Kiểm tra cấu hình máy tính là việc làm cần thiết để bạn có thể biết được các thông tin đầy đủ, cụ thể về máy tính của mình. Từ đó, ban jcos thể tiến hành các việc như sửa chữa hay nâng cấp máy tính của mình tốt hơn. Dưới đây là 8 cách cụ thể để bạn thực hiện kiểm tra cấu hình máy tính của mình.
1. Kiểm tra cấu hình máy tính với Properties
Bạn nhấp chuột phải vào This PC với Windows 10 hoặc My Computer với Window 7 trên máy tính của bạn. Nếu không tìm thấy tùy chọn này trên màn hình, bạn nhấn phím Windows + E, tìm This PC hoặc My Computer rồi sau đó nhấp chuột phải chọn Properties
Hệ thống sẽ trả về thông tin cấu hình máy tính của bạn cơ bản gồm hệ điều hành, RAM, CPU, tình trạng kích hoạt của Windows, tên người sử dụng, tên máy tính và một số thiết lập trên hệ thống khác bên phía tay trái như dưới đây:
2. Cách xem cấu hình máy tính bằng dxdiag
Lệnh dxdiag là một tiện ích có từ khá lâu trên Windows, mang đến rất nhiều thông tin hữu ích về cấu hình máy tính.
Để kiểm tra cấu hình máy tính bằng lệnh dxdiag bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nhấn tổ hợp các phím Windows + R để mở cửa sổ Run.
Bước 2: Nhập “dxdiag” vào hộp thoại Run rồi chọn Enter
Bước 3: Đọc cấu hình máy tính trên cửa sổ DirectX Diagnostic Tool vừa xuất hiện, thông tin về cấu hình máy tính sẽ được hiện ra tương đối trên cửa sổ. Trong tab System bạn sẽ nhìn thấy những thông tin cơ bản về máy như:
- Computer Name: Tên máy tính của bạn
- Operating System: Tên hệ điều hành đang chạy trên máy tính
- System Manufacturer: Tên nhà sản xuất máy tính
- BIOS: Phiên bản BIOS của máy
- Processor: Tên CPU
- Memory: Dung lượng bộ nhớ RAM
- Page file: Dung lượng Page file của máy
- DirectX Version: Phiên bản DirectX
Trong tab Display bạn sẽ nhìn thấy những thông số màn hình như tên nhà sản xuất, độ phân giải, driver màn hình, những thông số về âm thanh máy tính nằm trong tab Input và tab Sound là thông tin về chuột, bàn phím thiết bị của bạn.
3. Kiểm tra thông tin máy tính bằng lệnh msinfo32
Đối với Windows 8.1/10, trên bàn phím bạn nhấn các phím Windows + R, nhập “msinfo32” vào để xem toàn bộ thông tin máy tính, không chỉ có cấu hình máy mà còn có cả các thông tin về phần cứng, phần mềm cùng các thông tin thành phần khác trên máy.
Khi cửa sổ System Information hiện ra, bạn có thể xem rất nhiều thông số của hệ thống như: Tên hệ điều hành kèm phiên bản của Windows, tên hệ thống, tên nhà sản xuất máy tính, bộ vi xử lý, các thông số của RAM… Nếu muốn biết chi tiết về phần cứng, phần mềm hay các thành phần khác của máy, bạn có thể điều hướng trong menu bên trái.
4. Kiểm tra thông số phần cứng máy tính bằng Settings
Phương pháp kiểm tra cấu hình máy tính này sẽ hiển thị cho bạn các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống như phiên bản của Windows, bộ nhớ hoặc bộ xử lý. Bạn thực hiện cách này theo các thao tác sau:
Bước 1: Click vào Start > Chọn Settings > System.
Bước 2: Kéo xuống trên menu bên trái và chọn About.
Trong phần Device specification, bạn sẽ tìm thấy thông tin chi tiết về bộ vi xử lý, RAM, kiến trúc hệ thống, hỗ trợ bút và cảm ứng. Nếu bạn cần biết thêm thông tin chi tiết về phần mềm, hãy kiểm tra thông số kỹ thuật của Windows. Bạn có thể sử dụng nút Copy được đặt dưới mỗi phần để hỗ trợ lưu các chi tiết cho việc tham khảo hoặc kiểm tra trong tương lai.
5. Kiểm tra thông số máy tính bằng PowerShell
Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra cấu hình máy tính bằng PowerShell trên máy. Bạn hãy làm theo các bước sau để xem thông số kỹ thuật máy tính bằng PowerShell:
Bước 1: Trong thanh tìm kiếm menu Start, nhấn tìm kiếm powershell, sau đó chọn Run as administrator.
