[BẢN CHẤT] về cơ chế tìm kiếm của Google

Nếu như không thực sự hiểu về bản chất cơ chế tìm kiếm của Google, thì công việc của SEOer sẽ trở nên vô cùng khó khăn và đau đầu.

Bởi bạn luôn phải tìm mọi cách để giữ thứ hạng lỏng lẻo, nhất là khi thuật toán của Google đang cập nhật từng ngày.

Google tìm kiếm là gì?

Google tìm kiếm là công cụ tìm kiếm một cách hoàn toàn tự động, sử dụng trình thu thập dữ liệu của web, với chức năng thường xuyên khám phá trên website nhằm tìm kiếm các trang để thêm vào chỉ mục của Google.

3 bộ phận chính của công cụ tìm kiếm

Công cụ tìm kiếm có 3 bộ phận chính, bao gồm:

1. Bộ phận thu thập dữ liệu

Hay còn có tên gọi khác là Google Spider, Googlebot, con bọ, con nhện. Đây là quá trình mà Google Spider đi từ trang này sang trang khác, để từ đó khám phá nội dung, hệ thống liên kết trong website của bạn.

Là quá trình mà Google đang cố gắng tìm thêm các trang web mới, cập nhật thêm chỉ mục của Google. Đây được coi là chương trình thu thập dữ liệu, và phát hiện ra các trang web mới, thay đổi các trang web đã có, truy tìm liên kết không tồn tại, để sử dụng cập nhật cho các chỉ mục của Google.

2. Bộ phận lập chỉ mục

Là quá trình xây dựng dữ liệu từ khóa, cụm từ, các trang web liên quan đến một lĩnh vực cụ thể.

3. Bộ phận xử lý và tính toán

Là quá trình tính toán của Google để cung cấp kết quả cho người tìm kiếm, với thống kê cho biết có hơn 200 yếu tố xếp hạng với những tầm quan trọng ở mức độ khác nhau.

Và một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là chất lượng của bài viết và chất lượng của những liên kết trỏ về website của bạn.

Cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm, cách thuật toán hoạt động

Google sẽ trải qua 3 giai đoạn chính để bắt đầu xếp hạng bài viết trong kết quả tìm kiếm và để bắt đầu tiếp cận với người dùng.

1. Giai đoạn thu thập dữ liệu (Crawling)

Google Spider lấy danh sách máy chủ, các trang web phổ biến, rồi tìm kiếm với một site bất kỳ, đánh chỉ mục trên trang theo các thứ tự liên kết được tìm thấy trong danh sách này.

Khi con bọ của Google xem xét trang web (ở định dạng HTML), nó chú ý tới các từ bên trong trang web và nơi mà nó tìm kiếm thấy các từ đó.

Google-thu-thap-du-lieu

Google thu thập dữ liệu

Ví dụ như Googlebot sẽ chú ý tới những từ khóa nằm ở tiêu đề, thẻ mô tả và nó nhận định đây là phần quan trọng có liên quan đến sự tìm kiếm của người dùng về sau này.

Google luôn cố gắng giúp cho hệ thống tìm kiếm hoạt động nhanh hơn để người dùng tìm thấy kết quả tìm kiếm được mau chóng hơn.

XEM THÊM:  Anchor Text là gì? Hướng dẫn sử dụng Anchortext toàn tập

2. Giai đoạn lập chỉ mục (Indexing)

Xây dựng chỉ mục khiến cho việc người dùng nhận được thông tin nhanh chóng hơn. Sau khi tìm kiếm thông tin trên trang web, Googlebot nhận thấy rằng quá trình tìm kiếm thông tin không bao giờ ngừng, nó luôn phải thực hiện việc thu thập dữ liệu liên tục.

Bởi các nhà quản trị website luôn thay đổi thông tin, cập nhật thông tin trên website.

Ví dụ như website của bạn cung cấp thông tin về du lịch thì Google sẽ lưu các chỉ mục trên website của bạn vào ngành du lịch.

3. Giai đoạn xếp hạng (Ranking)

Sau quá trình lập chỉ mục Google sẽ tính toán, mã hóa thông tin trong bộ cơ sở dữ liệu. Khi có một truy vấn tìm kiếm thì hệ thống trả về kết quả có chứa nội dung hữu ích trả lời cho truy vấn tìm kiếm của người dùng.

