Khi chúng ta thực hiện nghiên cứu từ khóa, sẽ không khó để bạn có được một danh sách từ khóa, hoặc danh sách ý tưởng muốn SEO. Tuy nhiên trong danh sách đó sẽ không dễ dàng gì biết được từ khóa nào dễ, từ khóa nào khó để thăng hạng. Vậy cần phải làm sao đánh giá độ khó từ khóa để có lựa chọn từ khóa phù hợp. Sau nhiều dự án, Dịch vụ SEO HapoDigital rút ra được kinh nghiệm dưới đây!
Phương pháp đánh giá độ khó từ khóa trong SEO
Đánh giá được độ khó của từ khóa SEO là một công đoạn có thể nói là quan trọng trong khi SEO. Sau khi đã lên được danh sách từ khóa, bạn sẽ tiếp tục phân tích, đánh giá xem có nên chọn từ khóa nào để làm SEO. Dưới đây là các bước để xác định độ khó từ khó.
1. Sử dụng Google Adwords Keyword
Bằng việc sử dụng công cụ này của Google các bạn có thể xác định được mức độ cạnh tranh của từ khóa. Bằng những số liệu thống kê thông qua lượng tìm kiếm theo tháng, quý và năm của Google Search. Thêm vào đó, công cụ trên còn cung cấp cho bạn cả những thông tin về mức chi phí từ khóa nếu bạn chạy quảng cáo Google Adwords. Nếu như chi phí càng cao thì độ khó từ khóa càng lớn và ngược lại.
Để có thể sử dụng công cụ này để đánh giá độ khó từ khóa, các bạn truy cập vào công cụ Google Keyword Planner sau đó gõ từ khóa cần xác định vào ô.
Dựa vào kết quả lưu lượng tìm kiếm thu về theo hàng tháng thì ta có thể chia thành những khoảng như sau:
– Lượng tìm kiếm từ khóa từ 100 – 1000/tháng: Độ khó bình thường
– Lượng tìm kiếm từ khóa 1100 – 10.000/tháng: Độ khó tương đối
– Lượng tìm kiếm từ khóa 10.000 – 100.000/tháng: Mức độ khó khá cao
Tuy nhiên để những chỉ số này hiện thì các bạn cần có tài khoản Google Adword.
2. Chỉ số hiệu quả từ khóa
KEI ( Keyword Efficiency Index) là một chỉ số được sử dụng để đánh giá hiệu quả của từ khóa. Chỉ số này càng cao thì độ khó của từ khóa cũng càng lớn.
Chỉ số KEI được tính bằng bình phương lượng tìm kiếm theo tháng chia cho số website cạnh tranh từ khóa. Nói chung, để đánh giá độ khó từ khó cơ bản nhất cần biết đó là lưu lượng tìm kiếm.
Để lấy được hai chỉ số này thì bạn cần sử dụng công cụ Google Adword Keyword Tool và số website chính là số kết quả mà Google Search thống kế mỗi khi bạn tìm kiếm một từ khóa nào đó.
3. Đánh giá độ khó thông qua tỉ lệ chuyển đổi của từ khóa
Thế nào là tỉ lệ chuyển đổi của từ khóa? Như chúng ta được biết, mỗi từ khóa sẽ có mục địch tìm kiếm khác nhau.
Tôi lấy ví dụ nhóm 2 từ khóa: “SEO” và “dịch vụ SEO”. Bạn hình dung rằng, khi người dùng lên Google và tìm kiếm với từ khóa “SEO” thì chưa xác định rõ nhu cầu. Trong khi đó, khi người dùng tìm kiếm với từ khóa “dịch vụ SEO” đã xác định được nhu cầu và mục đích của mình.
Do đó, mức độ chuyển đổi của từ “dịch vụ SEO” lớn hơn so với từ “SEO”.
Vì vậy theo kinh nghiệm của tôi, từ khóa dài thì có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn. Đồng thời, những từ khóa này cũng dễ SEO hơn. Và ngược lại, những từ khóa ngắn có mức độ chuyển đổi thấp và độ khó cao hơn.
XEM THÊM:
- Dịch vụ Backlink Báo
- Dịch vụ Book Báo Pr
- Dịch vụ Guest Post
- Dịch vụ Viết Bài Pr
- Dịch vụ Backlink Social
4. Độ mạnh của trang web đối thủ
Yếu tố cuối để xác định độ khó của từ khóa trong SEO chính là độ mạnh yếu của các website nằm top đầu. Nếu như các yếu tố bên trên của các bạn đã được xác định và đều tốt nhưng khi gõ từ khóa trên Google thì kết quả trả về với những website ở vị trí 1,2,3 đều là những website của thương hiệu lớn, thậm chí là các website của các báo lớn. Thì lúc này độ khó từ khóa Seo đang từ trung bình sẽ trở nên rất cao.
Trên đây là một số cách để các bạn tự đánh giá được độ khó của từ khóa cũng như độ khó của chiến dịch Seo. Tuy nhiên phương pháp trên chỉ giúp các bạn đánh giá độ khó từ khóa Seo trong một giới hạn nhất định. Để nâng cao hiệu quả chiến dịch thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan khác.
Tham khảo: