Bộ POSM là một trong số các nhân tố quan trọng trong mọi chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên POSM là gì cũng như các thông tin cần biết về nó không phải ai cũng nắm rõ. Cùng Hapodigital tìm hiểu nhé.
POSM là gì?
Theo khái niệm cơ bản, POSM là viết tắt của từ Point Of Sales Materials ( được hiểu là vật phẩm quảng cáo tại điểm bán – Posm tại điểm bán), là tất cả những gì như vật dụng bán hàng tại các điểm bán, các nhãn hàng tiêu dùng, cửa hàng hay các kệ.
POSm không trực tiếp đem lại doanh thu hay lợi nhuận cho nhà sản xuất mà nó thu hút ánh nhìn của khách hàng, tạo sự chú ý và kích thích hành vi mua hàng từ khách hàng. Tùy vào từng điểm bán, từng chiến dịch marketing, mục đích quảng cáo mà doanh nghiệp tiến hành sử dụng POSM vào mục đích hay chi phí như thế nào.
POSM được chia thành 2 định dạng quảng cáo là POS và POP, trong đó:
- POS nghĩa là “Point Of Sale” để chỉ các vật phẩm quảng cáo được sử dụng để người bán tiếp thị, giới thiệu và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. POS được nhìn từ góc độ từ chính những người bán hàng.
- POP – “Point Of Purchase” là nơi ngược lại với POS, đây là nơi mà khách hàng sẽ đến mua sản phẩm.
Các lợi ích của POSM trong hoạt động marketing
Để tên tuổi, thương hiệu của doanh nghiệp bạn “bay xa” thì marketing chính là một phần không thể thiếu trong đó. Trong các bước làm marketing thì việc xây dựng một chiến lược truyền thông hiệu quả có vai trò rất quan trọng và POSM là một phần trong đó. Vì vậy, POSM không chỉ đơn thuần là một quầy hàng mà hơn thế nó truyền tải những thông điệp từ phía doanh nghiệp theo một cách gần gũi nhất đến với khách hàng.
Nhận diện thương hiệu
POSM là một yếu tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu. Yêu cầu đặt ra cho thiết kế POSM là phải có được sự đồng bộ với các phần khác của hệ thống nhận diện thương hiệu: bộ nhận diện thương hiệu, sales kit, bộ văn phòng phẩm, các sản phẩm marketing…….Điều này cho thấy tính chuyên nghiệp trong phương thức quảng bá hình ảnh thương hiệu và khách hàng sẽ dành nhiều sự tin tưởng hơn đối với doanh nghiệp của bạn.
Truyền tải thông điệp tới khách hàng
Cách làm truyền thông của doanh nghiệp đã trở nên mới mẻ và đa dạng hơn xưa với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ qua nhiều kênh như: phát thanh, truyền hình, mạng xã hội, báo mạng điện tử,…Tuy nhiên, cách thức truyền thông, quảng cáo thông qua POSM vẫn cực kỳ hiệu quả mặc dù tưởng chừng như nó đã cũ. Những thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm tới đối tượng khách hàng mục tiêu của mình sẽ được thể hiện một cách trực quan và gần gũi nhất bởi POSM.
Tác động đến hành vi khách hàng
Với những bộ POSM được thiết kế đẹp mắt và chuyên nghiệp, khách hàng sẽ có những ấn tượng rất mạnh để từ đó ghi nhớ thương hiệu, muốn tìm hiểu thông tin về sản phẩm và có thể sẽ là quyết định mua hàng ngay lập tức. Là một người kinh doanh khôn ngoan, doanh nghiệp của bạn nên tận dụng tối đa hiệu quả mang lại từ POSM .
Chi phí thấp – hiệu quả tức thì
Không giống với những phương thức truyền thông tiếp thị đắt đỏ khác như event, Ads, TVC, hội thảo,…… Sử dụng POSM doanh nghiệp không tốn quá nhiều chi phí trong việc lên ý tưởng, thiết kế và in thành phẩm. Bên cạnh đó, các POSM còn có thể tái sử dụng nhiều lần ở các sự kiện với những địa điểm khác nhau với ưu điểm là dễ lắp đặt, gọn nhẹ, cũng như di chuyển và đặc biệt là khá bền. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tới nhóm khách hàng mục tiêu với chi phí và nguồn lực tiết kiệm.
