỉnh sửa.
Làm Marketing với KOC
Ngoài ra trước khi đưa các đánh giá đó ra để tiếp cận với người tiêu dùng thì KOC sẽ là cầu nối giữa nhãn hàng và người tiêu dùng. Họ sẽ giúp nhãn hàng thu thập các luồng ý kiến, thông tin của khách hàng về sản phẩm sắp ra mắt đó xem mức độ quan tâm, thu hút của sản phẩm đó liệu có được đón nhận không.
Dựa trên các phản hồi đó, doanh nghiệp có thể tạo ra các buổi dùng thử, trải nghiệm sản phẩm miễn phí với chi phí cực kỳ thấp nhưng lại có hiệu quả rất là cao đó nhé.
2. KOC giúp đánh giá ảnh hưởng của người tiêu dùng trong tương lai
Không chỉ giúp nhãn hàng trong khoảng thời gian đầu mới ra mắt sản phẩm, sức ảnh hưởng của KOC thường đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong vòng đời của khách hàng, cũng như các hành vi tiêu dùng của họ trong tương lai.
KOC sẽ giúp nhãn hàng tìm hiểu, cũng như đề xuất các phương án để xây dựng niềm tin của người dùng đối với thương hiệu, sản phẩm. Từ đó tăng độ phủ, tăng độ nhận diện thương hiệu, thúc đẩy tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
Sau đó, KOC chính là người giới thiệu trực tiếp sản phẩm của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Và liên tục cập nhật các xu hướng để làm mới hình ảnh cho sản phẩm đó. Việc này khiến cho độ tin cậy được xây dựng bền vững, từ đó ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua sắm của người theo dõi họ thường xuyên.
Cách sử dụng KOC review sản phẩm, dịch vụ chân thực
Việc sử dụng KOC làm phương tiện truyền thông một cách khôn khéo để người dùng cảm thấy có độ chân thực cao, không bị PR quá lố là một bài toán mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần tính toán kỹ lưỡng trước khi lên kế hoạch Influencer Marketing.
Để giải quyết vấn đề đó, các nhãn hàng có thể áp dụng nguyên lý 80/20. Trong đó 80% sự tin tưởng, khen và 20% là các điểm chưa hài lòng về sản phẩm, hay dịch vụ đó.
KOC áp dụng nguyên lý 80/20
KOC đang là một nghề vô cùng phát triển và sắp tới trong tương lai nó sẽ còn được nhiều người tin tưởng hơn nữa. Do đó các doanh nghiệp, nhãn hàng cần liên tục cập nhật các xu hướng mới, và vận dụng linh hoạt để có thể mang đến lợi nhuận tích cực cho mình.
KOC là gì? Thông qua bài viết trên các bạn đã phần nào hiểu được về ngành nghề này chưa. Hy vọng rằng với bài viết trên đã giúp các bạn hiểu biết hơn, cũng như đưa ra các đánh giá chính xác hơn về KOC và KOL để có thể đưa ra các chiến dịch Marketing phù hợp với nhãn hàng, doanh nghiệp của mình.