Chúng ta hẳn đã đều được nghe qua thuật ngữ “Hệ điều hành”. Tuy nhiên bạn có thật sự hiểu hệ điều hành là gì? Mặc dù hệ điều hành là thứ rất quen thuộc đối với chúng ta nhưng để hiểu rõ về nó thì bạn hãy đọc bài viết sau đây. HapoDigital sẽ giới thiệu cụ thể cho bạn khái niệm hệ điều hành là gì? Hệ điều hành có chức năng như thế nào và phân loại chúng ra sao và các hệ điều hành phổ biến hiện nay. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé!
Hệ điều hành là gì?
Khái niệm hệ điều hành
Hệ điều hành (Operating Systems, viết tắt là OS) là phần mềm để điều hành, cho phép người dùng chạy các ứng dụng khác trên các thiết bị điện tử như máy tính và điện thoại. Hệ điều hành còn có nhiệm vụ quản lý tất cả tài nguyên phần cứng, phần mềm trên máy như:
- Các thiết bị đầu vào như chuột, mà hình cảm ứng, bàn phím, camera, micro
- Các thiết bị đầu ra như màn hình, máy in và loa, máy scan
- Các thiết bị mạng như modem, router, ăng-ten, thẻ SIM
- Các thiết bị lưu trữ như ổ cứng, ổ SSD, USB, bộ nhớ flash
Chức năng của hệ điều hành
– Tổ chức, quản lý giao tiếp giữa người dùng và hệ thống
– Cung cấp tài nguyên cho các chương trình và cho phép các chương trình đó thực hiện
– Tổ chức lưu trữ các thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp công cụ để tìm kiếm và truy cập thông tin
– Hỗ trợ và kiểm tra bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi để khai thác chúng một cách hiệu quả, thuận tiện nhất
– Cung cấp cho người sử dụng một giao diện tiện ích để sử dụng hệ thống máy tính
– Cung cấp tài nguyên chia sẻ hiệu quả, công bằng giữa người sử dụng và hệ thống
Hệ điều hành máy tính
Hệ điều hành thường sẽ được tải sẵn trên bất kỳ máy tính nào bạn mua. Hầu hết mọi người đều sử dụng hệ điều hành đi kèm với máy tính của họ, nhưng họ cũng có thể nâng cấp hoặc thậm chí thay đổi hệ điều hành. Ba hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay cho máy tính cá nhân là Microsoft Windows, macOS và Linux.
Hệ điều hành hiện đại sử dụng GUI – giao diện người dùng đồ họa. GUI cho phép bạn sử dụng con chuột để nhấp vào các biểu tượng, nút, menu và mọi thứ được hiển thị rõ ràng trên màn hình, bên cạnh đó sử dụng kết hợp đồ họa và văn bản.
GUI của mỗi hệ điều hành lại có giao diện khác nhau, vì vậy nếu bạn chuyển sang dùng một hệ điều hành khác, thoạt đầu có vẻ sẽ không quen thuộc. Tuy nhiên, các hệ điều hành hiện đại đều được thiết kế để dễ sử dụng và hầu hết các nguyên tắc cơ bản đều không khác nhau nhiều.
Hệ điều hành thiết bị di động
Là hệ điều hành được thiết kế dành cho những thiết bị như: Điện thoại di động, máy tính bảng,… Hệ điều hành này được thiết kế với nhu cầu giải trí, liên lạc,… nên không mang nhiều những tính năng như hệ điều hành dành cho máy tính.
Phân loại hệ điều hành
Có 3 loại hệ điều hành chính:
a. Hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng
– Các chương trình trên hệ điều hành được thực hiện lần lượt và khi làm việc chỉ cho phép một người đăng nhập vào hệ thống sử dụng.
– Hệ điều hành không đòi hỏi bộ vi xử lí cao. Ví dụ: Hệ điều hành MS DOS…
b. Hệ điều hành đa nhiệm một người dùng:
Hệ điều hành loại này thì chỉ cho phép một người được đăng kí vào hệ thống nhưng có thể kích hoạt được cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình
– Hệ điều hành này khá phức tạp và đòi hỏi máy phải có bộ vi xử lí đủ mạnh. Ví dụ: Hệ điều hành Windows 95
c. Hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng:
– Cho phép nhiều người dùng được đăng kí vào hệ thống. Người dùng có thể cho hệ thống thực hiện 1 lúc đồng thời nhiều chương trình
– Hệ điều hành này rất phức tạp, đòi hỏi máy phải có bộ vi xử lí mạnh mẽ, có bộ nhớ trong lớn và thiết bị ngoại vi phong phú. Ví dụ: Windows 2000 Server
Thành phần của hệ điều hành
Lõi (Kernel)
Lõi của hệ điều hành cung cấp mức độ kiểm soát những tính năng cơ bản nhất của tất cả các thiết bị phần cứng trên máy. Vai trò chính của lõi là truy cập vào bộ nhớ để đọc và ghi dữ liệu trong đó, xử lý các lệnh thực thi, xác định cách thức nhận và gửi dữ liệu của các thiết bị như màn hình, chuột và bàn phím, xác định cách diễn giải dữ liệu nhận được từ mạng.
