Nếu là một người mới bước chân vào ngành Marketing, chắc hẳn không ít lần bạn bắt gặp những thuật ngữ khiến bạn bỡ ngỡ. Và Content strategy là một trong số đó. Vậy Content Strategy là gì? Cách thực hiện nó ra sao, bạn hãy theo dõi hết bài viết này để tìm ra câu trả lời nhé!
Content Strategy là gì?
Content Strategy là một chiến lược nội dung bao gồm lập kế hoạch, sáng tạo nội dung đồng thời phân phối và quản trị nội dung đó. Những nội dung này không chỉ bao gồm các thông tin trên Website mà còn có cả hình ảnh, video.
Chiến lược này định hướng rõ ràng các nguyên tắc, khuôn mẫu, cách thức hay chiến thuật cần để phát triển nội dung với mục đích tiếp thị sản phẩm, dịch vụ. Xây dựng Content Strategy cũng là xây dựng khung sườn cho một Website để tạo nên sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời xác định được hướng đi cho Website về nội dung hay văn phong viết bài.
Một chiến lược về nội dung chất lượng sẽ bảo đảm được tính hữu ích, có cấu trúc tốt và dễ dàng được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, người dùng khi truy cập Website cũng có được trải nghiệm tốt hơn nhờ có nó.
Content Strategy là gì?
Tầm quan trọng của Content Strategy đối với doanh nghiệp
Đầu tiên, có thể khẳng định Content Strategy có vai trò quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp hay chiến dịch kinh doanh nào. Nó giúp cho người quản trị web có được định hướng rõ ràng và chính xác nhất để xây dựng nội dung. Điều này sẽ tránh cho khách hàng cảm thấy dễ dàng theo dõi cũng như tìm hiểu thông tin của doanh nghiệp qua Website.
Một chiến lược nội dung được xây dựng có bài bản sẽ tạo những nội dung có giá trị lâu dài, bền vững. Cùng với đó, nó sẽ giúp bạn xác định được những gì bạn cần làm, tại sao phải làm và làm như thế nào. Tóm lại, một chiến lược nội dung là điều kiện cần để có được một Website chất lượng.
Lợi ích của Content Strategy
Content Strategy quan trọng đến thế, vậy cụ thể lợi ích mà nó đem lại cho chúng ta là gì? Đây chính là câu trả lời.
Lợi ích của Content Strategy
Thứ nhất, nó đưa đến cho ta bức tranh tổng thể kết nối giữa thương hiệu với sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Thứ hai, nó giúp xác định nội dung cũng như cấu trúc của Website.
Tiếp đến, nó xây dựng lên các khuôn mẫu, các quy trình cụ thể về biên tập cũng như kiến tạo nội dung. Cuối cùng, nó xác định cho chúng ta cách thức truyền đạt những nội dung đó sao cho hiệu quả nhất.
Không chỉ với các doanh nghiệp lớn, mà có thể nói hiện nay việc xây dựng Content Strategy được áp dụng với tất cả các quy mô bán hàng vừa và nhỏ.
Sự khác nhau giữa Content Strategy, Content Marketing Strategy
Nếu so sánh hai khái niệm này thì Content Strategy là chiến lược nội dung có cấp độ cao hơn so với Content Marketing Strategy – hay còn được gọi là chiến lược tiếp thị nội dung. Hay nói đúng hơn, cần có Content Strategy trước rồi mới thực hiện Content Marketing Strategy
Cụ thể, Content Strategy sẽ bao gồm việc tổ chức, lên lịch, sáng tạo nội dung cho các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook. Còn Content Marketing Strategy chính là việc thông qua những công cụ hỗ trợ để tiếp cận nhiều nhất đến khách hàng tiềm năng.
Kết luận lại, một chiến lược nội dung chuẩn chỉ ngay từ đầu sẽ bảo đảm cho việc tiếp thị tới khách hàng đúng hướng. Tránh được sự lãng phí về thời gian cũng như nhân sự.
Sự khác nhau giữa Content Strategy với Content Marketing Strategy
Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược Content Strategy
Với những thông tin đã nêu ở trên, chúng ta đã hiểu được khái niệm cũng như lợi ích của Content Strategy. Sau đây, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào cách xây dựng chiến lược nội dung.
1. Xác định mục tiêu của nội dung
Mỗi ngành nghề lĩnh vực đều có đặc điểm khác nhau, cũng vì thế mà chiến lược triển khai cũng khác nhau. Dù vậy, mục đích cuối cùng vẫn là nhằm mục tiêu gia tăng lượng truy cập vào Website, gia tăng chuyển đổi và tăng doanh thu.
