Infographics là gì? Cách làm Infographic chuẩn quy trình

Infographics là gì? Infographics có những dạng nào? Các bạn đã từng có những thắc mắc như thế chưa?

Chắc chắn rằng hàng ngày mỗi chúng ta đều bắt gặp rất nhiều các ấn phẩm Infographics nhưng không phải ai cũng biết tên gọi, tác dụng cũng như cách làm chúng.

Để làm rõ tất cả các vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu các thông tin trong bài viết sau của chúng mình nhé.

Infographic là gì?

Infographic là viết tắt của cụm từ Information Graphic (Đồ hoạ thông tin). Khái niệm này trong thiết kế được hiểu đơn giản là sự kết hợp các thông tin ngắn gọn với các hình ảnh minh hoạ, cùng với màu sắc bắt mắt, sống động để có thể truyền tải nhanh nhất thông tin của nhãn hàng, doanh nghiệp đến với người tiêu dùng.

infographics-la-gi

Đây là một cách để biết tất cả các thông tin, chương trình khuyến mãi, hay sự kiện thành hình ảnh, biểu tượng để truyền tải tới người theo dõi một cách nhanh chóng và dễ hiểu nhất.

Vì sao Infographic trở thành xu hướng của hiện nay?

Ngày nay, các doanh nghiệp, cộng đồng đều sử dụng Infographic ngày càng nhiều như một phương tiện truyền thông chính. Vậy tại sao nó lại trở thành xu hướng truyền thông đến như thế, hãy cùng tìm hiểu thông qua các thông tin sau đây.

1. Lợi ích và vai trò mà Infographic đem lại

Infographic càng ngày càng trở nên thông dụng hơn thông qua các lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại. Infographic không chỉ được người dùng biết đến với vai trò như các tác phẩm nghệ thuật mà nó còn có khả năng gây ấn tượng với người xem, ngay khi lần đầu tiên bắt gặp.

loi-ich-infographicsLợi ích Infographic

Các thông tin trên Infographic thường sẽ được tinh giản hóa nhằm mục đích tập trung sự chú ý của người dùng vào thông tin chính mà nó chuyển tải. Nhờ sự trình bày bằng hình ảnh một cách mạch lạc và thu hút Infographic khiến cho các chiến dịch truyền thông, quảng bá hay các chiến dịch kêu gọi vì mục đích xã hội dễ dàng đạt được hiệu quả cao.

2. Vì sao Infographic trở thành xu hướng của hiện nay?

Trong thời đại công nghệ số hiện nay thì Infographic đã dần dần trở thành xu hướng được lựa chọn nhiều nhất bởi người dùng ngày nay có quá nhiều bận rộn và nỗi quan tâm khác, để có thể dành thời gian đọc một thông báo bằng văn bản.

Cách nhanh nhất để tiếp cận, cũng như truyền tải thông tin đến họ chính là hình ảnh và các thông tin ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ. Chính bởi lẽ đó mà các thiết kế Infographic đã trở thành hoạt động quảng bá, tiếp thị được các doanh nghiệp lựa chọn đầu tư.

3. Vai trò của Infographic trong Marketing

Infographic trở thành một trong những loại Content bằng hình ảnh không thể thiếu trong Marketing ngày nay. Bởi đối với dạng Content này Marketer hoàn toàn có thể sáng tạo không ngừng nghỉ để mang đến những ấn phẩm đầy đủ thông tin, đẹp mắt, đồng thời kích thích sự tò mò và ghi nhớ của người tiêu dùng.

Các ấn phẩm quảng cáo bằng hình ảnh thường giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với người dùng hơn rất nhiều so với các cách làm Marketing truyền thống khác.

4. Lợi ích của Infographic đem lại cho Marketing

Các thiết kế Infographic không những chỉ được xem là ấn phẩm quảng cáo mà nó còn được ví như các tác phẩm nghệ thuật, đầy tính sáng tạo. Sự sáng tạo và độc đáo thông qua cách sử dụng hình ảnh, bố cục và cách đưa thông tin khéo léo để tiếp cận người dùng.

Các thông tin được đưa lên Infographic thường được đơn giản hoá, để tránh việc gây nhàm chán cho người xem. Các thiết kế càng sáng tạo, thì càng kích thích sự chú ý cũng như ghi nhớ của người tiêu dùng.

