Virus máy tính từ lâu đã không còn xa lạ gì với ngưởi sử dụng máy tính, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay. Virus máy tính là gì? Virus phát tán qua những con đường nào? Có cách nào để khắc phục virus và bảo vệ an toàn cho máy tính của bạn? Thông qua bài viết dưới đây HapoDigital sẽ giải đáp hết những thắc mắc cho bạn để giúp bạn xử lý trong các trường hợp gặp virus tấn công máy tính nhé!
Virus máy tính là gì?
Virus máy tính là một loại mã độc hoặc những đoạn mã chương trình xấu được thiết kế để xâm nhập vào máy tính. Ngay khi virus xâm nhập được vào máy tính của bạn, nó sẽ tự động nhân bản để lây lan toàn thiết bị với hàng loạt mục đích xấu như đánh cắp thông tin, xóa dữ liệu, làm hỏng ổ cứng,…
Virus máy tính từng được viết ra phục vụ cho mục đích thử nghiệm để ngăn chặn kẻ thù truy cập vào dữ liệu hoặc lấy cắp dữ liệu của đối phương vì mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, càng ngày virus lại càng trở thành một công cụ nguy hiểm bị kẻ xấu lợi dụng để thực hiện mục đích của chính cá nhân mình, chủ yếu là chuộc lợi về mặt tài sản. Hệ điều hành Windows luôn đứng đầu trong danh sách các hệ điều hành bị nhiễm virus do còn quá nhiều sơ hở, tường lửa yếu dẫn đến việc nhiều khách hàng bị đánh cắp thông tin mà không hề hay biết.
Tác hại của virus máy tính thì chắc hẳn mọi người đều quá rõ rồi. Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 ngày nay thì virus máy tính không chỉ đơn thuần là gây khó chịu cho người dùng hay làm hỏng hóc các phần cứng máy tính mà chúng còn hướng đến việc đánh cắp dữ liệu, phá hủy hệ thống, phá hủy dữ liệu hay mã hóa thông tin để tống tiền.
Các con đường lây lan của virus máy tính
Sau khi đã tìm hiểu virus máy tính là gì chúng ta hãy xem các con đường lây lan của virus máy tính. Virus máy tính có thể lây nhiễm ở nhiều cách thức khác nhau và càng ngày càng trở nên tinh vi hơn. Dưới đây là những con đường phổ biến để virus máy tính lây lan trên thiết bị của bạn.
Thiết bị gắn ngoài
Virus có thể lây lan vào máy tính thông qua các thiếu bị gắn ngoài như USB, điện thoại, các ổ cứng gắn ngoài. Nếu bạn vô tình sử dụng những thiết bị này có virus thì máy tính sẽ bị nhiễm virus nếu không có các giải pháp bảo vệ.
Virus lây nhiễm qua mạng Internet
Lây nhiễm qua Internet có thể nói là hình thức virus dễ dàng lây nhiễm nhất và mọi người cũng dễ bị lừa nhất. Virus có thể được đính kèm trong các tập file tài liệu, các phần mềm mà bạn tải từ Internet về máy hoặc đơn giản là những trang web đã được cài đặt sẵn virus và chỉ chực chờ chúng ta nhấp vào nó. Khi đã tải xuống những phần mềm có chứa virus, chúng sẽ nhanh chóng làm hư hại ổ cứng, tự động xóa dữ liệu hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là cho phép người khác truy cập vào máy tính của bạn mà bạn không hề hay biết.
1. Virus lây nhiễm qua email
Email là một cách thức liên lạc truyền thống, dùng để trao đổi thông tin giữa mọi người với nhau. Mỗi ngày, một người có thể có cả trăm email bao gồm cả tin nhắn công việc và tin nhắn rác. Vậy nên bạn sẽ rất có thể sẽ bị lừa nếu nhấp vào link đính kèm có chứa virus. Tinh vi hơn nữa là người tạo ra virus còn tạo ra đường liên kết theo cấp số nhân, nghĩa là chỉ cần bạn nhấp vào đường link đó thì virus sẽ đọc được hết tất cả những email mà bạn từng và có thể tự động gửi link virus đến cho nhiều người khác.
Bài học ở đây là bạn hãy cẩn thận với những bức thư mà bạn mở ra, hãy chú ý tên email, địa chỉ người gửi và nội dung thông tin để tránh mắc phải sai lầm này.