Bạn cần xác định rõ ngành hàng của bạn cần tập trung vào yếu tố nào. Xây dựng chủ đề lớn và phân chia thành các nhánh nhỏ hơn để thu hút khách hàng. Ví dụ, Website về hạt dinh dưỡng cần làm nổi bật các yếu tố như:
- Hạt dinh dưỡng là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.
- Tiện sử dụng.
- Giúp giảm cân.
- Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng…
- Tạo sự khác biệt
Với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, bạn cần có sự khác biệt để thu hút khách hàng. Điều này có thể nằm ở nội dung, hình ảnh hay bố cục Website. Hiện nay, khi mà ngành nghề nào cũng có những ông lớn đang chiếm thị phần thì tạo ra sự khác biệt và đánh vào thị trường ngách là phương án khôn ngoan.
Bằng việc tìm ra điểm khác biệt, bạn sẽ có thể tận dụng tối đa nó và biến nó thành điểm sáng thu hút khách hàng.
2. Người giám sát dự án là ai?
Đây sẽ là người bảo đảm chiến lược nội dung của bạn diễn ra theo đúng kế hoạch. Người này cần có kỹ năng giám sát, phê duyệt cũng như chịu trách nhiệm về nội dung. Đồng thời đây cũng sẽ là người nắm sát sao tiền trình phát triển của chiến dịch.
Trong doanh nghiệp, vị trí này có thể sẽ trưởng phòng Marketing, quản lý nhãn hoặc trưởng nhóm.
Hãy chọn người có kỹ năng và kinh nghiệm để giám sát dự án
3. Đặt ra những yêu cầu, tiêu chuẩn cho nội dung
Tiêu chuẩn và yêu cầu được đặt ra là để cho nhân viên sáng tạo nội dung nắm bắt và phát triển bài viết theo đúng ý của bạn. Hãy cố gắng chuẩn hóa và có con số cụ thể. Ví dụ như độ dài bài viết, kích thước ảnh, số lượng ảnh trong bài… Những điều này không chỉ giúp bạn dễ dàng hơn trong khâu duyệt bài mà còn nâng cao tính phù hợp với người đọc.
4. Lựa chọn truyền tải nội dung thông qua những trang nào?
Sau khi đã xác định được nội dung, hãy phân loại để xác định nơi chúng ta truyền tải và quảng cáo chúng. Ví dụ như những bài viết theo chuẩn SEO phù hợp với Website, Landing Page. Nhưng những bài viết với nội dung ngắn gọn có tính kêu gọi lại hợp để đăng Fanpage hơn.
Đăng bài đúng nơi, đúng trang là điều kiện cần để bài viết đó phát huy hết tối đa khả năng tiếp cận khách hàng. Hãy đặt mình vào vị trí của người đọc để lựa chọn kênh truyền đạt nội dung cho phù hợp.
5. Đo lường hiệu quả chiến dịch
Bước cuối cùng chính là đo lường hiệu quả của chiến dịch. Điều này giúp bạn kiểm tra xem chiến dịch của mình có hiệu quả hay không. Đừng chỉ nhìn vào doanh số chiến dịch đem lại mà hãy quan tâm đến những chỉ số khác như lượt chia sẻ, mức độ lan tỏa hay số lần tìm kiếm.
Những con số này đều có giá trị như thước đo cho sự thành công hay thất bại của chiến dịch. Nó nói cho bạn biết cần phát huy ở đâu hay cải thiện những điểm nào.
Những chú ý khi thực hiện Content Strategy
Cho dù bạn là newbie hãy là một Marketer giàu kinh nghiệm thì sau đây vẫn là những chú ý quan trọng mà bạn cần khi thực hiện Content Strategy:
1. Kế hoạch về thông tin cần chú ý gì thêm hay không?
Rà soát lại toàn bộ các bước bạn đã thực hiện và đặt cho mình những câu hỏi như:
- Bạn đã có lên kế hoạch dự phòng chưa? Nếu như cần phải thay đổi liệu có đem lại phần trăm thắng lợi cao hơn không?
- Cùng với đó, bạn cũng cần chi tiết hơn về mặt nhân sự thực hiện như những ai sẽ là người làm nội dung, những người đó có đủ kinh nghiệm không?
Nói chung hãy bảo đảm sao cho chi tiết nhất các khâu khi thực hiện Content Strategy. Tránh để một nhân sự kiêm nhiệm quá nhiều hoặc ngược lại sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
Rà soát lại toàn bộ kế hoạch
2. Có cần phải chia sẻ chiến lược này đến các bộ phận khác trong công ty không?
Câu trả lời sẽ là có và không. Có là bởi vì bạn cần thông báo để các phòng ban khác nắm được và hỗ trợ khi cần thiết. Có thể là hỗ trợ về nhân lực hoặc các công việc liên quan để dồn nhân sự cho chiến dịch.
Còn không là vì tính chất công việc Marketing cũng như chiến lược kinh doanh cần hạn chế tiết lộ quá nhiều dù là trong cùng công ty. Các bộ phận khác chỉ cần biết hiện đang có chiến dịch mới là đủ.
3. Sau bao lâu thì bạn nên tiến hành chiến dịch Marketing?
Câu trả lời cho câu hỏi này tùy thuộc vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp cũng như tình hình của các chiến dịch trước đó. Thị trường thay đổi từng ngày nên bạn cũng cần cập nhật liên tục sao cho phù hợp.
Nói ví dụ nếu trước đó bạn vừa thực hiện một chiến dịch mà chưa đem lại hiệu quả như ý thì bạn cũng cần có thời gian để tìm ra vấn đề và khắc phục. Chưa kể đến yếu tố kinh tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện liên tục các Content Strategy.
Cách đặt tiêu đề thu hút cho Content Strategy
Có câu nói vui ”Trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo cỗ lòng mới ngon”. Bài viết có thể khiến người đọc thấy tò mò, thú vị mà click vào xem là nhờ tiêu đề thu hút. Cách đặt tiêu đề cũng là linh hoạt nhưng cũng có những công thức để bạn có thể dựa vào và biến tấu.
Cách đặt tiêu đề thu hút cho Content Strategy
Cụ thể:
- Tiêu đề có các con số, ví dụ: 10 mẹo giảm cân bất bại cho người béo lâu năm.
- Tiêu đề có yếu tố tiền bạc, thời gian, ví dụ: Lương 10 triệu/ tháng, chỉ 02 năm có thể mua được chung cư bạc tỷ.
- Tiêu đề dạng câu hỏi, ví dụ: Làm sao để giảm cân nhanh và hiệu quả?
- Tiêu đề có thuật ngữ mới lạ, ví dụ: “Chiến thần chốt sale” có thể là bạn nếu bạn biết mẹo này.
- Tiêu đề hướng về nhóm khách hàng, ví dụ: Chị em hay rụng tóc không thể bỏ qua bài viết này.
- Tiêu đề cảnh báo, ví dụ: Hàng triệu người đang có nguy cơ ung thư vì vật dụng quen thuộc này.
- Tiêu đề mang tính cường điệu, ví dụ: Chết đứng khi thấy những bức ảnh này
- Tiêu đề có liên quan đến người nổi tiếng, ví dụ: Ca sĩ A tin tưởng sản phẩm làm đẹp của hãng B.
- Tiêu đề có khuyến mại, ví dụ: Giảm sâu đến 50% cho model A chỉ trong tháng này.
- Tiêu đề mang tính trải nghiệm, ví dụ: Tôi đã thành thạo Content Strategy nhớ khóa học A.
- Tiêu đề có nguồn tin cậy, ví dụ: Báo cáo Google về lượt tìm kiếm của từ khóa A.
- Tiêu đề tường thuật, ví dụ: Review về sản phẩm A
- Tiêu đề có yếu tố thúc giục, ví dụ: Đọc ngay bài viết này nếu bạn muốn thành công.
Việc đặt tiêu đều cũng nên phù hợp với đặc điểm ngành hàng doanh nghiệp kinh doanh hay đối tượng khách hàng mục tiêu. Ví dụ nếu là sản phẩm dược phẩm thì không nên đặt dạng tiêu đề các từ gây hiểu lầm như “khỏi ngay” “đánh bại” “tốt nhất”.
Các sản phẩm hướng đến đối tượng trẻ nên dùng ngôn ngữ vui tươi, bắt trend. Sản phẩm cho người trung niên nên chọn câu từ lịch sự, nhã nhặn. Bởi vì các ngày, khách hàng càng “tinh” và chọn lọc nội dùng để đọc hơn, một tiêu đề “giật tít quá đà” đôi khi lại gây phản cảm.
Các bạn thân mến, trên đây là toàn bộ những điều bạn cần để giải đáp cho câu hỏi Content Strategy là gì? cũng như cách thức và các lưu ý khi thực hiện nó. Hy vọng rằng đây sẽ những thông tin hữu ích cho bạn trên con đường tìm kiếm thành công.