Việc hiểu về bản chất của việc cơ chế tìm kiếm Google, giúp cho công việc SEO tối ưu thêm nhiều kỹ năng khác nhau để website thân thiện hơn với Google nhằm đưa trang web lên một thứ hạng cao hơn.

4. Cách thuật toán tìm kiếm của Google hoạt động ra sao?

Với một lượng thông tin khổng lồ trên Internet, bạn gần như không thể tìm kiếm nếu như không có sự sắp xếp thông tin khoa học.

Và hệ thống xếp hạng của Google được thiết kế để làm việc đó, khi sắp xếp cả hàng tỷ website ở trong chỉ mục tìm kiếm, trả về kết quả hữu ích và phù hợp nhất chỉ chưa đầy một giây.

Hệ thống này được sắp xếp bởi một loạt các thuật toán của Google. Để kết quả trả về phù hợp nhất với truy vấn của người dùng, thuật toán Google tìm kiếm xem xét nhiều yếu tố, bao gồm truy vấn, mức độ liên quan, độ hữu ích của các trang web, địa chỉ IP và cài đặt của người dùng.

Để đảm bảo cho việc các thuật toán tìm kiếm đạt tiêu chuẩn về chất lượng, thì Google có quy trình nghiêm ngặt kiểm tra trực tiếp, hàng ngàn người đo lường chất lượng tìm kiếm được đào tạo từ khắp các nơi trên thế giới.

Các yếu tố giúp xác định kết quả trả về cho truy vấn tìm kiếm

Để kết quả trả về phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng, thì chính nhà quản trị website cũng phải nắm được những cách tối ưu hiển thị tốt nhất.

1. Ý nghĩa của truy vấn

Để trả về kết quả có liên quan đến truy vấn, bạn cần lập thông tin bạn đang tìm kiếm, là ý định tìm kiếm đằng sau truy vấn này. Google xây dựng các mô hình ngôn ngữ để giải mã chuỗi tìm kiếm ở trong thư mục.

Quá trình này bao gồm diễn giải lỗi chính tả, áp dụng nghiên cứu về tìm hiểu ngôn ngữ tự nhiên.

Với hệ thống đồng nghĩa của Google giúp cho Google biết được ý định tìm kiếm của bạn, thông qua việc thiết lập các từ đồng nghĩa với nhau. Khả năng này giúp Google trả về nhiều kết quả liên quan hơn đến truy vấn tìm kiếm.

Google-tu-dong-dieu-chinh-loi-chinh-ta

Google tự động điều chỉnh lỗi chính tả

Bên cạnh việc hiểu về từ đồng nghĩa, Google cũng đang cố gắng tìm hiểu về loại thông tin mà bạn đang tìm kiếm, nó đem ý nghĩa cụ thể hay ý nghĩa rộng hơn.

Google phân tích việc truy vấn của bạn có đang tìm kiếm một nội dung mới hay không. Nếu như bạn tìm kiếm từ khóa theo xu hướng, thuật toán của Google sẽ hiểu là thông tin mới hữu ích hơn thông tin cũ.

2. Sự liên quan các trang web với nhau

Các thuật toán của Google sẽ phân tích nội dung để đánh giá xem rằng trang có liên quan đến những nội dung bạn đang tìm kiếm không.

Với tín hiệu cơ bản nhất chính là từ khóa tìm kiếm trùng với từ khóa có trong bài của bạn. Nếu như từ khóa đó xuất hiện ở trên trang, tiêu đề, hay nội dung của văn bản thì nhiều khả năng được ưu tiên xuất hiện trong bảng kết quả tìm kiếm.

Ngoài việc nhận tín hiệu thông qua các từ khóa đơn giản, Google sử dụng dữ liệu tổng hợp để đánh giá kết quả tìm kiếm có phù hợp với truy vấn hay không, sau cùng chuyển đổi dữ liệu thành tín hiệu để giúp hệ thống máy tính ước tính mức độ phù hợp.

XEM THÊM:  13 cách để Google index trang web, bài viết nhanh nhất 2024

Các tín hiệu liên quan giúp cho thuật toán tìm kiếm của trang web đánh giá rằng trang web đó có chứa câu trả lời mà bạn truy vấn không.

Lưu ý hệ thống có thể phân tích dữ liệu, định lượng và đánh giá về mức độ liên quan, nhưng không thể đánh giá các phân tích chủ quan như quan điểm, hay khuynh hướng chính trị của nội dung trang web.

3. Đảm bảo chất lượng nội dung trên trang

Thuật toán tìm kiếm của Google ưu tiên các nguồn tin đáng tin cậy nhất hiện có. Để làm được những điều này, Google thiết kế xác định tín hiệu để biết được đâu là trang web có độ tin cậy cao, thể hiện sự chuyên môn ở một lĩnh vực xác định. Google tìm kiếm chú ý đến trang web mà người dùng tìm kiếm nhiều.

wikipedia-la-trang-thong-tin-duoc-danh-gia-cao-ve-su-tin-cay

Wikipedia là trang thông tin được đánh giá cao về sự tin cậy

Các thuật toán của Google chống lại spam đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng nội dung của website. Đảm bảo rằng các trang web không tăng thêm số lượng các bài viết có hành vi gian lận.

Nội dung trên trang web luôn tăng lên theo thời gian, chúng cũng thay đổi từng ngày. Nên Google liên tục đo lường, đánh giá hệ thống để đảm bảo sự công bằng về việc cung cấp thông tin, và duy trì được niềm tin của người dùng đối với Google.

4. Độ thân thiện của website

Khi xếp hạng kết quả, Google cũng sẽ đánh giá việc các trang web có thân thiện hay không, và Google sẽ phát triển thuật toán, để tăng cường quảng bá các trang web như vậy nhiều hơn.

Thuật toán này của Google sẽ phân tích các tín hiệu để thấy rằng liệu trang web có xuất hiện chính xác ở các trình duyệt khác nhau hay không, người dùng có thể xem kết quả tìm kiếm đó hay không.

Nó được thiết kế để phù hợp với kích cỡ của các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, máy tính để bàn… Và liệu rằng thời gian tải trang có nhanh khi người dùng trải nghiệm hay không.

5. Xây dựng bối cảnh và thiết lập

Một số thông tin về vị trí người dùng, lịch sử tìm kiếm, cài đặt tìm kiếm giúp cho Google tìm kiếm điều chỉnh kết quả phù hợp nhất đối với người dùng trong thời điểm đó.

Google sử dụng dữ liệu về quốc gia, địa điểm của bạn để trả về những kết quả phù hợp nhất.

Trong trường hợp, Google có thể cá nhân hóa lịch sử tìm kiếm gần đây, nó sẽ là thông tin quan trọng để Google đề xuất những kết quả liên quan nhất với lịch sử tìm kiếm.

Và Google tìm kiếm bao gồm cả một số tính năng cá nhân hóa, khi bạn tìm kiếm gần đây, thì Google sẽ trả về kết quả liên quan đến vị trí mà bạn đang đứng.

Các hệ thống được thiết kế nhằm hiểu về sở thích của bạn, nhưng không thiết kế để suy ra các đặc điểm nhạy cảm như: chủng tộc, tôn giáo, đảng phái.

6. Xây dựng kết quả hữu ích

Để giúp cho người dùng tìm kiếm một cách nhanh chóng, Google sẽ cung cấp kết quả ở nhiều định dạng khác nhau. Có thể ở dạng: bản đồ, hình ảnh, video,… và Google đang không ngừng để đa dạng hóa các thông tin.

Google-da-dang-hoa-ket-qua-hien-thi

Google đa dạng hóa kết quả hiển thị

Thử nghiệm của Google cho thấy rằng người dùng muốn có được câu trả lời nhanh nhất cho truy vấn của họ. Google cũng đang thay đổi và tiến bộ hơn trong việc cung cấp các câu trả lời phù hợp nhất, nhanh nhất và định dạng phù hợp nhất.

7. Đáp ứng các trang web thay đổi từng ngày

Website thay đổi từng ngày, và hàng trăm website phát triển mỗi giây, và điều này thể hiện rõ về số lượng kết quả tìm kiếm trả về.

Vì thế mà Google liên tục cập nhật website, để chỉ mục các trang có nội dung mới. Tùy thuộc vào truy vấn, một số trang web có sự thay đổi nhanh chóng trong khi các trang web khác lại ổn định hơn. Ví dụ như vào Google tìm kiếm “tình hình dự báo thời tiết” thay đổi liên tục, thì tìm kiếm “nhân vật lịch sử” thì nó sẽ ổn định cả năm trời.

XEM THÊM:  Conversion rate là gì? 6 Cách tối ưu hóa Conversion rate

Nhiệm vụ của Google đối với người dùng và công cụ tìm kiếm

Người dùng cần các chức năng tìm kiếm của Google để tìm kiếm thông tin, Google hiểu được mục đích ra đời của mình nên cam kết sẽ giữ nguyên ý định cốt lõi. Và khi xu hướng công nghệ ngày càng phát triển, Google sẽ tiếp tục cung cấp thông tin mà người dùng cần.

1. Cung cấp thông tin tin cậy, phù hợp nhất

Để trả về một kết quả tìm kiếm trên Google phù hợp với truy vấn của người dùng, Google phải đánh giá rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: vị trí địa lý, ngôn ngữ tìm kiếm, từ trong từ khóa tìm kiếm, ý nghĩa của trang… Và Google áp dụng hệ thống đánh giá tự động để cung cấp cho bạn những thông tin phù hợp nhất.

2. Tối đa hóa việc truy cập thông tin

Nhiệm vụ của Google là sắp xếp và lưu trữ một khối lượng thông tin toàn cầu, khiến nó hữu ích với người dùng trên toàn thế giới. Nên nó luôn muốn tối đa hóa khả năng hiển thị, và truy cập tìm kiếm từ người dùng.

Google chỉ xóa đi những kết quả không phù hợp ở một số trường hợp bị hạn chế.

3.Trình bày thông tin hữu ích

Google tối đa hóa khả năng hiển thị, hay cách mà hiển thị để hỗ trợ người dùng. Ví dụ như bạn muốn tìm kiếm một địa điểm nào đó cụ thể, thay vì kết quả trả về bằng văn bản, thì Google ưu tiên hiển thị bản đồ chỉ đường cho người dùng.

4. Bảo vệ sự riêng tư cho người dùng

Trách nhiệm quan trọng của Google là bảo vệ sự riêng tư, an toàn, bảo mật của người dùng. Để giữ an toàn cho dữ liệu của bạn, Google đã xây dựng cơ sở hạ tầng bảo mật tân tiến nhất trên thế giới, không bán thông tin cá nhân của người dùng cho bất cứ một ai.

Google kiếm tiền thông qua quảng cáo, chứ không phải là bán thông tin cá nhân của người dùng.

5. Giúp tạo nội dung trực tuyến

Để hỗ trợ mạng lưới nội dung hữu ích trên toàn thế giới, Google giúp cá cá nhân, doanh nghiệp thuộc mọi quy mô được người dùng tìm thấy.

Thông qua tìm kiếm, Google đưa khách truy cập đến các website lớn nhỏ khác nhau, cung cấp công cụ và tài nguyên để các chủ sở hữu xây dựng nội dung trang web thành công hơn.

6. Google chỉ bán quảng cáo, không bán thông tin cá nhân hay kết quả tìm kiếm

Với Google điều quan trọng là người dùng phải có quyền truy cập vào thông tin tốt nhất, miễn phí. Quảng cáo của Google cũng cung cấp cho người dùng thông tin miễn phí, hữu ích cho bất kỳ đối tượng nào. Doanh nghiệp chạy quảng cáo là người trả phí cho Google khi thực hiện công việc này.

Khi bạn tìm kiếm trên Google, sẽ thấy thông báo về kết quả tìm kiếm tự nhiên, hay kết quả chạy quảng cáo một cách minh bạch. Và Google chỉ hiển thị quảng cáo khi chúng có liên quan đến với truy vấn tìm kiếm của bạn. Nên mối quan tâm của Google là tập trung vào những hiển thị có ích.

Google-thong-bao-bai-viet-quang-cao-ro-rangGoogle thông báo bài viết quảng cáo rõ ràng

Các mối quan hệ thương mại của Google không liên quan đến việc cập nhật các thuật toán tìm kiếm, đảm bảo các vấn đề được giải quyết dựa trên sự tác động của người dùng, chứ không phải tài chính.

Trên đây, HapoDigital đã giải thích cho bạn đọc về cơ chế tìm kiếm của Google, cách thức Google ưu tiên cung cấp giá trị hữu ích đối với người dùng.

Thông qua đó, giúp những nhà quản trị hiểu được bản chất của Google, từ đó tối ưu hiệu quả công việc và nâng cao thứ hạng của website trên Google.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ƯU ĐÃI DỊCH VỤ backlink 4 400x300