2. Quảng cáo trực tuyến
Nếu bạn nhấp vào quảng cáo chứa có chữa mã độc thì nó có thể lây nhiễm vi rút vào máy tính của bạn. Những kẻ tấn công mạng thường chèn mã độc vào quảng cáo và đặt chúng trên các trang web đáng tin cậy để dễ dụ người dùng click vào.
3. Trang web độc hại
Khi click vào link hay tải những file trên những trang web bị cài đặt sẵn mã độc, thiết bị của bạn cũng có thể sẽ bị lây nhiễm virus.
4. Link, file lừa đảo
Những loại link, file này có thể xuất hiện bất cứ ở đâu trên Internet, từ các trang web, mạng xã hội hay các ứng dụng trò chuyện để dụ bạn clicl vào.
Virus lây qua Bluetooth, NFC
Nếu bạn chia sẻ dữ liệu với các thiết bị khác qua các kết nối không dây như Bluetooth, NFC thì cũng có thể khiến thiết bị của bạn nhiễm virus. Vì thế bạn nên tắt các kết nối này khi không sử dụng hoặc chỉ chia sẻ với những thiết bị mà bạn cảm thấy an toàn.
Virus lây qua lỗ hổng bảo mật, backdoor của hệ điều hành
Thực ra nếu để xét chi tiết thì cách thức lây nhiễm này vẫn thông qua 3 con đường trên. Tức là khi trên hệ điều hành của bạn có backdoor, có lỗ hổng bảo mật thì hacker vẫn cần phải tiếp cận được với máy tính (thông qua thiết bị gắn ngoài hoặc các liên kết/file độc hại) mới có thể phát tán virus.
Một số dấu hiệu để nhận biết máy tính của bạn đã bị nhiễm virus
Biết được virus máy tính là gì nhưng chưa chắc các bạn đã có thể nhận ra liệu máy tính của mình có đang bị nhiễm virus hay không. Dưới đây là một số dấu hiệu để các bạn dễ dàng nhận biết khi virus xâm nhập vào máy tính của mình:
- Hiệu suất làm việc của máy tính chậm
Máy tính của bạn có thể hoạt động chậm hơn mọi khi, ví dụ: sẽ mất nhiều thời gian hơn để mở hoặc tắt máy tính hoặc trong khi mở tệp, tài liệu, ứng dụng máy tính, v.v. Hệ điều hành và tốc độ internet có thể sẽ bị chậm.
- Cửa sổ bật lên thường xuyên
Virus có thể gây ra các cửa sổ bật lên thường xuyên bất thường trên cửa sổ của bạn.
- Vấn đề về ổ cứng
Ổ cứng có thể hoạt động cao bất thường ngay cả khi bạn không sử dụng. Virus có thể gây ra những thay đổi không mong muốn cho ổ cứng của bạn và có thể đóng băng hoặc làm hỏng thiết bị này.
- Sự cố thường xuyên
Một người có thể sẽ gặp sự cố hệ thống đột ngột thường xuyên khi chơi trò chơi, xem video hoặc thực hiện một số công việc khác bằng hệ thống đã bị nhiễm độc.
- Chương trình không xác định
Các chương trình không mong muốn có thể mở hoặc tự động khởi động khi bạn khởi động thiết bị của mình. Bạn có thể thấy các chương trình này hiện lên trong danh sách các ứng dụng đang hoạt động của máy tính. Đôi khi, một số cửa sổ bị tắt đột ngột mà không có lý do.
- Các hoạt động bất thường
Máy tính của bạn có thể hoạt động khác thường, chẳng hạn như bạn không thể đăng nhập vào tài khoản của mình, để xóa các tệp bị hỏng và Màn hình xanh chết chóc (BSOD) có thể xuất hiện thường xuyên, v.v. Hơn nữa, phần cứng, phần mềm hoặc hệ điều hành của bạn có thể bắt đầu hoạt động sai dẫn đến hệ thống bị treo đột ngột.
- Giải pháp bảo mật bị lỗi
Đôi khi, các biện pháp bảo mật do bạn thực hiện, chẳng hạn như chống virus có thể không hoạt động trơn tru do bị virus tấn công vào máy tính của bạn.