Giao diện người dùng (UI)
Đây là thành phần tương tác với người dùng, được tiến hành qua màn hình thiết bị và các biểu tượng đồ họa hoặc qua cửa sổ lệnh. UI gồm có hai loại là Giao diện dòng lệnh (Command Line Interface – CLI): nơi người dùng giao tiếp với hệ thống bằng các câu lệnh. Loại còn lại của UI là Giao diện người dùng đồ họa (GUI): là thứ mà đa số chúng ta đang dùng hàng ngày.
GUI trực quan hơn rất nhiều khi cho phép người sử dụng tương tác với hệ thống qua các biểu tượng trên màn hình bằng các thiết bị đầu vào như chuột, bàn phím hoặc màn hình cảm ứng.
Giao diện lập trình ứng dụng (API)
Thành phần này cho phép các nhà phát triển viết các code dạng module. API đóng vai trò quyết định đến cách hệ thống hoặc các thành phần khác có thể sử dụng một ứng dụng nhất định hay không.
Các hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay
Hệ điều hành dành cho máy tính
Hệ điều hành Windows
Đây là hệ điều hành không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Windows được phát hành đầu tiên vào năm 1980 bởi Microsoft, trải qua rất nhiều phiên bản cho đến nay mà gần đây nhất là Windows 10 (ra mắt vào 2015) được cài đặt sẵn trên hầu hết các máy tính. Windows trở thành hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại. Có nhiều phiên bản Windows khác nhau, nhưng những phiên bản nổi bật nhất phải kể đến đó là Windows XP (phát hành năm 2001), Windows 7 (2009), Windows 8 (2012), Windows 10(2015),.. Windows được cài sẵn trên hầu hết các máy tính mới, biến nó trở thành hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới.
Ưu điểm: Phổ biến và có tính tương thích cao. Thân thiện, dễ sử dụng, có tính ổn định cao và đầy đủ tính năng để phục vụ cho công việc cũng như giải trí.
Nhược điểm: Là đối tượng của nhiều hacker, không được miễn phí, bạn cần phải mua bản quyền để sử dụng.
Hệ điều hành macOS
MacOS là một hệ điều hành độc quyền được phát hành và phân phối bởi Apple. Trước khi có tên là macOS thì hệ điều hành này đã trải qua nhiều cái tên như Mac OS X hay OS X.
Ưu điểm: Giao diện đẹp, hoạt động mượt mà, bảo mật cao và được cài sẵn trên những máy tính của Apple bán ra và không tốn phí.
Nhược điểm: Vì số người sử dụng macOS còn khiêm tốn nên có nhiều phần mềm chưa được phát hành cho hệ điều hành này.
Hệ điều hành Linux
Linux là một hệ điều hành mở, có nghĩa là bạn có thể sửa đổi hay làm bất cứ điều gì trên hệ điều hành này. Đây là hệ điều hành miễn phí và không cần phải mua bản quyền để sử dụng.
Ưu điểm: Miễn phí, bạn có thể thay đổi hay thậm chí là phân phối nó.
Nhược điểm: Rất ít người sử dụng, tính bảo mật của nó không cao, giao diện có phần cổ điển.
Hệ điều hành dành cho các thiết bị di động
Hệ điều hành Android
Android được phát triển bởi công ty Android Inc và được Google mua lại vào năm 2005, Android là hệ điều hành thiết bị di động có số người được sử dụng đông đảo nhất trên thế giới (chiếm 87,7% thị phần) năm 2017. Android là hệ điều hành có mã nguồn mở dựa trên nền tảng công nghệ Linux do chính Google phát hành được thiết kế dành cho các nhà phát triển mạng, lập trình viên có thể tiếp cận nhanh chóng và điều chỉnh tự do trong mã nguồn mở đó.
Ưu điểm: Vì sử dụng mã nguồn mở nên hầu hết các thiết bị di động sử dụng Android đều sở hữu kho ứng dụng khổng lồ, khả năng tùy biến cao, dễ dàng sử dụng, giao diện đẹp mắt thân thiện với người dùng.
Nhược điểm: Dễ bị lây nhiễm các phần mềm độc hại, về tính bảo mật có thể không tốt bằng iOS.
Hệ điều hành iOS
iOS là hệ điều hành được phân phối độc quyền trên các thiết bị di động của hãng Apple. Được cho ra mắt vào năm 2007, iOS đã tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ phần mềm. Hê jđiều hành này được đánh giá khá cao về tính năng cũng như về độ ổn định của nó.
Ưu điểm: Nền tảng ổn định, tính bảo mật cao, khả năng tối ưu phần mềm rất tốt, hiệu năng ổn định mà không cần đòi hỏi nhiều về cấu hình.
Nhược điểm: Hệ điều hành này chỉ được sử dụng duy nhất cho các dòng điện thoại của Apple và không thể sử dụng trên các điện thoại khác, kho ứng dụng ít hơn so với hệ điều hành Android.
Hệ điều hành Windows Phone
Windows Phone là hệ điều hành của Microsoft và Nokia dành cho điện thoai jdi động, kế tục nền tảng Windows Mobile, mặc dù chúng không giống nhau. Tuy nhiên khác với Windows Mobile, Windows Phone tập trung cho sự phát triển của Marketplace – nơi mà các nhà phát triển có thể cung cấp sản phẩm tới người dùng.
Câu hỏi hệ điều hành là gì mà bạn đặt ra cho Hapo bây giờ đã được giải đáp. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết này và hãy theo dõi chúng tôi để tham khảo nhiều bài viết hơn nhé!