Định vị sản phẩm là gì? 5 cách định vị sản phẩm trên thị trường

Định vị sản phẩm cũng có thể coi như một tuyên ngôn của nhà sản xuất về sản phẩm của mình trên thị trường. Vậy ý nghĩa của định vị sản phẩm là gì? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra cái nhìn bao quát nhất về nó.

Định vị sản phẩm là gì?

Định vị sản phẩm – Product Positioning chính là một tuyên ngôn mà nhãn hàng muốn truyền tải đến khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh. Theo Philip Kotler đây là hành động “Thiết kế cách dịch vụ và hình ảnh của công ty, doanh nghiệp để chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm trí thị trường mục tiêu”.

Điều này làm nổi bật điểm mạnh của sản phẩm để người dùng nhận biết giữa vô vàn sản phẩm cạnh tranh trên thị trường.

Việc định vị sản phẩm của bạn đang nằm ở đâu sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi lên kế hoạch truyền thông.

dinh-vi-san-pham-la-gì
Định vị sản phẩm là gì

Những lợi ích của việc định vị sản phẩm

Trong thời điểm bùng nổ mạng xã hội, thời đại công nghệ 4.0, chỉ mất vài giây để tìm kiếm từ khóa người dùng quan tâm trên Google. Tuy nhiên trong hàng ngàn kết quả trả về thì chỉ những sản phẩm thật sự nổi bật mới có thể chiếm được sự quan tâm của họ.

Những khách hàng thông thái sẽ so sánh, cân đo các nhãn hàng với nhau. Các Feedback thực tế từ người dùng thật, từ người thân sẽ được tin tưởng hơn.Và chỉ những sản phẩm làm tốt công tác định vị sản phẩm mới có thể tăng cao khả năng rút ví của thượng đế.

Cách tốt nhất để phát triển chiến lược định vị sản phẩm một cách hiệu quả

Tác dụng của định vị sản phẩm là không cần bàn cãi, vậy nên xây dựng chiến lược định vị sản phẩm ra sao để có được hiệu quả cao nhất?

1. Thấu hiểu khách hàng mục tiêu

Hiểu rõ khách hàng của mình là ai, họ mong muốn gì ở sản phẩm doanh nghiệp mang lại chính là điều đầu tiên bạn cần nắm rõ.

XEM THÊM:  Client là gì? 5 yếu tố để Client và Agency hòa hợp!

Thiết kế sản phẩm theo tiêu chí này sẽ giúp thỏa mãn các nhu cầu của khách đồng thời duy trì thông điệp về thể mạnh sản phẩm.

thau-hieu-chan-dung-khach-hang-muc-tieu
Thấu hiểu chân dung khách hàng mục tiêu

2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Có câu “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, đối thủ cạnh tranh chính một hệ quy chiếu chuẩn chỉ để ta xây dựng kế hoạch truyền thông hiệu quả hơn. Hãy làm sao để chứng minh được một cách tinh tế điểm mạnh của mình so với đối thủ.

Một ví dụ điển hình là sự cạnh tranh của Coca Cola và Pepsi. Trong một mẫu quảng cáo của Pepsi, có một cậu bé đã mua 2 lon Coca tại máy bán tự động chỉ để đứng lên trên và với lấy lon Pepsi.

Quả là một phen cà khịa đối thủ không thương tiếc. Nhưng ngay sau đó, Cocacola đã lên tiếng rằng “cứ hai lon CocaCola được bán ra thì mới có 1 lon Pepsi được bán”. Rất tiếc sau đó CocaCola cũng đã đâm đơn kiện nên mẫu quảng cáo trên đã bị cấm chiếu.

Nói chung cuộc chiến của hai ông lớn này là cuộc chiến không có hồi kết. Và khán giả thì năm nào cũng háo hức chờ đón.

3. Hiểu về sản phẩm mình đang kinh doanh

Đây được xem là yếu tố tối quan trọng để giúp chiến lược xây dựng định vị sản phẩm thành công. Một ví dụ về định vị sản phẩm chắc chắn ai cũng biết đó là Coca-cola.

Ban đầu sản phẩm này được phát minh hết sức tình cờ, nhưng chỉ trong vòng 10 năm từ 1899 đến 1909 đã có 379 nhà máy ra đời để đáp ứng nhu cầu cho thị trường.

Một trong những định vị thành công mà hãng xây dựng chính là hình ảnh thân chai với đường cong “bottle contour”. Cùng với đó là hình ảnh dải lụa đỏ đặc trưng.

Chỉ với hai yếu tố tưởng chừng như đơn giản này, hãng đã thành công ghi dấu trong mắt người tiêu dùng. Chỉ cần nói đến hai điểm này thì bất cứ ai cũng biết đó là loại nước ngọt có gas nào.

vi-du-ve-dinh-vi-san-pham-thanh-cong
Ví dụ về định vị sản phẩm thành công

5 cách để định vị sản phẩm trên thị trường

Để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường không phải là đơn giản mà đòi hỏi một quá trình xây dựng. Sau đây là 5 điều cần thiết để định vị sản phẩm của bạn.

1. Định vị giá bán sản phẩm

Trên thị trường, nhiều đơn vị chọn định vị theo giá bán của sản phẩm. Ví dụ với điện thoại di động, thương hiệu Xiaomi định giá bán rẻ hơn so với các dòng máy của Apple.

Các model của Xiaomi được người dùng mặc định là smartphone có giá rẻ nhưng vẫn đầy đủ tính năng.

vi-du-ve-dinh-gia-san-pham
Ví dụ về định giá sản phẩm

2. Định vị thông qua phân khúc người tiêu dùng cụ thể

Trái ngược với ví dụ về Xiaomi, iphone lại chủ yếu dành cho phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình khá. Do các model đến nhà Táo khuyết thường có vòng đời khá ngắn và giá bán thường rất cao nên không phải ai cũng dễ dàng sở hữu khi mới xuất hiện trên thị trường.

XEM THÊM:  Thương hiệu cá nhân là gì ? Bật mí 10 cách xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả

Chiến lược này đòi hỏi nhà bán cần có những chiến dịch truyền thông rầm rộ hơn để người tiêu dùng khắc ghi vào đầu điểm mạnh này. Để khi có nhu cầu họ sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm đó.

3. Định vị dựa trên đặc tính sản phẩm, dịch vụ

Đây cũng là chiến lược mà nhiều nhãn hàng lựa chọn để xây dựng các chiến lược Marketing. Chủ yếu nhấn mạnh và lợi ích và tính năng sản phẩm của mình cung cấp để tạo sự khác biệt cho thương hiệu của mình.

Thông thường, chiến lược này sẽ thường được dùng cho những sản phẩm đã được ra mắt và có những điểm nổi trội hơn hẳn.

Ví dụ, Mẫu xe Attrage của Mitsubishi được quảng bá đánh mạnh vào khả năng tiết kiệm xăng, không gian xe rộng rãi và giá rẻ trong cùng phân khúc. Dòng xe của hãng Mercedes lại đi kèm với truyền thông là xe hạng sang, xe chủ tịch.

Top 4 chiến lược định vị sản phẩm đem lại hiệu quả

Nếu bạn chưa biết làm sao để xây dựng vị thế cho hiệu quả thì hãy tham khảo 4 chiến lược sau:

1. More for the same – cùng giá tiền nhưng nhận được nhiều hơn

Chiến lược này cung cấp đến người dùng nhiều lợi ích hơn với đối thủ cạnh tranh nhưng cùng một mức giá. Ví dụ, với khoảng 60,000 bạn có thể uống được 2 ly đồ uống ở quán nhỏ, nhưng chỉ mua được 1 ly ở những thương hiệu nổi tiếng như Highland.

do-uong-highland-co-muc-gia-trung-binh-cao
Đồ uống Highland có giá trung bình cao

2. More for more – giá cao đi đôi với đẳng cấp và chất lượng

Chiến lược này thường được các doanh nghiệp hướng đến những khách hàng mục tiêu có mức chi tiêu cao. Khách hàng ở phân khúc này sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn cho sản phẩm giúp họ khẳng định hình ảnh bản thân, hoặc phục vụ cho sở thích cá nhân.

Ví dụ như tủ lạnh Smeg không có nhiều công nghệ cao cấp nhưng vẫn có giá bán khá cao. Tuy nhiên đây vẫn là niềm ao ước của nhiều chị em mê đồ bếp, đó là do model tủ của hãng có vẻ ngoài rất cổ điển và vẫn rất sang chảnh. Là một món đồ giúp nâng tầm vẻ đẹp nhà bếp lên rất nhiều.

3. More for less – chi nhiều hơn

Với chiến lược thương hiệu chọn xây dựng sản phẩm có chất lượng cao hơn nhưng giá cả lại thấp hơn. Thông thường chiến lược này thường được các ông lớn áp dụng nhờ vào nguồn vốn lớn với mục tiêu chiếm lĩnh thị phần.

Ví dụ gần đây nhất cho chiến lược này là sự cạnh tranh gắt gao của các chuỗi nhà thuốc để tranh giành thị phần bán lẻ dược phẩm.

4. Less for much less – chi tiêu tiết kiệm

Trái lại với more for more, less for less sẽ hướng tới sản xuất sản phẩm có chất lượng và giá cả thấp hơn so với đối thủ. Sản phẩm đi theo xu hướng này chủ yếu hướng đến nhóm khách hàng cho mức chi tiêu ít.

XEM THÊM:  Bật mí 4 yếu tố then chốt trong quá trình xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả

Áp dụng ngành này thường thấy nhất là các sản phẩm dùng trong chăm sóc cơ thể. Chẳng hạn những loại sữa tắm không nổi tiếng thường có giá bán rẻ dung tích lớn để cạnh tranh.

Các bước định vị sản phẩm

Khi đã xác định được chiến lược mà mình hướng đến thì điều cần thiết tiếp theo là xây dựng các bước thực hiện sao cho đầy đủ và chuyên nghiệp nhất có thể.

Bước số 1: Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

Đầu tiên, là cần xây dựng được càng chi tiết càng tốt chân dung khách hàng mục tiêu. Một công thức kinh điển mà nhiều doanh nghiệp vẫn áp dụng là 5W, cụ thể:

  • Who: hiểu rõ khách hàng của mình là ai.
  • What: họ muốn gì từ sản phẩm của chúng ta.
  • Why: tại sao họ lại mua món hàng đó.
  • Where: khách hàng của chúng ta chủ yếu ở khu vực nào.
  • Whe: khách sẽ mua sản phẩm của chúng ta nhiều nhất vào những dịp nào.

Nguyen-tac-5w
Nguyên tắc 5w

Bước số 2: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Đây là phần việc chủ yếu do đội ngũ Marketing đảm nhiệm. Phân tích rõ điểm mạnh và yếu điểm của đối thủ chính là cách tốt nhất để tìm kiếm và xây dựng điểm “sáng” cho sản phẩm của mình.

Bước số 3: Nghiên cứu về sản phẩm thị trường

Đây là một bước quan trọng để cạnh tranh trên thị trường khốc liệt. Những sản phẩm nào đang bán chạy, giá bán ra sao, chiến lược những nhãn hàng đó là những con số mà ta cần nắm rõ.

Xem thêm: Nghiên cứu thị trường là gì ? Gợi ý 11 công cụ nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp 

Bước số 4: Lập bản đồ để định vị sản phẩm

Bản đồ định vị sản phẩm cũng là khâu tối cần thiết để bạn có thể giải đáp những câu hỏi như:

  • Bạn đang đứng ở vị trí nào trên bản đồ cạnh tranh?
  • Bạn muốn vươn lên vị trí đứng đầu hay không?
  • Đối thủ có đang vượt xa bạn không?
  • Bạn cần bao nhiêu lâu để đuổi kịp và bỏ xa đối thủ?

lap-ban-do-dinh-vi-san-pham
Lập bản kế hoạch định vị sản phẩm

Sau khi đã hoàn thành 3 bước trên là bạn có thể bắt tay vào xây dựng một bản kế hoạch hoàn chỉnh. Triển khai thông qua các hình thức Marketing, sampling, banner…

Kết luận

Một sản phẩm khi đưa ra thị trường có thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Và định vị sản phẩm là một trong những yếu tố đó. Hy vọng với bài viết giải đáp thắc mắc định vị sản phẩm là gì, cũng với những thông tin trên bạn đã có thể tự mình xây dựng những chiến lược phù hợp nhất cho nhãn hàng của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300