Những loại POSM phổ biến trên thị trường
Poster
Poster là một ấn phẩm truyền tải thông tin qua dạng câu chữ (từ ngữ) và/hoặc thông qua những dạng hình ảnh đồ họa (các biểu tượng hoặc bức hình, tranh vẽ).
Người ta thường thiết kế poster với kích thước vừa phải để dán dọc tường hoặc cửa sổ, đủ để thấy và đọc. Poster phải truyền tải được thông điệp thật gần gũi đúng với mục đích và phải gây ấn tượng với người đọc. Poster thường được dán ở các cửa hàng tiện lợi hay cửa hàng bán lẻ.
Standee
Standee xuất hiện tại hầu hết các hội chợ, triển lãm hàng tiêu dùng hay cửa hàng tiện lợi.
Standee thường có 1 giá đỡ và 1 phần in bạt gắn phía trước thể hiện hình ảnh quảng cáo. Kích thước Standee là 6×16 (60cmx160cm) và 8×18 (80cm x180cm).
Standee có 3 loại chính được phân loại theo cấu tạo của chúng, bao gồm: Standee chữ x, standee cuốn và standee để bàn.
Booth
Booth còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như booth bán hàng, booth trưng bày hay booth quảng cáo. Đây là loại POSM với kích thước và khoảng không gian khá lớn, thoải mái để nhà đầu tư có thể trưng bày các sản phẩm, thể hiện chúng một cách ấn tượng, ở các Booth thường bố trí 2-5 nhân viên phụ trách tư vấn trực tiếp cho khách hàng.
Booth bán hàng thường được đặt tại các địa điểm như: siêu thị, công ty, trường học,……
Leaflet
Leaflet cung cấp các thông tin về sản phẩm, chương trình quảng cáo hay chiến dịch nhưng leaflet thường được thiết kế đẹp, nhỏ gọn và tiện lợi. Leaflet thường sẽ in trên khổ giấy A4, A5 để dễ dàng phân phát cũng như giúp khách hàng cầm và giữ trên tay.
Hình thức quảng cáo bằng Leaflet được sử dụng để hỗ trợ giới thiệu thông tin sản phẩm tại các đại lý, các cửa hàng. Ngoài ra nó còn được sử dụng tại các hội chợ triển lãm, sự kiện để có thể phát trực tiếp cho người tiêu dùng, tăng hiệu quả tiếp thị, sự nhận biết về sản phẩm
Tent Card
Tent card trong quảng cáo thường được đặt ở trên bàn, kệ trưng bày nhằm PR thêm cho sản phẩm, giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của khách hàng. Tent card được xem như là một vật phẩm truyền tải thông điệp của sản phẩm, thương hiệu đến khách hàng.
Hanger
Hanger posm thường được sử dụng khi doanh nghiệp muốn PR giới thiệu sản phẩm của công ty đến công chúng. Những tấm biển nhỏ Hanger là những tấm bảng nhỏ được thiết kế có móc treo với hình ảnh bắt mắt, vì thế sản phẩm được dễ dàng trưng bày ở bên ngoài gian hàng.
Các loại hanger treo quảng cáo phổ biến là: hanger dây vải, hanger dây treo kẹp sắt, hanger dây nhựa, hanger sắt,…
Sticker sale
Sticker được hiểu đơn giản là các loại nhãn dán hoặc hình ảnh minh họa dán lên trên sản phẩm hay quầy kệ cần thể hiện thông tin. Tuy kích thước nhỏ nhưng sticker thường được thiết kế bằng những hình ảnh vui nhộn, đáng yêu để dễ dàng thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Wobbler
Hiện nay Wobbler được sử dụng để thu hút sự chú ý của khách hàng, nhiều nhất là trong ngành hàng tiêu dùng, đồ điện gia dụng, đồ chơi, ngành thuốc, …
Nội dung trên Wobbler được chắt lọc sao cho ngắn gọn, bắt mắt, mang cá tính của thương hiệu hay sản phẩm nhất có thể. Kiểu dáng phong phú, chất liệu đa dạng, sẽ được lựa chọn để cho phù hợp nhất với yêu cầu , ý tưởng và còn phù hợp với không gian trưng bày.