XEM THÊM:  Các công cụ đo lường hiệu quả Marketing, chỉ số KPI đánh giá xác thực

Nhờ vào cách trình bày khoa học, cùng với cách sắp xếp thông tin dễ hiểu, ngắn gọn nên Infographic thường hạn chế tối đa khả năng khó hiểu của người xem, hay mắc phải khi phải đọc quá nhiều các trang văn bản.

Các yếu tố chính tạo nên một bản Infographic

Muốn có được một thiết kế Infographic một cách ấn tượng, đẹp mắt thì trước hết các bạn cần hiểu rõ các yếu tố tạo nên sự thành công của nó trước đã nhé.

yeu-to-quan-trong-tao-nen-infographics

Yếu tố quan trọng tạo nên Infographic

1. Đọc lướt mà vẫn nắm được nội dung truyền tải

Nhiệm vụ chính của Infographic là biến các thông tin phức tạp, trở nên đơn giản và dễ hiểu, dễ nhớ thông qua các hình ảnh đồ hoạ đẹp mắt.

Vậy nên việc tạo ra các Infographic đơn giản, đảm bảo người dùng chỉ cần lướt qua cũng có thể nắm được nội dung cần truyền tải chính là nhiệm vụ chính mà người thiết kế cần đảm bảo thực hiện.

2. Tóm gọn nội dung chính

Nhiều lúc các nội dung bên trong Infographic thường dễ khiến người dùng hiểu nhầm, hoặc khó có thể hiểu hết các nội dung đăng tải.

Vậy nên người thiết kế cần phải cẩn thận sử dụng các hình ảnh ẩn dụ dễ hiểu, để có thể tóm gọn toàn bộ nội dung chính và truyền tải điều đó đến người xem một cách trực quan nhất.

3. Sử dụng dữ liệu hình ảnh để minh họa, giải thích thông tin cho người đọc

Tuỳ vào từng trường hợp, cũng như các thông tin cụ thể mà các ấn phẩm Infographic sẽ được xử lý dữ liệu thông qua các hình ảnh đẹp mắt, để giúp người dùng nắm bắt vấn đề nhanh hơn.

Người thiết kế cần thực hiện trình bày tất cả các dữ liệu trở thành những mảnh ghép nghệ thuật để người xem có thể dễ dàng theo dõi, và chỉ cần nhìn vào hình ảnh đó là đã nắm được nội dung cốt lõi.

4.Sử dụng Bar Graph, Bar Chart để mô tả về dữ liệu

Hầu như concept của các thiết kế Infographic sử dụng đều là Bar Graph. Nhưng nếu xét từ góc độ sáng tạo thì nó tương đối chung chung và không tạo được ấn tượng mạnh mẽ.

Vậy nên trước khi bắt tay vào thiết kế, các bạn cần phải suy nghĩ cũng như định hướng bố cục hình ảnh để tạo ra những Bar Chart mang cá tính riêng biệt, từ đó làm bật lên dấu ấn cá nhân trong thiết kế.

5. Mô tả câu chuyện một cách trực quan

Khi tạo ra một Infographic, câu hỏi đầu tiên các bạn cần đặt ra đó là “Làm thế nào để có thể truyền tải nội dung trực quan nhất?”.

Thay vì sử dụng cách diễn giải bằng văn bản thì các phần mềm thiết kế Infographic như After Effects, hay IIIutralor, Photoshop,… sẽ là công cụ giúp các nhà thiết kế mô tả câu chuyện thông qua hình ảnh một các trực quan và ngắn gọn nhất.

6. Cần thận trọng khi sử dụng hình ảnh để so sánh

Các hình ảnh bên trong một ấn phẩm Infographic không chỉ đại diện cho thông tin dữ liệu mà đôi khi nó còn sẽ là các hình ảnh so sánh giữa các dữ liệu, hoặc các thương hiệu.

Vậy nên khi thiết kế các bạn cần thận trọng khi sử dụng hình ảnh so sánh để người dùng có thể thể nắm rõ, nắm đúng thông tin muốn truyền tải, tránh gây hiểu nhầm, hiểu sai.

Trong trường hợp cần sử dụng hình ảnh để so sánh các dữ liệu thì các bạn thiết kế thường dùng Graph, biểu đồ hoặc một hình ảnh ẩn dụ nào đó để truyền tải thông điệp đó.

Cách làm Infographic chuẩn quy trình

Cách làm Infographic như thế nào là đúng và chuẩn quy trình. Cùng tham khảo các bước làm một thiết kế Infographic chuẩn theo các bước dưới đây nhé.

quy-trinh-lam-infographics

Cách làm Infographic chuẩn quy trình

1. Xác định chủ đề của Infographic

Chủ đề bạn muốn đề cập trong Infographics là gì? Hãy lựa chọn 1 chủ đề duy nhất và truyền tải chúng một cách trực quan, dễ hiểu.

