CRM giúp các doanh nghiệp có một cái nhìn thấu đáo về hành vi và giá trị của khách hàng thông qua các công cụ công nghệ và nguồn nhân lực từ đó những người làm kinh doanh có thể nắm bắt chính xác nhu cầu của khách hàng nhằm đưa ra chiến lược giữ chân họ
CRM là gì?
CRM là viết tắt của Customer Relationship Management được hiểu là quản lý quan hệ khách hàng. CRM có tác dụng giúp doanh nghiệp quản lý các tương tác với khách hàng ở thời điểm hiện tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai, từ đó hình thành các mối quan hệ trong kinh doanh được hiệu quả hơn. CRM được sinh ra để giúp khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời, giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh từ đó giúp gia tăng được doanh số.
Lợi ích khi sử dụng CRM
CRM giúp doanh nghiệp lưu giữ thông tin của những khách hàng thân thiết trong những dịp đặc biệt của khách hàng có thể xây dựng được mối quan hệ thân thiết và gắn kết hơn.
CRM giúp bạn có được nhiều khách hàng tiềm năng hơn khi duy trì mối quan hệ thân thiết với họ bởi khó có ai trở thành khách hàng của bạn ngay từ lần đầu tiên.
Thêm vào đó CRM là công cụ giúp bạn lưu trữ và nhắc bạn khi thời điểm đến. Có thể đó chính là ngày sinh nhật của khách hàng hay một dịp trọng đại nào khác.
CRM chính là một bức tranh tổng quan về Marketing, Bán hàng, Chăm sóc khách hàng và Doanh số. Bạn có thể theo dõi các báo cáo CRM thông qua ngày, tháng hoặc năm tài chính cụ thể.
Hệ thống CRM cho phép các bộ phận phòng ban khác nhau làm việc cùng nhau. Một team kinh doanh có thể phối hợp với team sản phẩm để cho ra một báo giá theo kích thước đặc thù. Ví dụ: một nhân viên Sale có thêm thông tin, ý tưởng sáng tạo hơn về kịch bản khi trao đổi với nhân viên phòng ban khác.
CRM giúp người quản lý dễ dàng hơn trong việc đưa ra các dự báo chính xác. Đội kinh doanh có thể dự báo doanh số tương lai từ các dữ liệu quá khứ.
CRM từ khi còn là một thông tin tiềm năng sau đó được hệ thống CRM xếp hạng tiềm năng theo mức độ tiềm năng mua hàng rồi đến bước chốt sale.
Với việc hiểu được mô hình CRM, những người làm kinh doanh có thể nắm bắt chính xác nhu cầu của khách hàng nhằm đưa ra chiến lược giữ chân họ. Khách hàng được quan tâm, có trải nghiệm tốt hơn chắc chắn sẽ quay trở lại mua hàng của doanh nghiệp trong nhiều lần tiếp theo từ đó gia tăng được doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp
Những chức năng chính của CRM
Sau đây là 4 chức năng chính của CRM, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu:
1. Lead
Lead được hiểu là tiềm năng giúp bạn quản trị được khách hàng tiềm năng từ đó tìm kiếm cơ hội và chuyển họ thành khách hàng.
2. Customer
Có một số phần mềm gọi thành phần này là Contact, Organization. Đây là chức năng giúp bạn lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng của doanh nghiệp.
3. Potentials
Potentials (hay còn gọi là Opportunity): Chức năng giúp bạn quản trị các cơ hội của từng khách hàng. Mỗi cơ hội bao gồm nguồn tạo ra cơ hội; giai đoạn bán hàng. Khi lần đầu sử dụng CRM bạn có thể thấy nhiều cơ hội bị lãng quên trước đây.
4. Quản lý công việc
Chức năng này giúp người trợ giúp làm việc cho bạn tốt hơn. Việc kinh doanh ngày càng lớn thì tệp khách hàng của bạn càng lớn và bạn không thể nhớ hết được những việc cần làm, chính vì lẽ đó, CRM sẽ nhắc bạn không thiếu sót bất cứ một khách hàng nào.
Các dạng hệ thống quản lý của CRM
Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về các dạng hệ thống quản lý của CRM:
CRM tại chỗ
Phần mềm CRM sẽ đặt ở máy chủ của công ty và người dùng sẽ chịu chi phí nâng cấp phần mềm. Hệ thống này có tác dụng quản lý, kiểm soát, bảo mật, bảo trì dữ liệu và thông tin của công ty bằng phần mềm.
Cloud-based CRM
Đây là phần mềm dựa trên nền tảng cloud. Dữ liệu được dự trữ ở mạng lưới bên ngoài để có thể truy cập internet mọi lúc mọi nơi. Đôi khi nhà cung cấp dịch vụ thứ ba có thể giám sát sự lắp đặt và duy trì dịch vụ này. Khả năng triển khai của CRM cloud thu hút những công ty có tài nguyên bị giới hạn về công nghệ.
Việc bảo mật dữ liệu có sự quan tâm của các công ty sử dụng hệ thống dựa trên cloud vì công ty không kiểm soát được thực tế việc lưu trữ dữ liệu và bảo trì dữ liệu của doanh nghiệp.
Open-source CRM
Open source CRM cung cấp mã nguồn cho người dùng, cho phép công ty, tổ chức thay đổi miễn phí. Các nền tảng của open source CRM như OroCRM, SuiteCRM và SugarCRM cung cấp các lựa chọn thay thế cho các nền tảng độc quyền từ Salesforce, Microsoft và các nhà cung cấp, tổ chức khác.
Việc áp dụng phương thức triển khai CRM tùy thuộc vào nhu cầu, nguồn lực và mục tiêu kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
CRM mạng xã hội
CRM có liên quan đến các doanh nghiệp thu hút và tương tác với khách hàng trực tiếp thông qua các mạng xã hội nổi tiếng như facebook, twitter,… Các phương tiện truyền thông xã hội trình bày một diễn đàn mở để khách hàng chia sẻ kinh nghiệm với một thương hiệu, nhằm mục đích tăng giá trị tương tác cho khách hàng trên các phương tiện truyền thông, các doanh nghiệp sử dụng CRM mạng xã hội.
Một cách khác để CRM xã hội tăng thêm giá trị cho các công ty và khách hàng là thông qua khách hàng đăng bài đánh giá về sản phẩm vì vậy công ty có thể khắc phục được những điểm thiếu sót.
CRM mobile
Sử dụng CRM cho điện thoại và máy tính bảng đã trở thành một ứng dụng không thể thiếu đối với những người làm sales và marketing. Hiện CRM mobile tận dụng các tính năng dành riêng cho các thiết bị di động như GPS nhận dạng giọng nói từ đó có thể cho nhân viên sales biết khách hàng đến từ đâu.
Kết Luận:
CRM System mang lại hiệu quả tốt nhất khi bạn thường xuyên dọn dẹp dữ liệu khách hàng hiện tại.
Từ đó loại bỏ các hồ sơ trùng lặp và không đầy đủ trước khi họ bổ sung dữ liệu CRM bằng các nguồn thông tin bên ngoài.
- Để tăng nguồn traffic, dịch vụ SEO HapoDigtal cam kết hiệu quả, tiến độ.
- Báo giá dịch vụ SEO trọn gói.
Bài viết liên quan:
Digital marketing là gì và những công cụ hỗ trợ hữu hiệu nhất