Bước 2: Nhập lệnh “Get-ComputerInfo” sau đó chọn Enter.
6. Kiểm tra cấu hình máy tính với Command Prompt
Sử dụng lệnh Command Prompt là một trong những cách nhanh nhất để kiểm tra cấu hình máy tính của bạn. Chỉ với 2 bước làm sau bạn đã có thể thực hiện được lệnh này:
Bước 1: Tìm kiếm Command prompt trong thanh menu Start trên màn hình, chọn Run as administrator.
Bước 2: Nhập “systeminfo” vào ô tìm kiếm và nhấn Enter.
Command Prompt sẽ hiển thị tất cả thông tin về phần mềm và phần cứng máy tính của bạn, chẳng hạn như Windows 10 và thông tin cập nhật, RAM, chi tiết mạng, v.v…
7. Kiểm tra thông số máy tính bằng Control Panel
Thông thường mọi người hay sử dụng Control Panel để thay đổi cài đặt hệ thống hoặc kiểm tra các ứng dụng đã cài đặt trên thiết bị. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng Control Panel để xem các thông số kỹ thuật của máy tính một cách nhanh chóng. Các bước thực hiện bao gồm:
Bước 1: Trong khung tìm kiếm của menu Start, bạn hãy tìm kiếm “control panel”.
Bước 2: Nhấp vào menu lựa chọn View by và chọn Large icons hoặc Small Icons.
Bước 3: Nhấn vào System và thao tác này sẽ mở ra một cửa sổ mới hiển thị các thông tin về thiết bị và thông số kỹ thuật máy tính của bạn.
8. Kiểm tra cấu hình máy tính bằng phần mềm CPU-Z
Ngoài các cách trên, chúng ta cũng có thể cài đặt phần mềm CPU-Z trên máy tính để kiểm tra thông số, thông tin phần cứng trên máy. Chương trình này sẽ cung cấp cho người dùng những thông tin cần thiết về toàn bộ cấu hình máy tính của bạn.
Sau khi cài đặt hoàn tất chương trình CPU-Z, bạn sẽ thấy giao diện CPU-Z xuất hiện với các thông số của máy tính bao gồm: CPU, Caches, SPD, Mainboard, Graphics, About và Bench. Mỗi một tab của CPU-Z sẽ cho chúng ta biết những thông tin chi tiết về cấu hình của máy.
8.1. Tab CPU:
Tab này cung cấp cho người sử dụng những thông tin chi tiết về CPU, trong đó các mục bạn nên quan tâm như:
Name: Tên chip xử lý, ví dụ: Core i3 320, Core 2 Duo E6700,..
Code name: Tên kiến trúc của CPU hay còn gọi là thế hệ của CPU, ví dụ: Wolfdale, Sandy Bridge, Ivy Bridge…
Packpage: Loại chân cắm CPU hay socket, đây là thông số rất quan trọng nếu bạn muốn nâng cấp CPU của mình.
Specification: Tên đầy đủ CPU trên máy của bạn.
Core Speed: Đây là xung nhịp của CPU, hay còn được gọi là tốc độ của CPU.
Level 2: Thông số về bộ nhớ đệm của máy, thông số này càng cao thì CPU càng ít bị gặp tình trạng nghẽn dữ liệu khi xử lý.
Cores và Threads: Đây là 2 chỉ số nhân và số luồng của CPU. Số này thường là số chẵn và thường được biết đến với cách gọi: CPU 2 nhân, CPU 4 nhân, CPU 6 nhân…
8.2. Tab Caches:
Phần này sẽ cho phép bạn kiểm tra bộ nhớ Cache hệ thống về dung lượng và cấp độ, thuộc tính, ngoài ra cho phép bạn kiểm tra bộ nhớ Cache của hệ thống về dung lượng và cấp độ, thuộc tính.
8.3. Tab Mainboard:
Tab này cung cấp cho bạn thông tin về Mainboard của laptop. Trong đó:
Manufacturer: Là tên nhà sản xuất của mainboard, ví dụ: Gigabyte, Asus, Foxconn, HP…
Model: là tên loại mainboard, thông tin này khá quan trọng trong trường hợp tìm kiếm driver mà không phải mở máy lên để xem trực tiếp. ví dụ: G41MDV, 82F2…
Chipset: Thông tin về chipset. Ví dụ: 945, G31, H61…
BIOS: Hiển thị thông tin về hãng sản xuất, phiên bản và ngày ra phiên bản hiện tại đang dùng của BIOS.