2. Suy nghĩ về chủ đề của Infographic

Trước tiên khi bắt tay vào thiết kế, các bạn cần xác định rõ ràng chủ đề hướng tới cho ấn phẩm này là gì, hay thông điệp muốn truyền tải trong Infographic này là gì.

Sau khi xác định được chủ đề và thông điệp, các bạn mới có thể lên bố cục về hình ảnh, màu sắc sẽ sử dụng trong thiết kế.

3. Lên ý tưởng và thực hiện

Việc lên ý tưởng giúp các bạn chọn lọc các số liệu, thông tin hình ảnh muốn sử dụng. Trước khi bước vào thiết kế chi tiết, hãy phác thảo ý tưởng đó lên để xem bố cục đã hợp lý chưa.

Đồng thời xác định xem các thông tin, nội dung ấn phẩm đã đầy đủ và phù hợp với yêu cầu của người đưa ra order chưa. Còn nếu các bạn đang lên thiết kế Infographic dưới dạng trang web, hoặc một video thì cần có một kịch bản về nội dung một cách kỹ lưỡng để tránh trường hợp phải sửa lại nhiều lần.

XEM THÊM:  Nghiên cứu thị trường là gì ? Gợi ý 11 công cụ nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp 

4. Thu thập và chọn lọc những thông tin cần thiết cho bản Infographic

Khi đã xác định được chủ đề hướng đến, các bạn bắt đầu tìm kiếm thông tin tham khảo từ các nguồn khác nhau như: website, ấn phẩm liên quan đến chủ đề đó.

Dựa trên các thông tin đã thu thập và tham khảo được, bắt đầu lựa chọn, sắp xếp số liệu, thông tin và các hình ảnh để tạo nên bản phác thảo đầu tiên cho ấn phẩm của bạn.

5. Bắt đầu tiến hành thiết kế Infographic

Sau khi đã có đầy đủ các thông tin, đồng thời đã phác thảo hoàn chỉnh ấn phẩm cần dùng. Các bạn tiến hành đến việc lựa chọn màu sắc để kết hợp sao cho hài hoà và ấn tượng. Việc sử dụng màu sắc khéo léo cũng là yếu tố quyết định sự thành công của một Infographic.

Trong trường hợp muốn làm theo dạng video thì các bạn cần lựa chọn âm thanh, hiệu ứng, bố cục sắp xếp các phân cảnh cẩn thận và chi tiết. Ngoài ra cũng cần chú ý đến độ phân giải và kích thước của ấn phẩm.

Để hạn chế tối đa việc xuất file sai kích thước và độ phân giải thấp khiến cho ấn phẩm không thể sử dụng.

6. Sắp xếp và trình bày dữ liệu một cách trực quan

Phần lớn mọi người trong quá trình thiết kế đều tập trung chủ yếu vào phần đồ hoạ, mà vô tình quên đi mất việc sắp xếp dữ liệu một cách trực quan và khoa học, cũng là yếu tố quan trọng không kém.

Việc trình bày dữ liệu một cách tối nghĩa, thiếu khoa học, hay thiếu thông tin đều có thể khiến cho ấn phẩm đó bị sai, không thể sử dụng. Vì vậy hãy luôn đảm bảo việc sắp xếp dữ liệu một cách khoa học, để tăng hiệu quả đọc hiểu của người dùng.

7. Tham khảo ý kiến từ người khác

Nếu bạn đang bí ý tưởng cho ấn phẩm của mình thì hay đừng ngại đi tìm kiếm, tham khảo từ các nguồn trên mạng, hoặc tham khảo các ý tưởng từ bạn bè, đồng nghiệp để có thể tìm ra cho mình những ý tưởng hay ho trước khi bắt tay vào làm nhé.

8. Thực hiện công việc chia sẻ và quảng bá rộng rãi hơn

Khi đã hoàn thành ấn phẩm của mình, các bạn cần cung cấp cho đội ngũ Marketing để có thể quảng bá, chia sẻ nó đến với rộng rãi các người tiêu dùng, khách hàng.

Nếu muốn tự quảng bá cho bản thân, hãy thiết kế ấn phẩm của mình mang hơi hướng theo các trend đang thịnh hàng và đăng tải nó trên các phương tiện truyền thông như: mạng xã hội cá nhân, group, forum thiết kế để quảng bá, thu hút khách hàng tìm đến với mình.

Phần mềm thiết kế Infographic

Bạn đang tìm kiếm các phần mềm thiết kế Infographic trên máy tính để có thể tự do sáng tạo các ấn phẩm của riêng mình. Thì hãy cùng tham khảo một số các phần mềm thiết kế miễn phí sau đây nhé.

1. Canva Infographic

Canva là trang web giúp các bạn có thể tự tạo ra các ấn phẩm Infographic online hoàn toàn miễn phí thông qua những công cụ đồ hoạ hữu ích.

canva-infographic

Canva Infographic

Với việc sử dụng Canva Infographic thì các bạn sẽ không cần mất quá nhiều thời gian để thao tác với những phần mềm thiết kế phức tạp. Bạn chỉ cần chọn một mẫu ấn phẩm ưng ý và tiến hành chỉnh sửa lại, kết hợp thêm thông tin về chủ đề của mình là đã có thể hoàn thành ấn phẩm của riêng mình.

2. Vizualize

Đây cũng là một trong những trang web hỗ trợ người dùng có thể tự tạo ra các thiết kế Infographic online miễn phí.

Với người mới sử dụng, trang web có những hướng dẫn cụ thể giúp các bạn dễ dàng đưa ra những lựa chọn phù hợp để tạo nên ấn phẩm của riêng mình.

Vizualize

Vizualize

Công cụ này cực kỳ phù hợp với những bạn nào đang muốn tìm hiểu, và mới bắt đầu học thiết kế Infographic.

3. Google Developers

Google Developers là trang web hỗ trợ người dùng tạo Infographic kiểu biểu đồ trực tuyến miễn phí và dễ dàng. Các bạn có thể lựa chọn và đưa ra những thiết lập biểu đồ riêng của bản thân, để phục vụ cho mục đích sử dụng và chủ để mà người sáng tạo muốn hướng đến.

Google-Developers

Google Developers

Ngoài ra, Google Developers có được sử dụng để thể hiện những dòng thông tin cập nhật về sự thay đổi liên tục, giúp bạn dễ dàng tiến hành các cuộc bầu chọn trên trang web. đổi liên tục như kết quả của một cuộc bầu chọn trên trang web của bạn.

Ưu điểm của nó là dễ dàng tích hợp được với nhiều mẫu biểu đồ, phân loại biểu đồ theo mục đích sử dụng, giao diện trực quan, dễ sử dụng,…

4. Easel.ly

Đây là trang web cho phép tạo Infographic hoàn toàn miễn phí với hơn 12 mẫu template Infographic miễn phí, theo nhiều chủ đề cho các bạn lựa chọn và xây dựng theo ý tưởng và mục đích cá nhân.

Easel.ly

Easel.ly

Ngoài ra, công cụ này còn cho phép người dùng tải hình ảnh và tùy chỉnh để tạo nên một Infographic mang đậm dấu ấn cá nhân của mỗi người đó nhé.

XEM THÊM:  Customer journey là gì? Các bước tạo lập hành trình khách hàng

5. Piktochart

Piktochart là trang web cho phép người dùng tự tạo Infographic với nhiều tùy chọn điều chỉnh về màu và font chữ hiển thị, có thể chèn ảnh hoặc tự tải ảnh lên theo sở thích.

Piktochart

Piktochart

Các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn màu sắc, chủ đề cho ấn phẩm của mình. Bên cạnh đó thì font chữ, cũng như các hình ảnh có sẵn cũng cực kỳ phong phú để các bạn thỏa sức sáng tạo nên các thiết kế Infographic riêng biệt cho bản thân.

Infographic có những dạng nào?

Thông thường chúng ta sẽ chỉ biết đến các Infographic dưới dạng các ấn phẩm truyền thông, nhưng thực tế Infographic có những dạng nào thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng điểm mặt một vài dạng Infographic thường dùng sau đây nhé.

1. Dạng Infographic thống kê

Dạng này thì ấn phẩm sẽ thường chủ yếu tập trung vào các số liệu, biểu đồ. Nó sẽ thường sử dụng những con số lớn nhằm mục đích thu hút sự chú ý của người xem vào ấn phẩm, đồng thời các biểu đồ ở một số định dạng hay màu sắc thu hút cũng thường được sử dụng cho dạng này.

infographics-thong-ke

Infographic thống kê

Infographic thống kê được sử dụng tương đối phổ biến, nhất là trong các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến. Ý tưởng của ấn phẩm này thường là kể một câu chuyện thông qua các số liệu, hay dữ liệu thống kê được thể hiện qua phần đồ hoạ biểu đồ.

2. Dạng Infographic thông tin

Đây là dạng ấn phẩm thường sử dụng nhiều văn bản hơn so với các dạng Infographic khác. Ấn phẩm này thường được ứng dụng tốt nhất dưới dạng các văn bản tóm tắt, cung cấp giải thích thông tin về một chủ đề nào đó.

infographic-thong-tin

Infographic thông tin

3. Dạng Infographic chia sẻ dòng thời gian

Ấn phẩm dạng này như một hình ảnh đồ hoạ theo dòng thời gian sự kiện hay câu chuyện nào đó, khiến cho người đọc dễ dàng hình dung ra câu chuyện qua các khung thời gian cụ thể.

infographic-chia-se-dong-thoi-gian

Infographic chia sẻ dòng thời gian

Dạng ấn phẩm này thường được dùng để tóm tắt lại chuỗi sự kiện, hoặc lịch sử hình thành nhân vật hay sự vật, sự việc nào đó thông qua việc làm nổi bật các thông tin quan trong trong chuỗi hình thành.

3. Dạng Infographic xây dựng các bước trong quy trình

Infographic quy trình cho phép người dùng đơn giản hoá, hay làm rõ các bước của một quy trình nào đó. Hầu hết các ấn phẩm dạng này đều thường tuân theo thứ tự từ trái sang phải, hoặc từ trên xuống dưới.

infographic-xay-dung-quy-trinh

Infographic xây dựng quy trình

Ấn phẩm này thường được sử dụng để tóm tắt hoặc nếu ra tổng quan các bước của một quy trình sản xuất, hay quy trình làm việc,…

4. Dạng Infographic địa lý

Dạng ấn phẩm này thường sử dụng chủ yếu là các biểu đồ, bản đồ để làm hình ảnh minh hoạ tiêu điểm.

infographic-dia-ly

Infographic địa lý

Loại ấn phẩm này thường được dùng để so sánh dữ liệu địa lý giữa các khu vực. Cấu trúc thể hiện thường sử dụng nhiều bản đồ dữ liệu đặt cạnh nhau để người xem thấy rõ được sự khác biệt.

5. Dạng Infographic so sánh

Khi bạn đang gặp khó khăn trong việc xử lý nhiều dữ liệu và giúp người dùng lựa chọn chúng thì việc sử dụng dạng Infographic so sánh chính là phương án tối ưu cho bạn.

infographic-so-sanh

Infographic so sánh

Thông thường, dạng ấn phẩm này sẽ chia nhỏ ở giữa theo chiều dọc hoặc chiều ngang để giúp người xem dễ dàng đưa ra các so sánh, đánh giá dữ liệu mỗi bên hình ảnh.

6. Dạng Infographic liệt kê danh sách

Nếu bạn đang muốn thể hiện một danh sách về lĩnh vực, hay mẹo vặt, các ví dụ thì việc sử dụng dạng Infographic liệt kê chính là phương án hữu dụng nhất.

Dạng ấn phẩm này thường dễ làm, đơn giản, các bạn chỉ cần làm nó bắt mắt hơn so với một danh sách liệt kê cơ bản là đã được coi là thành công.

Infographic-liet-ke-danh-sach

Infographic liệt kê danh sách

Các bạn có thể thay thế các gạch đầu dòng, các chấm đầu câu bằng các hình ảnh icon bắt mắt hơn. Cũng như có thể thay đổi font chữ thu hút và sáng tạo hơn để làm nổi bật ấn phẩm.

7. Dạng Infographic bảng tóm tắt

Một trong những ví dụ điển hình cho dạng Infographic này mà bạn có thể thấy ở bất cứ đâu, đó chính là CV xin việc.

Infographic-bang-tom-tat

Infographic bảng tóm tắt

CV không thể thay thế hoàn toàn một sơ yếu lý lịch dạng truyền thống nhưng trong hầu hết các trường hợp thì chúng lại chính là tài liệu trực quan, bao hàm đầy đủ thông tin nhất về đối tượng mà chúng ta đang tìm hiểu.

Trên đây là các thông tin về Infographic là gì, các dạng Infographic, hay cách thiết kế infographic hoàn chỉnh và đầy đủ. Hy vọng với các thông tin đã cung cấp ở trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn về Infographic. Nếu thấy bài viết này hữu ích, thì hãy giúp chúng mình chia sẻ nó đến với nhiều người đọc hơn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300