- Sự cố kết nối mạng
Đôi khi, bạn lại gặp phải tình trạng mạng hoạt động cao ngay cả khi bạn không kết nối với Internet và ngược lại.
- Quảng cáo không cần thiết
Chúng ta thường thấy các quảng cáo khi đã duyệt, nhưng nếu bạn nhìn thấy chúng ngay cả khi bạn không duyệt, điều đó có thể cho thấy máy tính của bạn có virus.
- Sự cố hiển thị
Bạn có thể gặp các màu khác nhau hiển thị trên màn hình nếu máy tính của bạn bị ảnh hưởng bởi virus.
- Ứng dụng máy tính bị ảnh hưởng
Một số loại virus được phát triển để làm ảnh hưởng đến các ứng dụng cụ thể. Do đó, một số ứng dụng sẽ không thể hoạt động trên máy tính của bạn nếu nó bị nhiễm virus.
- Bị chặn bởi các trang web chống vi rút
Một trang web chống virus có thể từ chối quyền truy cập vào máy tính bị nhiễm virus.
- Hộp thoại
Nhiều hộp thoại liên tục xuất hiện đột ngột trên màn hình máy tính của bạn cũng là dấu hiệu cho thấy máy tính của bạn đang bị nhiễm virus.
- Sự cố máy in
Máy in nếu được gắn với máy tính bị nhiễm độc có thể in tài liệu mà không nhận được bất kỳ lệnh nào hoặc hoạt động theo cách không phù hợp.
- Trang chủ trình duyệt web đã thay đổi
Trang chủ của bạn có thể được thay đổi mà không cần bất kỳ tác động nào từ phía bạn. Ví dụ: bạn có thể thấy một thanh công cụ mới hiển thị trên màn hình của mình và bạn có thể được chuyển hướng đến một địa chỉ trang web khác thay vì trang mà bạn đã truy cập lúc đầu.
- Thông báo lạ
Bạn có thể thấy các thông báo lạ trên màn hình máy tính, chẳng hạn như thông báo lỗi trên hệ thống, ví dụ: “không thể đổi tên” thư mục “vì đã tồn tại một thư mục khác tên này”
Cách khắc phục khi máy tính bị virus xâm nhập
– Sử dụng phần mềm diệt virus
Cài đặt phần mềm diệt virus được coi là phương thức bảo vệ máy tính truyền thống và hiệu quả với mọi máy tính. Việc cài đặt phần mềm diệt virus là vô cùng cần thiết đối với bất kỳ người sử dụng máy tính bởi tính tiện dụng và an toàn trong bảo mật thông tin. Những phần mềm diệt virus mà bạn có thể cài đặt trên máy tính của mình như: Bkav, Kaspersky, Avira, AVG, ESET, Avast, BitDefender… Để xem chi tiết những phần mềm diệt virus tốt nhất hiện nay, mời bạn tham khảo các phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất.
– Sử dụng tường lửa cá nhân
Cũng giống như các phần mềm diệt virus thì tường lửa cũng cần sử dụng để bảo vệ máy tính trước những tác nhân gây hại. Tường lửa sẽ kiểm soát máy tính của bạn chặt chẽ để thông báo ngay tới người dùng khi có vấn đề.
– Cập nhật các bản vá lỗi của hệ điều hành
Hệ điều hành Windows luôn bị phát hiện các lỗi bảo mật chính bởi sự thông dụng của nó, tin tặc có thể lợi dụng các sơ hở bảo mật để chiếm quyền điều khiển hoặc phát tán virus và các phần mềm độc hại. Người sử dụng cần cập nhật các bản vá lỗi của Windows thông qua trang web Microsoft Update (nâng cấp tất cả các phần mềm của hãng Microsoft) hoặc Windows Update (chỉ cập nhật riêng cho Windows). Cách tốt nhất hãy đặt chế độ nâng cấp tự động (Automatic Updates) của Windows. Tuy nhiên tính năng này chỉ hỗ trợ đối với các bản Windows mà Microsoft nhận thấy rằng chúng hợp pháp.
Sau bài viết này có lẽ bạn đã hiểu thêm được virus máy tính là gì và các kiến thức để xử lý máy tính khi bị nhiễm virus rồi đúng không? Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết này và hẹn bạn ở các bài viết sau nhé!