Graphic Interface: Hiện thông tin về khe cắm card đồ họa trên mainboard, phổ biến nhất hiện nay chỉ có 2 chuẩn đó là AGP và PCI-Express.
8.4. Tab Memory:
Tab này dùng để xem thông tin về bộ nhớ RAM. Những thông số của nó mà bạn cần quan tâm:
Type: Loại RAM hay đời RAM mà máy đang sử dụng, ví dụ: DDR, DDR2, DDR3…
Size: Tổng dung lượng bộ nhớ RAM đang sử dụng trên máy tính của bạn.
Channel: Số lượng RAM cắm trên thiết bị có thể là Single (một RAM) hoặc Dual (2 RAM) hoặc Triple (3 RAM).
DRAM Frequency: Là tốc độ chuẩn của RAM như RAM DDR, DDR2, DDR3, DDR4. Lúc này, bạn chỉ việc lấy thông số DRAM Frequency nhân với 2, kết quả sẽ ra tốc độ Bus của RAM.
8.5. Tab SPD:
Tab này cung cấp thông tin về số lượng khe cắm RAM và thông số của RAM.
Slot #: Đây là phần hiển thị số lượng khe cắm RAM, số slot nếu càng nhiều thì bạn càng có nhiều khe cắm. Thông thường sẽ là 2 hoặc 4 khe cắm, tương ứng với Slot #1 -> Slot #4. Mỗi khi số xuống chọn 1 slot, phần thông tin sẽ thay đổi tương ứng với thanh RAM đang cắm ở khe đó.
Module Size: Dung lượng bộ nhớ RAM ở khe cắm đang xem. Đơn vị là MB (1GB = 1024MB).
Max Bandwidth: Được hiểu là tốc độ băng thông tối đa, đây thực tế là thông số về bus RAM. Bạn đem nhân phần xung nhịp nằm trong dấu ngoặc đơn cho 2 sẽ ra Bus của RAM hiện tại.
Manufacturer: Tên hãng sản xuất của RAM.
8.6. Tab Graphics:
Tab này dùng để xem thông tin về card đồ họa của laptop. Bạn quan tâm các mục sau:
Display Device Selection: Nếu có nhiều card màn hình, mục này sẽ sáng lên và bạn chọn card tương ứng. Nếu chỉ có 1 card, mục này sẽ mờ đi.
Name: Tên của hãng sản xuất của chip đồ họa.
Size: Dung lượng của card đồ họa được đo băng đơn vị MB.
Type: Kiểu xử lý,nếu thông số này càng cao thì card màn hình của bạn càng cao cấp và xử lý đồ họa tốt hơn.
8.7. Tab Bench:
Kiểm tra tình hình sức khỏe của CPU khi chạy ở các chế độ khác nhau.
8.8. Tab About:
Cuối cùng, tab này là thông tin về phiên bản CPU-Z mà chúng ta đang sử dụng, tác giả, trang chủ của CPU-Z, hệ điều hành Windows bạn đang sử dụng, DirectX.
9. Một số cách khác để biết thông tin cấu hình của máy tính
1. Nhấn vào nút Start và sau đó nhập “system” vào trường tìm kiếm. Trong “Programs” bạn chọn System Information
2. Click vào “System summary” và bạn sẽ thấy các chi tiết liên quan đến hệ điều hành được cài đặt trên máy tính của mình, chi tiết về bộ xử lý, hệ thống đầu vào, đầu ra cơ bản và chi tiết RAM.
3. Nhấn đúp vào Components. Từ danh sách trước mặt, hãy chọn một thiết bị phần cứng của bạn. Bạn sẽ nhận được các thông tin chi tiết về tên của nó, tên của nhà sản xuất, vị trí của driver và các chi tiết khác.
4 . Nhấn vào nút Start, cuột phải vào Computer và sau đó nhấp vào Properties. Quá trình này sẽ hiển thị ra thông tin về loại và model laptop, hệ điều hành, thông số kỹ thuật RAM và model bộ xử lý.
5. Nếu bạn muốn tìm kiếm một số chi tiết cụ thể về thiết bị của mình, hãy đi tới System Information, nhập cụm từ tìm kiếm có liên quan vào trường “Find What field” rồi sau đó nhấp vào Find.
Mình vừa giới thiệu xong 9 cách đơn giản để kiểm tra cấu hình máy tính của bạn. Bạn hãy tham khảo và thực hiện để biết rõ thông tin về chiếc máy mình đang sử dụng nhé!