Tester
Tester là mẫu sản phẩm dùng thử, là phiên bản thu nhỏ của chính những loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang bày bán. Các nhóm sản phẩm hay sử dụng tester là: nước xả vải, nước hoa, mỹ phẩm,……
Showcase
Showcase là các hệ thống làm mát dùng để trưng bày những sản phẩm cần giữ lạnh như thực phẩm tươi sống, rau củ quả hay trái cây. Tuy nhiên, Showcase còn được dùng để chỉ những hộp trưng bày nhỏ đặt trên các kệ chính. Showcase được thiết kế một cách đơn giản, trong suốt và thường được dán hình ảnh để làm nổi bật sản phẩm mới.
Check-out counter
Hầu hết những cửa hàng tiện lợi hay siêu thị đều có giá để đựng những sản phẩm tiện ích gần chỗ quầy thanh toán. COC thường được sử dụng để trưng các mặt hàng ăn uống tiện lợi như kẹo cao su, snack, socola; các sản phẩm nhạy cảm hay những thứ dễ quên trong khi mua hàng
Divider
Divider là loại POSM xuất hiện tại nhiều siêu thị và trung tâm thương mại. Nó được thiết kế theo kiểu bảng vẫy dọc, điều này giúp cho các gian hàng hay sản phẩm được nổi bật hơn. Đa phần Divider thường được sử dụng rất phổ biến tại các siêu thị bởi vì nó không bị chiếm nhiều diện tích di chuyển của người mua sắm.
Display island
Display island được hiểu và dịch ra là “đảo trưng bày”, tạo ra các khu vực thể hiện quảng cáo nổi bật trong siêu thị, địa điểm bán hàng. Display island được dựng lên với số lượng lớn sản phẩm và được sắp xếp trưng bày với hình dạng sáng tạo.
Hình thức trưng bày display island này được thu phí rất cao trong các siêu thị hay trung tâm thương mại.
Những lưu ý khi sử dụng POSM
- Lựa chọn loại POSM phù hợp với mục đích sử dụng: POSM hiện nay rất đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại cũng như cách bày trí. Mục tiêu của doanh nghiệp là đánh thức nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm của mình, gia tăng doanh số mà vẫn tối ưu được chi phí. Do đó, các mẫu POSM phải được sử dụng một cách phù hợp nhất thì nó mới mang lại giá trị cao.
- Vị trí đặt Posm: Vị trí quảng cáo phải đúng tầm nhìn, không bị vướng vật cản che khuất, từ 3-4 tháng/lần có thể thay đổi vị trí đặt quảng cáo để tạo nên sự mới mẻ, hấp dẫn hơn trong mắt người tiêu dùng.
- Thông điệp của Posm: Thông điệp ngắn gọn, sáng tạo, dễ hiểu nhưng phải có sức nặng, để người nhìn dễ ghi nhớ và bị thu hút ngay trong lần đầu tiên.
- Màu sắc Posm: Ưu tiên sử dụng các màu sắc nổi bật hoặc tương phản bởi chúng dễ tạo được sức hút hơn. Tuy nhiên hãy chú ý sử dụng những màu sắc sao cho đồng điệu với bộ nhận diện thương hiệu.
- Kết hợp mã QR: Việc đưa mã QR vào không chỉ giúp nhà đầu tư gia tăng tương tác với khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp có thể lấy được những thông tin, đánh giá từ họ để cải thiện cho các chiến dịch sau.
- Phải luôn luôn khác biệt: POSM không nên chỉ làm nền cho các sản phẩm xung quanh. Nó phải thật nổi bật, thật ấn tượng và thu hút mọi sự chú ý. Nếu sản phẩm và cách bày trí nào cũng giống nhau thì các chiến dịch marketing sẽ rất nhàm chán và không có điểm nhấn. Vì vậy, không nên làm một cách mờ nhạt, hãy làm cho nó thật ấn tượng & hãy luôn tạo sự KHÁC BIỆT.
Hy vọng qua bài viết này các bạn độc giả đã nắm được POSM là gì cũng như các kiến thức liên quan về nó. Cảm ơn bạn đã theo dõi.
Tham khảo thêm:
Chiến lược marketing & cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả